{title}
{publish}
{head}
Triển vọng kinh tế tích cực của Ấn Độ đang củng cố lợi thế cho Thủ tướng Narendra Modi trước cuộc bầu cử sắp tới.
Tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng của Ấn Độ đang tạo ra lợi thế không nhỏ cho Thủ tướng Narendra Modi trước chiến dịch tái tranh cử sắp tới, dù một số chuyên gia cảnh báo tình hình thực tế không hẳn đã thuận lợi như những con số được ghi nhận.
Các nhà kinh tế đã sửng sốt khi chứng kiến mức tăng đột biến 8,4% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia Nam Á trong quý 4/2023, vượt xa dự báo ban đầu ở mức 7%.
Ông Modi sắp bước vào cuộc bầu cử quan trọng. Ảnh: Nikkei Asia
Tăng tưởng GDP là một phần trong hàng loạt các báo cáo tích cực về nền kinh tế Ấn Độ. Trong một báo cáo vào hôm thứ Năm tuần trước, Moody’s Ratings kỳ vọng Ấn Độ sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong số các siêu cường của G20, với mức tăng trưởng GDP thực tế dự đoán sẽ đạt khoảng 8% khi năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024, tăng từ mức 7% trong năm ngoái. Chính phủ nước này đã dự báo về tốc độ tăng trưởng 7,6% cho cả năm tài chính.
Trước đó, công ty Jefferies đã dự đoán Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027. Công ty này cũng cho biết trong một thập kỷ qua, kể từ khi ông Modi lên nắm quyền, Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 7% tính theo đồng USD, nhảy từ vị trí thứ 8 lên thứ 5 thế giới, với quy mô GDP vào khoảng 3,6 nghìn tỷ USD. Trong 4 năm tới, Jefferies cho biết GDP của Ấn Độ có thể cán mốc 5.000 nghìn tỷ USD nhờ lợi thế nhân khẩu học cũng như đổi mới sức mạnh thể chế và cải thiện quản trị.
Tất cả những điều này đều là tín hiệu tích cực đối với Thủ tướng Modi và Đảng Bharatiya Janata (BJP) trước cuộc bầu cử quan trọng từ tháng 4 sắp tới. Hầu hết các nhà phân tích đều cho thấy đại đa phần trong tổng số 960 triệu cử tri của Ấn Độ đang bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Modi.
R. Bhanumurthy, Giáo sư của Trường Kinh doanh và Kinh tế của Trường Đại học Ambedkar cho biết quỹ đạo tăng trưởng của Ấn Độ có liên quan đến các chính sách mà chính phủ nước này đã thực hiện trong hai thập kỷ qua.
“Tôi có thể chắc chắn rằng các chính sách và cải cách gần đây của chính phủ ông Modi đã phát huy tác dụng. Nhưng, theo quan điểm của tôi, những bước tiến về kinh tế mà Ấn Độ đạt được còn là do nỗ lực trong hai thập kỷ của các chính phủ trước” – Ông trả lời phỏng vấn của tờ Nikkei Asia.
Ông nói thêm: “Dù là thực hiện cải cách thuế hay thị trường vĩ mô, thoái vốn đầu tư, cải cách chính sách tài khóa, tất cả những điều này đều đã diễn ra trong nhiều năm. Tôi nghĩ bạn cần ghi nhận công lao của những chính phủ tiền nhiệm”.
Theo nhiều chuyên gia, Ấn Độ đang nhận được nhiều lợi thế khi các quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Hiện nay, việc nền kinh tế Trung Quốc và châu Âu đang hoạt động không hiệu quả sẽ giúp nhiều quốc gia ngày càng tìm đến với Ấn Độ hơn. Bất kỳ sự định hướng của chuỗi cung toàn cầu đang diễn ra đều có lợi cho Ấn Độ” – Một nhà kinh tế nói với tờ Nikkei Asia.
Jefferies cũng cho rằng việc Ấn Độ đang tạo dựng mối quan hệ tốt với phương Tây, Nhật Bản, Úc và Trung Đông đang giúp quốc gia này hưởng lợi từ chiến lược Trung Quốc + 1 – chiến lược kinh doanh khuyến khích các nhà đầu tư không chỉ tập trung vào Trung Quốc mà còn đưa ra nhiều lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, trong khi mức tăng trưởng cao sẽ giúp gia tăng tỷ lệ ủng hộ BJP trong chiến dịch tranh cử, một số nhà kinh tế bày tỏ quan điểm thận trọng hơn.
“Những chỉ số trên vẫn chưa thực sự phản ánh được nền kinh tế Ấn Độ khi nền tảng vĩ mô có phần chưa chắc chắn” – Công ty nghiên cứu Nhật Bản Nomura cho biết trong một báo cáo hồi đầu tháng nay.
Công ty này cho biết sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ phần lớn bắt nguồn từ gia tăng vốn đầu tư công, trong khi tiêu dùng và khả năng huy động vốn tại khu vực tư nhân vẫn ở mức thấp. Công ty này cũng cho biết lĩnh vực nông nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, dù công nghiệp và dịch vụ vẫn trụ vững.
Luật Anh
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia nhiều lần chỉ trích Israel về cuộc tấn công quân sự tại Dải Gaza - hôm qua đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực với nước này để tăng viện trợ...
(Tin Tức) - Nỗ lực giải thoát con tin thất bại và sự leo thang tiếp theo của cuộc giao tranh, bao gồm cả việc mở rộng xung đột sang khu vực Rafah, có thể đẩy nhanh sự thay đổi...
QTO - Tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội về việc Pháp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, chỉ trích thái độ mơ hồ của phe cực hữu...
QTO - Tổng thống đương nhiệm Nga, Vladimir Putin, có thể sẽ giành chiến thắng với cách biệt lớn trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, theo dự đoán của...
(CL) - Ngày 11/3, người Palestine bắt đầu thực hiện những quy định của tháng Ramadan khi các cuộc đàm phán ngừng bắn rơi vào bế tắc, nạn đói ngày càng trầm trọng trên khắp Dải...
(Tin Tức) - Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức ghi nhận COVID-19 là một đại dịch. Sau 4 năm, người dân trên toàn thế giới đã quen với việc sống chung...
QTO - Nếu dự luật này được thông qua, người mắc bệnh nan y có thể được lựa chọn chấm dứt sự sống của mình.
QTO - Với sức mạnh tài chính vượt trội, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden đang tiến hành một kế hoạch truyền thông nhằm vào các bang trung lập,...
QTO - Theo Bộ Tài chính Mỹ, Ngân hàng Quốc tế Raiffeisen của Áo – ngân hàng nước ngoài lớn nhất ở Nga, có nguy cơ bị loại khỏi hệ thống tài chính của Mỹ...
(Tin Tức) - Tuyên bố nêu trên của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski được đưa ra tại cuộc thảo luận kỷ niệm 25 năm Ba Lan gia nhập NATO, nhưng ông từ chối nêu tên các quốc...