Cập nhật:  GMT+7

Có một “miền đất lửa” ở Khánh Hòa

Ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, có một vùng đất mang tên Vĩnh Linh. Dân Quảng Trị đã đem cả một “miền đất lửa” vào đây từ hơn 50 năm trước. Ở đây, người Quảng Trị đã qua 3 đời rồi nhưng lũ trẻ con lên 5, lên 6 ngày nay vẫn nói đúng chuẩn giọng của “Vĩ tuyến 17”, không sai một âm tiết nào. Có cảm giác như những âm tiết nằng nặng ấy đã là một phần máu thịt, mang tính trao truyền của người Quảng Trị ở vùng đất cát này.

Có một “miền đất lửa” ở Khánh Hòa

Một ngôi nhà của người dân ở Cam Lâm -Ảnh: Trần Đăng

Từ “mùa hè đỏ lửa”

“Không ai muốn rời quê cha đất tổ cả. Nghèo khó có thể rau cháo qua ngày nhưng chiến tranh thì không thể trụ bám để đội bom đạn mãi được”, ông Phan Văn Phú (73 tuổi), Trưởng thôn Cửa Tùng nói lý do để ông cùng hàng ngàn gia đình quê Quảng Trị có mặt tại vùng cát trắng bời bời này.

Ký ức về một “mùa hè đỏ lửa” năm 1972 tại Quảng Trị chừng như luôn cựa quậy trong mỗi người dân ở Cam An Bắc. Bà Cao Thị Liên (73 tuổi) nhớ lại: “Tui một nách 4 con dại, cứ bám theo đoàn người chạy phía trước mà theo họ thôi. Gặp phương tiện gì thì xin đi nhờ phương tiện ấy, có lúc phải chạy bộ, trên đầu máy bay gầm rít, dưới đất thì đạn nổ tứ phía.

Ngược chiều chúng tôi là đủ các sắc áo lính của Việt Nam cộng hòa từ phía Huế đi ra Quảng Trị. Đến Đà Nẵng, “kiểm đếm” lại thấy cả 4 đứa con đều đủ cả. Hú vía! Chưa kịp mừng vì cả nhà không bị sao thì phải đối mặt ngay với câu hỏi: “Chừ đi mô để sống tiếp đây?”. Và rồi đoàn người dáo dác đi về phương Nam ấy đã có bến đỗ ở đất Cam Lâm này.

“Ngó rứa mà hơn nửa thế kỷ rồi đó chú tề”. Bà Liên kết câu chuyện di tản bằng một phép tính... ngót 52 lốc lịch kể từ “mùa hè đỏ lửa” năm nảo, năm nào.

Lớp người trên 70 tuổi như bà Liên, ông Phú - một thế hệ ám ảnh khôn nguôi về sự tàn khốc của chiến tranh vùng Vĩ tuyến 17 - hiện không còn mấy người ở Cam An Bắc. Nhưng điều rất ngạc nhiên là lớp con cháu của họ, những người sinh ra và lớn lên ở vùng đất mới này, không hề biết đến đạn bom nhưng mỗi khi nhắc đến Quảng Trị, nhắc đến cuộc thiên di ngàn dặm vào đây, tất cả đều đồng thanh: “Hồi mùa hè đỏ lửa đó tề”.

Khai phá vùng cát trắng

Phía Tây Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Hòa vào những năm 70 của thế kỷ trước là một vùng hoang hóa, rừng thưa, đất cằn cỗi nên hầu như không có dân địa phương. Hai cha cố ở giáo xứ Vĩnh Bình và Vĩnh An ngoài Quảng Trị đã dẫn theo hàng ngàn con chiên di tản và chọn nơi đây làm chốn dung thân. Ở xã Cam An Bắc này có ngôi chợ tên là Vĩnh Linh phục vụ cho cả 4 thôn toàn là dân Quảng Trị. Tôi vờ giả giọng Quảng Trị, hai ba chị bán hàng ở rìa chợ đã đon đả: “Ua chầu, đồng hương mà lâu ni không chộ tề. Mua hàng mới về đây eng”. Tôi cười phá lên, rồi liền chuyển sang giọng trong Nam. Nghe tôi nói giọng trong này, cả ba bốn chị lại đồng thanh đổi giọng ngay, những mô, rứa, tề, eng... lập tức biến mất.

Ông Trưởng thôn Phan Văn Phú giảng giải: “Xã này có 5 thôn nhưng có đến 4 thôn mang địa danh Quảng Trị: Thủy Ba, Hiền Lương, Triệu Hải, Cửa Tùng, duy nhất thôn còn lại mang tên Tân An. Vì “bứng cả cụm” từ Quảng Trị vô nên trừ những người lớn tuổi đã định hình giọng nói nặng trịch như tôi, tất cả bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở đây đều nói được “hai thứ tiếng”: ở nhà thì chúng nói giọng Quảng Trị, ra đường thì chúng nói giọng Khánh Hòa”. Hèn chi vừa bước chân vô chợ Vĩnh Linh, những người buôn bán ở chợ, tùy theo giọng nói của khách sẽ nói giọng tương thích. Nếu ai đó không hiểu biết về lịch sử vùng này, sẽ dễ lầm tưởng mình đang đi trên đất Vĩnh Linh tận ngoài Vĩ tuyến 17 vậy.

Ông Chinh Văn Khánh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Cam An Bắc nói rằng, lúc dân Quảng Trị vô đây, mỗi gia đình được chia 1.500 m2 đất ở. Chính quyền thời ấy làm công việc san ủi và phân lô theo hình bàn cờ nên xóm làng mới có đường ngay ngõ thẳng. Đó là nói 4 thôn mang địa danh ngoài Quảng Trị, còn thôn Tân An thì mới thành lập sau năm 1975 nên đa phần là dân từ khắp nơi trong huyện Cam Ranh đến lập nghiệp. Ông Trưởng thôn Phan Văn Phú bổ sung thêm: “Ngoài ra, chính quyền thời ấy còn chia cho mỗi gia đình 1.800 m2 để trồng mì (sắn). Lúc mới vô, chưa biết làm gì để sống qua ngày, lại ở trên vùng đất cằn cỗi, không có đất canh tác cây lúa nước, chính quyền địa phương phát gạo cho dân ăn nguyên một năm trước khi cây mì cho củ. Làm quần quật đủ nghề chứ từng ấy đất trồng mì sao sống được. Vậy nhưng đâu yên. Vì đây là vùng giáp ranh, phía dưới là căn cứ quân sự Cam Ranh của Mỹ, còn qua khỏi núi Tà Lua phía trên là căn cứ địa của quân giải phóng. Suốt ngày đì đùng. Tránh bom pháo ở Quảng Trị lại gặp súng đạn ở Cam Ranh. May mà chiến tranh kết thúc sau đó vài năm, nếu không thì cũng không biết dân Quảng Trị ở vùng này chạy đến đâu cho hết cảnh súng đạn”.

Nghĩa tình vùng đất mới

Đã hơn nửa thế kỷ những người Quảng Trị vô định cư tại Cam Lâm. Ngoài việc lớp con cháu sinh ra và lớn lên tại đây vẫn còn giữ nguyên giọng nói của ông bà, người Quảng Trị còn mang cả phong tục, tập quán của vùng đất “gió Lào cát trắng” vào đây. Phó Chủ tịch UBND xã Cam An Bắc Đặng Ngọc Thế nói rằng, các gia đình ở đây vẫn còn nghèo lắm nhưng chuyện cưu mang, đùm bọc nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn thì “trên mức tuyệt vời”.

Có một “miền đất lửa” ở Khánh Hòa

Đường vào thôn Cửa Tùng-Ảnh: TRẦN ĐĂNG

Ông dẫn chứng nhiều hoàn cảnh thương tâm, như ở thôn Cửa Tùng, có gia đình cả 4-5 thành viên đều bị bệnh tâm thần nhưng vẫn được cả xóm cưu mang như chính người thân ruột thịt của mình. Đích thân Trưởng thôn Phan Văn Phú đứng ra vận động, quyên góp để giúp những cảnh đời bất hạnh. “Bám vào mấy sào đất cát trồng mì, trồng mía may ra đủ mua gạo chứ đổi đời là không thể. Vì vậy, hầu như gia đình Quảng Trị nào cũng căn dặn con mình ngay từ lúc lọt lòng là muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, không có con đường nào khác là phải học hành đến nơi đến chốn. Chính các cháu được đi học và thành đạt hiện ở khắp nơi trong nước là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương”, ông Phú khoe với khách.

“Vật chất có thể còn thiếu nhiều thứ, không thể bằng người ta nhưng ở làng quê này luôn đầy ắp nghĩa tình. Người Quảng Trị tui là “rứa đó”- bà vợ ông trưởng thôn bỗng nhấn mạnh ở hai chữ cuối cùng, nghe đến là thương.

