
{title}
{publish}
{head}
Dù sống trong sự kìm kẹp gắt gao của địch, song khi nghe tin Bác Hồ từ trần vào năm 1969, người dân thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã dũng cảm lập bàn thờ và tổ chức lễ truy điệu Người. Đã 56 năm trôi qua, đến nay cán bộ và Nhân dân nơi đây vẫn giữ trọn tấm lòng trung kiên, yêu kính Bác, hương khói đều đặn tại “địa chỉ đỏ” thiêng liêng này.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở thôn Mai Đàn là nơi bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ Bác Hồcủa cán bộ, Nhân dân địa phương - Ảnh: Đ.V
Lập bàn thờ, truy điệu Bác
Những ngày cận kề kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác Hồ 19/5 (1890 - 2025), cán bộ và người dân thôn Mai Đàn lại cùng nhau dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ khuôn viên Nhà tưởng niệm Bác Hồ - nơi đặt trang trọng bàn thờ Người.
Bà Nguyễn Thị Sô, 80 tuổi, một trong số ít những người dân tham gia lễ truy điệu Bác năm xưa, xúc động kể lại: “Sau khi nghe tin Bác mất, ngày 5/9/1969, bộ đội hoạt động trong rừng ở vùng Cùa ra cùng với hàng chục người dân thôn Mai Đàn tổ chức lễ truy điệu Bác ở khu vực cây trứng gà tại một khu vườn của dân trong thôn. Tôi cùng khoảng 30 người dân tham gia. Bàn thờ hôm đó đặt ảnh chân dung Bác, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Hồi đó, mọi hoạt động đều bị quân địch theo dõi gắt gao nên nếu lễ truy điệu Bác lộ ra sẽ rất nguy hiểm cho người dân và bộ đội. Chúng tôi phải giả vờ mang quang gánh vào làm vườn như thường lệ để tránh sự nghi ngờ. Lễ truy điệu diễn ra từ khoảng 3 giờ 30 phút chiều đến 4 giờ chiều thì xong. Người dân chúng tôi ai cũng đội nón quai vải màu đen, áo quần đen để tưởng nhớ Bác”, bà Sô nhớ lại.
Bà Sô cho biết, ban đầu ai cũng lo sợ bị phát hiện, bị bắt và trả thù. “Nhưng vì quá nhớ thương Bác nên mọi người nén sợ hãi để tổ chức lễ trang nghiêm, nhanh gọn, tránh tai mắt địch. Cuối cùng, lễ truy điệu diễn ra an toàn. Chung tôi ai cũng cảm thấy an lòng khi đạt được bày tỏ lòng thương Bác”, bà Sô xúc động nói.
Ông Hồ Đình Sơn, 79 tuổi, Chủ nhiệm CLB Nối tiếp truyền thống thôn Mai Đàn (thành lập năm 2010) với nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong thôn, đồng thời phụ trách trực tiếp việc chăm sóc, hương khói Nhà tưởng niệm Bác Hồ sôi nổi tiếp chuyện chúng tôi.
Ông Sơn kể, mình hoạt động cách mạng tại địa phương trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, dù không tham gia trực tiếp lễ truy điệu nhưng nắm khá rõ về việc người dân thôn Mai Đàn lập bàn thờ Bác. Ông cho biết, sau khi huyện Cam Lộ hoàn toàn giải phóng vào năm 1972, người dân trở về sinh sống, làm ăn bình thường và duy trì việc thờ Bác. Kết thúc chiến tranh, ông Sơn trở về làm cán bộ ở địa phương.
“Năm 1989, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Bác Hồ mất, thôn đã xin phép cấp trên tổ chức dâng hương tưởng niệm Bác. Chúng tôi cũng dựng lại một cái am thờ khang trang hơn và thay mới lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Những hoạt động này đã được cán bộ, chiến sĩ và người dân địa phương hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi”, ông Sơn cho hay.
Theo ông Sơn, đến năm 2010, thôn đã có nơi thờ tự Bác Hồ khang trang hơn. Ông Sơn cho biết: “Nhà tưởng niệm Bác Hồ là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của thôn như: kết nạp đảng viên, trao quỹ khuyến học, tổ chức báo công vào những ngày lễ lớn. Ngoài ra, đây cũng là nơi cán bộ xã đến viếng vào Ngày sinh Bác Hồ 19/5 hằng năm và khi các đoàn về thăm chiến trường xưa ghé dâng hoa, dâng hương. Đây cũng là nơi sinh hoạt truyền thống, giáo dục cách mạng thường xuyên cho thế hệ trẻ tại địa phương”.
