{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cách đây 68 năm, tại cuộc mít tinh được tổ chức tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị lấy ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh- Liệt sĩ. Đây là sự khởi đầu của các hoạt động tình nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với người có công với cách mạng. Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của mỗi chúng ta là phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ”. Vì thế, Đảng, Nhà nước ta đã sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, phải chăm lo đầu tư phát triển, xoá đói, giảm nghèo, hàng năm, Nhà nước vẫn dành hàng ngàn tỉ đồng từ ngân sách để bảo đảm cuộc sống cho hàng triệu người có công, nhất là các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ, thương binh nặng, nạn nhân chất độc da cam… Đối với Quảng Trị, là địa phương có truyền thống cách mạng kiên cường, anh dũng, đồng thời là nơi chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh nên số lượng đối tượng chính sách rất lớn. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược đã có hàng vạn người con của quê hương tham gia chiến đấu và anh dũng hy sinh; rất nhiều đồng bào, chiến sĩ bị địch bắt, chịu tra tấn, tù đày. Công lao và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, thương binh và gia đình có công với Tổ quốc là vô cùng to lớn. Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn Quảng Trị thời gian qua luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được những kết quả đáng tự hào. Nhiều chính sách, chủ trương đã có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Nhờ vậy đã tạo nên các phong trào như “Áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn ấm lòng mẹ”, “Xây dựng nhà tình nghĩa”, “Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng suốt đời”, “Chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ”, “Chăm sóc phần mộ và nghĩa trang liệt sĩ”, công việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ được chăm lo trọn vẹn, nghĩa tình... đã thực sự trở thành trách nhiệm của toàn xã hội cùng chung tay chăm lo công tác đền ơn, đáp nghĩa. Đời sống các đối tượng chính sách từng bước được cải thiện và nâng cao, hàng vạn ngôi nhà tình nghĩa đã được trao tặng, nhiều công trình tưởng niệm được xây dựng và tôn tạo... nhằm động viên các gia đình có công tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, các cấp, ngành đã chú trọng việc phát triển đa dạng ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là công tác tư vấn và trợ giúp con em các gia đình chính sách, người có công với cách mạng đi xuất khẩu lao động. Nhờ vậy đã có hàng trăm con em gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh đi xuất khẩu lao động, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần làm giàu cho quê hương. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam, góp phần thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Bảo đảm sự yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần cho các đối tượng chính sách” là một việc làm vô cùng quan trọng. Chính việc thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đã góp phần quan trọng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và nhân dân xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực tế vẫn còn có những gia đình chính sách chưa được chăm sóc một cách đầy đủ; vẫn còn những người có công với cách mạng bị thiệt thòi; đời sống của một số gia đình thương binh, liệt sĩ vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ mặc dầu được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, nhưng đến nay vẫn còn một phần lớn mộ phần liệt sĩ ở các nghĩa trang chưa có danh tính, nhiều liệt sĩ chưa tìm được để quy tập vào nghĩa trang... Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đặc biệt là phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần cho gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn, vì vậy thời gian tới các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cần tiếp tục tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Phối hợp giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách đối với người có công theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ban, ngành Trung ương, nhất là chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ; kiên quyết không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực thực hiện chính sách đối với người có công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Cải tiến lề lối làm việc, đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác ưu đãi xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Nâng cao chất lượng việc chăm sóc và nâng cao đời sống mọi mặt cho người có công và gia đình họ thông qua các chương trình hỗ trợ về sản xuất, về nhà ở, dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng, đặc biệt là không để còn hộ gia đình chính sách nghèo đói, nhà cửa dột nát. Thực hiện tốt việc quản lý chăm sóc, tu sửa, nâng cấp các phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ, phối hợp khảo sát, tìm kiếm và quy tập mộ liệt sĩ hy sinh tại chiến trường Lào; phấn đấu xây dựng để các công trình ghi công liệt sĩ trở thành các công trình văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương. Tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng đơn vị xã, phường, thị trấn làm tốt công tác ưu đãi người có công theo các tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chất lượng ngày càng cao hơn. Đặc biệt là đề cao vai trò gương mẫu, tích cực, ý chí tự lực tự cường, vươn lên trong cuộc sống của người có công. Động viên, khích lệ đối với con em người có công nỗ lực vươn lên trong học tập, sáng tạo trong lao động, sản xuất… Những ngày tháng Bảy tri ân này là dịp để chúng ta cùng thể hiện trách nhiệm của mình nhằm ghi nhớ công lao to lớn của những người đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc. Từ đó, bằng những việc làm cụ thể chung tay cùng chăm lo công tác đền ơn đáp nghĩa ngày càng chu đáo hơn, thiết thực tri ân những người đã không tiếc máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc. HẢI ĐĂNG
Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) huyện Gio Linh Dương Bá Chính cho biết, toàn huyện có khoảng 3.329 liệt sĩ, 1.902 thương binh, ...
Trong những ngày tháng 7 vừa qua, cùng với cả nước, cả tỉnh, huyện Triệu Phong tổ chức nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” đối với gia đình liệt sĩ, thương ...
Đền ơn đáp nghĩa là một chính sách nhân văn được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Nhờ vậy, các thương binh, bệnh binh, người có công (NCC) với cách mạng, thân nhân ...
Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tỉnh Quảng Trị luôn tổ chức thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và vận ...
Quan tâm chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là chủ trương, quan điểm ...
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) thị xã Quảng Trị đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia ...
Xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh tích cực triển khai nhiều hoạt ...
Những năm qua, phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Đông Hà luôn quan ...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
(QT) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 1466/QĐ-UBND ban hành Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Theo đó...
(QT) - Hơn một tuần qua, vụ án giết cả gia đình 6 người ở huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) khiến cho nhiều người cảm thấy chấn động, bức xúc, đau đớn và không khỏi bất an....
(QT) - Xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia và được Liên Hiệp Quốc chọn làm mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ở nước ta, công tác xóa đói, giảm nghèo được...
(QT) - Sau gần 8 năm thực hiện Nghị quyết số 12/2007/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khoá V (kỳ họp thứ 10) về tổ chức và chính sách hệ thống khuyến...
(QT) - Bên lề hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua yêu nước của một tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội mới đây, có khá nhiều ý kiến khác nhau xung quanh con số hơn 9.000...
(QT) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng nông thôn mới nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh...