Cập nhật:  GMT+7

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ

Ngày 10/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ - Ảnh: P.V.T

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm ít nhất 684 ha để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Đồng thời thực hiện bê tông hóa 1,59 km kênh mương đất nội đồng để phục vụ sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên. Giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm ít nhất 1.000 ha để có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ vào năm 2030.

Phạm vi thực hiện trên diện tích đã được rà soát, quy hoạch để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ thuộc địa bàn các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 179,7 tỉ đồng; trong đó kinh phí trung ương và tỉnh trên 74,8 tỉ đồng, kinh phí huyện gần 12,9 tỉ đồng, kinh phí doanh nghiệp và Nhân dân đối ứng trên 92,06 tỉ đồng.

Đề án cũng xác định rõ nội dung và các nhóm giải pháp thực hiện, bao gồm việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác trong đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ; quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng đồng ruộng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ cùng các giải pháp về đầu tư, thực hiện hiệu quả các chính sách của trung ương và địa phương.

Thông qua đề án, các địa phương tập trung chỉnh trang đồng ruộng, hình thành các cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân ít nhất từ 1,2 - 1,5 lần so với sản xuất truyền thống.

Mặt khác, việc thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, hướng tới mở rộng diện tích không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người mà còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời sẽ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững.

Được biết, tính đến cuối năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên diện tích chứng nhận mới chỉ đạt 316,7 ha (đạt 31,7% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra); diện tích gieo trồng lúa hữu cơ chưa được chứng nhận 264,77 ha; diện tích gieo trồng theo hướng hữu cơ 724,53 ha.

Do vậy, cần tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt của đề án nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp mở rộng diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ trong thời gian đến.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ
    Hiệu quả liên kết sản xuất lúa hữu cơ

    Để bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh thái, tạo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe con người, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung đang chuyển dần sang sản xuất theo phương thức canh tác hữu cơ. Đây là hướng sản xuất không mới vì trước đây nông dân đã thực hiện nhưng hiện nay quay trở lại sau hàng chục năm sử dụng phương pháp canh tác vô cơ và chịu tác hại của nó. Tuy nhiên, sự trở lại bây giờ là có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng một nền sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Sản xuất hữu cơ hiện nay trên địa bàn tỉnh được áp dụng trên nhiều loại cây, con với các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả.

  • Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ
    Vĩnh Linh: Phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất lúa liên kết lên khoảng 400 ha ...

    Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn, thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã đẩy mạnh hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp và người dân thực hiện các dự án sản xuất lúa liên kết, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và hình thành các vùng nguyên liệu lúa trên địa bàn.

  • Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ
    Cam Lộ: Sẽ mở rộng thêm khoảng hơn 100 ha lúa hữu cơ

    Cam Lộ có diện tích lúa bình quân mỗi vụ khoảng 1.700 ha. Những năm qua, việc liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên luôn được huyện quan tâm. Tuy nhiên diện tích vẫn còn ít, toàn huyện mới có 60 ha liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long