Ước mong nơi thờ tự Bác khang trang, ấm cúng hơn
Bí thư Chi bộ thôn Mai Đàn Mai Thị Hằng cho biết, Nhà tưởng niệm Bác Hồ là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ, đảng viên và người dân địa phương. Bà Hằng cho hay: “Đây là nơi ghi sâu tình cảm của người dân xã Cam Chính nói chung, của thôn Mai Đàn nói riêng đối với Bác. Đây cũng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, Chi bộ và CLB Nối tiếp truyền thống thôn luôn nỗ lực gìn giữ, phát huy những giá trị, ý nghĩa của địa chỉ thiêng liêng này”.
Tuy vậy, do được xây dựng đã hàng chục năm, hiện nay khu nhà đặt bàn thờ Bác Hồ đang xuống cấp. Bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng thôn Mai Đàn cho biết, hiện nay nhiều vị trí ở các phần tường, mái hiên, cột... của khu nhà đã bị bong tróc nặng, nẻ chân chim, rêu mốc. Phần mái ngói cũng bị thấm dột, các cánh cửa bị rỉ sét.
Theo bà Hiền, nơi thờ tự Bác Hồ luôn được cán bộ, Nhân dân địa phương trân trọng và thường xuyên đến dâng hương tưởng nhớ. “Hiện trạng Nhà tưởng niệm Bác Hồ hiện nay khá tạm bợ, xuống cấp. Nhiều khi tổ chức dâng hương cũng lo lắng không đảm bảo an toàn. Trước thực trạng đó, thôn và Ban Chủ nhiệm CLB Nối tiếp truyền thống thôn Mai Đàn đã nhiều lần đề xuất tôn tạo lại nhà tưởng niệm khang trang hơn. Nhưng do thôn không có điều kiện về kinh phí nên đến nay vẫn chưa thể đầu tư tu bổ nơi thờ Bác Hồ”, bà Hiền cho biết.
Theo bà Hiền, thực tế thì trước dịp Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Cam Chính, nhiệm kỳ 2025-2030, Đảng bộ xã cũng có ý tưởng xã hội hóa để tôn tạo Nhà tưởng niệm Bác Hồ. Tuy nhiên, khi xin ý kiến của cấp trên thì chưa được phép nên ý tưởng nói trên dừng lại.
Bà Hiền chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ đầu tư xây dựng, tôn tạo, trang bị cơ sở vật chất cần thiết để khu nhà thờ Bác Hồ ở thôn Mai Đàn được khang trang, ấm cúng hơn. Cán bộ, Nhân dân địa phương cũng sẵn sàng đóng góp thêm để thực hiện phần việc tu bổ nhà tưởng niệm Bác”, bà Hiền bày tỏ nguyện vọng.
Đức Việt
QTO - Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Triệu Phong luôn tăng cường vận động tài trợ, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, những tấm lòng vàng để cùng...
QTO - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước, cả hệ thống chính trị ở thị xã Quảng Trị huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho...
QTO - Các doanh nghiệp, cơ sở ngành khai thác đá vật liệu xây dựng hiện đang thu hút và giải quyết việc làm cho khá đông người lao động. Tuy nhiên, đây...
QTO - Ngày 23/7/2020, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 47/2020/NQ-HĐND quy định mức chi quà tặng chúc thọ, mừng thọ đối với người cao tuổi (NCT) trên...
QTO - Công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lĩnh vực xây dựng tại Quảng Trị thời gian qua luôn được các cấp, ngành chức năng và doanh...
QTO - Thực hiện chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Quảng Trị đã tích cực phối hợp rà soát đối...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm bồi đắp, thắt chặt tình hữu nghị tốt đẹp...
QTO - Trong cấu trúc đời sống xã hội, hương ước, quy ước từ lâu đã là thiết chế văn hóa mềm, có vai trò bổ trợ hiệu quả cho hệ thống pháp luật nhà nước....
QTO - Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Quảng Trị có nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp như: lễ hội truyền thống, ngành nghề truyền thống, các giá...
QTO - Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động được tỉnh tổ chức thường niên nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người lao động,...
QTO - Ở những bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn hôm nay, điện thoại thông minh không chỉ là phương tiện thông tin liên lạc mà còn dẫn dắt những thế hệ phụ...
QTO - Thời gian gần đây, một số dịch bệnh bắt đầu xuất hiện trở lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỉ lệ tiêm vắc xin giảm sút....