Trần Đăng

Tin liên quan:
  • Có một “miền đất lửa” ở Khánh Hòa
    Xuân Long, vùng đất lửa một thời

    Xuân Long là miền đất được nhiều người biết đến của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Mảnh đất này gắn liền với câu chuyện của lịch sử và những tên gọi được cả nhân loại nhớ đến như sông Bến Hải, Vĩ tuyến 17 với nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc. Từ buổi đầu của cách mạng, trong gian khổ, hy sinh mất mát, người dân Xuân Long một lòng đi theo cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhân dân Xuân Long đã đồng lòng, đồng sức để xây dựng hương thôn ngày thêm đổi mới.

  • Có một “miền đất lửa” ở Khánh Hòa
    Lưu giữ kỷ vật chiến tranh nơi miền “đất lửa”

    Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh nở rộ phong trào sưu tầm các kỷ vật thời chiến. Song, nói về sự kỳ công cũng như số lượng các kỷ vật được sưu tầm thì phải nhắc đến 2 người đàn ông nơi miền “đất lửa” này. Họ đã dày công sưu tầm hàng nghìn kỷ vật chiến tranh trong suốt hàng chục năm trời để trưng bày với mong muốn tôn vinh giá trị lịch sử của dân tộc và lan tỏa thông điệp hòa bình đến với bạn bè muôn phương.


Trần Đăng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế

Nỗ lực cải cách thể chế của ngành y tế
2024-11-02 06:05:00

QTO - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận...

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con

Mẹ bệnh tật gắng gượng nuôi con
2024-11-02 05:55:00

QTO - Dù mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung và suy tim bẩm sinh nhưng nhiều năm qua, một mình chị Lê Thị Thừa (51 tuổi), ở thôn Kinh Duy, xã Hải...

Dân làng biển giữ rừng phi lao

Dân làng biển giữ rừng phi lao
2024-02-12 06:40:00

QTO - Là “bức bình phong” chở che dân làng trước thiên tai khắc nghiệt, tạo không gian và cảnh quan xanh mát, nên bao đời nay, những cánh rừng phi lao ven...

Chuyện ngôi mộ của niềm hóa giải

Chuyện ngôi mộ của niềm hóa giải
2024-02-12 06:25:00

QTO - Ở nơi nào đó trên xứ sở Hàn Quốc, chắc có những người mẹ hằng đau đáu đứt ruột về những đứa con của mình đã chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Chết...

Rong ruổi làng quê nghe chuyện rồng

Rong ruổi làng quê nghe chuyện rồng
2024-02-12 06:10:00

QTO - Về bất cứ làng quê nào, ta cũng dễ dàng thấy ngay hình con rồng trên các mái ngói đình chùa miếu mạo, trong các họa tiết trang trí chạm khắc. Rồng...

Lấp lánh “Ngôi sao Tháng Giêng”

Lấp lánh “Ngôi sao Tháng Giêng”
2024-02-11 06:31:00

QTO - Ngày 7/1/2024, Trần Thị Kiều Anh (sinh năm 2002), quê ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, vinh dự là 1 trong 96 cá nhân được Trung ương Hội Sinh viên...

Người Việt trên đất Thái

Người Việt trên đất Thái
2024-02-11 06:20:00

QTO - Người Việt có mặt trên đất Thái Lan cách đây khoảng 200 năm, từ thời nhà Nguyễn bắt đầu có người Việt di cư sang xứ sở “chùa vàng” sinh sống. Người...

Nghĩ cạnh dòng sông Thạch Hãn

Nghĩ cạnh dòng sông Thạch Hãn
2024-02-11 06:00:00

QTO - Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng? Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông... Trong một lần chuyện trò với người bạn đến từ miền cực Bắc của Tổ quốc...

Xông đất ngày tết cổ truyền

Xông đất ngày tết cổ truyền
2024-02-10 06:35:00

QTO - Xông đất (hay còn gọi là đạp đất) là phong tục đã có từ lâu đời của người Việt. Người xưa quan niệm rằng, sau thời khắc giao thừa, người đầu tiên đến...

Nhớ Tết ở đảo tiền tiêu

Nhớ Tết ở đảo tiền tiêu
2024-02-10 06:30:00

QTO - Ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thân - 2004, cán bộ và các lực lượng công an, quân đội của huyện đảo Cồn Cỏ chuẩn bị bữa cơm tất niên sớm để tiễn chân...

Những đoàn tàu chở mùa xuân sum họp

Những đoàn tàu chở mùa xuân sum họp
2024-02-09 08:26:00

QTO - Dịp Tết là mùa cao điểm của những nhân viên lái tàu. Cùng với những chuyến tàu ngược xuôi Bắc - Nam để kịp đưa người dân về quê đón Tết với gia đình...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết