{title}
{publish}
{head}
Năm nay, Nguyễn Hồng Long (sinh năm 2002), sinh viên lớp Kỹ thuật xây dựng K12, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đón xuân mới vui tươi hơn. Trước tết Nguyên đán, Long vinh dự được Quỹ Y tế - Giáo dục - Văn hóa VNHELP trao tặng học bổng Nguyễn Trường Tộ. Đây là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của nam sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Nguyễn Hồng Long hạnh phúc khi nhận được học bổng Nguyễn Trường Tộ -Ảnh: T.L
Trao đổi với chúng tôi, Long cho biết, em quyết định dành số tiền học bổng vừa nhận cộng với khoản tiết kiệm từ việc đi làm thêm để lo cho mẹ có một cái tết đầm ấm, yên vui hơn. Trước kia, vì hoàn cảnh khó khăn, gia đình Long hiếm khi có một cái tết đúng nghĩa. Ba mất sớm, một mình mẹ Long phải lo cho 4 người con. Cái ăn, cái mặc còn thiếu nên niềm vui ngày tết của anh em Long cũng không trọn vẹn. Những mùa tết qua, điều mà anh em Long nguyện ước đầu năm chỉ đơn giản là mong bệnh tim của mẹ không diễn biến nặng.
Cũng vì cảnh khó mà Long và người chị song sinh phải rời xa gia đình từ năm 6 tuổi. Hai chị em được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh và Bảo trợ xã hội tỉnh. Đến giờ, em vẫn nhớ như in giọt nước mắt của mẹ và anh trai trong giây phút chia tay. Những ngày đầu, dù được chăm sóc chu đáo nhưng đêm nào chị em Long cũng khóc vì nhớ nhà. Thế nhưng, cả Long và chị đều không trách mẹ, bởi 2 chị em đều biết, đây là quyết định vô cùng khó khăn đối với mẹ mình. Chỉ khi rời xa gia đình như thế này, Long và chị gái mới có điều kiện học hành đến nơi đến chốn.
“Trong 12 năm ở trung tâm, mỗi năm, em cùng chị gái chỉ về nhà ít ngày, vào dịp hè và tết. Chúng em mỗi ngày một lớn nhưng gia đình thì vẫn không khấm khá lên chút nào”, Long chia sẻ. Biết mình chỉ có thể dựa vào con chữ để đứng dậy, Long và chị gái đều nỗ lực học tập. Cả hai đặt mục tiêu bước vào đại học để sau này có cuộc sống tốt đẹp hơn, đỡ đần cho gia đình. Thế nhưng, vào cái ngày ước mơ ấy trở thành hiện thực, niềm vui trong lòng chị em Long lại không trọn vẹn. Thời điểm ấy, cả hai đều biết mẹ và anh trai không đủ sức để lo cho mình nhập học. Trong lúc đang tính đến phương án bảo lưu kết quả thì học bổng Tiếp sức đến trường đã cho Long và chị gái cơ hội. Nhờ khoản tiền từ suất học bổng mà Long trang trải được những chi phí ban đầu để bước chân vào Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, còn chị gái vào Đại học Kinh tế Huế.
Sự tiếp sức quý giá ấy nhân lên quyết tâm trong Long. Sớm vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ngày đầu, em lao vào học tập, tích lũy, trau dồi kiến thức, kỹ năng. Đối với Long, mỗi ngày được đến với giảng đường là một cơ hội quý giá. Em dần quen với những đêm thức khuya “cày” bài; cái nắng bỏng rát trong những giờ thực tập, thực tế hay bữa cơm đạm bạc...
Niềm vui lớn nhất đối với Long là nỗ lực của bản thân sớm được ghi nhận, đền đáp. Long là một trong những sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện thuộc tốp đầu của Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Em từng nhiều lần được nhà trường giới thiệu, đề cử để nhận những suất học bổng, giải thưởng có giá trị.
Hiện nay, Long cùng các bạn đang chạy nước rút cho chặng đường cuối của thời sinh viên. Dẫu bận rộn với bài vở nhưng em vẫn dành thời gian cho công việc làm thêm. 4 năm nay, những buổi làm thêm ở quán cà phê, nhà hàng chính là lối mở để em có thể duy trì việc học. Không những thế, số tiền làm thêm tiết kiệm được cùng những suất học bổng còn giúp Long có thể hỗ trợ thêm cho gia đình.
“Hiện tại, nhà em vẫn đang thuộc diện hộ nghèo. Bệnh tim của mẹ thì ngày một nặng thêm. Em mong sau khi ra trường sẽ tìm được một công việc ổn định để có cơ hội góp sức nhiều hơn, giúp gia đình vượt qua khó khăn”, Long nói.
Tây Long
QTO - Người dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông dành nhiều tình cảm yêu mến đối với Trung tá Nguyễn Văn Hải, Trưởng Công an thị trấn. Bởi anh không chỉ...
QTO - Vượt qua nhiều dự án ấn tượng của những bạn trẻ đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, sản phẩm do NGUYỄN MINH ĐÌNH THIÊN và NGUYỄN THỊ HOÀI AN,...
QTO - Năm nay, mùa xuân dường như đến sớm hơn đối với các em: Trần Lê Thanh Trúc, Hoàng Minh Khôi và Hồ Thị Thúy Kiều. Sau nhiều nỗ lực, các em đã có những...
QTO - Nhiều năm sau này, mảnh đất Cam Lộ vẫn không ngừng thôi thúc tôi, cứ có dịp là tôi trở về ngồi bên sông Hiếu để nghe dòng sông kể chuyện về vùng đất...
QTO - Chúng ta từng ca ngợi đại thắng mùa Xuân 1975 như một chiến công hiển hách nhất trong thế kỷ 20, nhưng phải đến tháng 4/1976, với quốc dân đồng bào...
QTO - Không hiểu vì sao mà tên chợ, đi từ Bắc vào Nam, tôi thường thấy phần lớn chỉ có một chữ, ví như chợ Cầu, chợ Bầu, chợ Bạn, chợ Rồng, chợ Sàng, chợ...
QTO - Ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, có một vùng đất mang tên Vĩnh Linh. Dân Quảng Trị đã đem cả một “miền đất lửa” vào đây từ hơn 50 năm trước. Ở đây,...
QTO - Là “bức bình phong” chở che dân làng trước thiên tai khắc nghiệt, tạo không gian và cảnh quan xanh mát, nên bao đời nay, những cánh rừng phi lao ven...
QTO - Ở nơi nào đó trên xứ sở Hàn Quốc, chắc có những người mẹ hằng đau đáu đứt ruột về những đứa con của mình đã chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Chết...
QTO - Về bất cứ làng quê nào, ta cũng dễ dàng thấy ngay hình con rồng trên các mái ngói đình chùa miếu mạo, trong các họa tiết trang trí chạm khắc. Rồng...
QTO - Ngày 7/1/2024, Trần Thị Kiều Anh (sinh năm 2002), quê ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, vinh dự là 1 trong 96 cá nhân được Trung ương Hội Sinh viên...
QTO - Người Việt có mặt trên đất Thái Lan cách đây khoảng 200 năm, từ thời nhà Nguyễn bắt đầu có người Việt di cư sang xứ sở “chùa vàng” sinh sống. Người...