
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến tìm hiểu mô hình trồng rau của một nông dân ở vùng ven đô, nhiều người khá ngạc nhiên khi thấy giữa diện tích canh tác rau rộng lớn đang xanh tốt lại lọt thỏm khoảnh đất nhỏ trồng một số loại rau nhìn có vẻ còi cọc, màu sắc không thật bắt mắt. Tò mò hỏi lý do, người nông dân này thật thà giải thích: “Không phải loại rau nào do mình trồng ra cũng dám ăn cả, đây là rau để ăn trong gia đình hàng ngày. Muốn ăn phải trồng riêng như thế này, không dùng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng nên nhìn mới như thế. Ban đầu, gia đình tôi cũng dùng rất ít hoặc không dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu nhưng rồi các hộ quanh đây ai trồng rau để bán cũng sử dụng, mình không theo họ thì giảm năng suất, sản lượng...”. Câu chuyện này là một thực tế rất đáng lo ngại, bởi ngày càng có nhiều nông dân không dám ăn chính loại rau họ trồng để cung cấp cho thị trường vì trong quá trình sản xuất đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hóa chất kích thích tăng trưởng. Ở nhiều vùng canh tác rau hiện nay, việc nông dân lạm dụng, sử dụng không hợp lý các loại hóa chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV để sản xuất các loại rau một cách nhanh chóng, có màu sắc bắt mắt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, bất chấp những hậu quả về môi trường và sức khỏe con người đang diễn ra khá phổ biến. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV gần đây của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đối với 13.912 hộ nông dân dùng thuốc BVTV thì có đến 4.167 hộ (chiếm 29,9%) sử dụng không đúng quy định về đảm bảo lượng nước; nồng độ, liều lượng; bao bì sau khi sử dụng vứt bừa bãi, không đúng quy định. Đối với các cơ sở buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV, qua kiểm tra tại 12.347 cơ sở, cơ quan chức năng đã phát hiện 3.408 cơ sở vi phạm (chiếm 27,6%), chủ yếu là không có chứng chỉ hành nghề; không có giấy phép kinh doanh; buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục, kém chất lượng, hết hạn sử dụng…Đây mới chỉ là kết quả điều tra, khảo sát của cơ quan chức năng trong phạm vi hẹp, còn trên thực tế tình hình lạm dụng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng, thuốc BVTV trong nông nghiệp còn diễn ra phức tạp hơn rất nhiều. Cũng không phải ngẫu nhiên mà mới đây, tại hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam tổ chức, người đứng đầu Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cho biết, doanh nghiệp vừa chỉ đạo hệ thống đại lý phải giảm số lượng thuốc trừ sâu bán cho nông dân cũng như không giao chỉ tiêu bán mặt hàng này như trước đây. “Năm rồi, Việt Nam nhập khẩu hàng trăm triệu USD thuốc BVTV. Với bấy nhiêu đó thuốc được sử dụng, mức độ ô nhiễm môi trường là rất lớn…”, vị Tổng giám đốc doanh nghiệp này cho biết thêm. Đối với một doanh nghiệp, vấn đề tăng năng suất sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là mục tiêu hướng đến và mang tính sống còn nhưng thông tin này đã cho thấy tình trạng hóa chất, thuốc trừ sâu đang được nông dân sử dụng tràn lan, đáng báo động trong canh tác và ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này. Ở tỉnh Quảng Trị, theo thống kê hàng năm nông dân trên địa bàn sử dụng trên dưới 100 tấn thuốc BVTV, trong đó chỉ có khoảng 20% là do cơ quan chức năng cung cấp. Vấn đề nông dân địa phương mua thuốc BVTV có nguồn gốc từ đâu, sử dụng như thế nào thì cần phải có thêm khảo sát, đánh giá sâu sát, cụ thể. Tuy nhiên, tình trạng bà con nông dân lạm dụng thuốc BVTV, hóa chất kích thích tăng trưởng trong canh tác dẫn đến tồn dư chất độc hại trong sản phẩm vượt quá mức cho phép, đặc biệt là các loại rau màu là đáng lo ngại. Để từng bước giải quyết tình trạng này, một số địa phương trong tỉnh đã triển khai các giải pháp hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, hóa chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất rau màu. Đơn cử như thành phố Đông Hà đang triển khai đề án xây dựng 25 ha canh tác rau ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng mô hình ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học để tổ chức sản xuất rau an toàn tại các hợp tác xã, tổ hợp tác được chứng nhận VietGAP; từng bước xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ… Rau quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày và có vai trò dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Mặc dù vậy, vấn đề bảo đảm an toàn trong sản xuất sản phẩm này vẫn còn là câu chuyện nan giải. Để giải quyết cần phải kiên trì, đồng bộ trong thực hiện các giải pháp và xác định đây là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò của nông dân, các cơ quan quản lý nhà nước là yếu tố quyết định. HUY NAM
Rau màu là nhu cầu thực phẩm lớn đối với thực đơn hàng ngày của mọi người. Vì thế đảm bảo nguồn thực phẩm này sạch là bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Hàng ...
Thôn Bình Mỹ (thôn Bắc Bình cũ), xã Cam Tuyền được biết đến là vùng trồng rau lớn nhất ở huyện Cam Lộ. Với đặc điểm địa bàn nằm trải dài dọc ven sông Hiếu, đất ...
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau sạch, thực phẩm an toàn của người tiêu dùng, thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất rau sạch trên địa bàn tỉnh ra đời. Những mô ...
Ở Quảng Trị, cá chình không phải là đối tượng nuôi mới, nhưng đầu tư ứng dụng công nghệ cao nuôi cá chình bông và trồng rau thủy canh trong hệ aquaponics khép ...
“Được địa phương quan tâm tạo điều kiện tham gia lớp học nghề về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã đầu tư làm đất để sản xuất rau sạch với các loại giống chất lượng ...
Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ ...
Thời gian qua, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo” lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Từ phong trào, xuất hiện ...
Vụ hè thu năm 2024, huyện Triệu Phong dự kiến gieo cấy hơn 5.479 ha lúa, trồng 70 ha khoai lang, 15 ha lạc, 90 ha đậu, 30 ha ngô, 300 ha rau, dưa các loại và ...
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
(QT) - Cách đây 68 năm, tại cuộc mít tinh được tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị lấy ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương...