
{title}
{publish}
{head}
QTO - Gắn kết chặt chẽ giữa giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với doanh nghiệp và thị trường lao động là 1 trong 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đột phá mà Thủ tướng Chính phủ xác định trong Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 2239/QĐ-TTg, ngày 30/12/2021. Xét ở nhiều góc độ, sự liên kết này không chỉ có ý nghĩa với người học mà còn với nhà trường, doanh nghiệp và xã hội. Tại Quảng Trị, trong những năm qua, sợi dây liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp bắt đầu hình thành, mang lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Học nghề, ra trường có việc làm ngay
5 năm trước, anh Hoàng Hữu Quảng (sinh năm 1994), quê ở xã Trung Giang, huyện Gio Linh, là học viên hệ trung cấp chăn nuôi của Trường Trung cấp kỹ thuật nghề Quảng Trị (nay là Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị). Bây giờ, anh Quảng là Giám đốc Trại chăn nuôi Bù Đốp, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam tại tỉnh Bình Phước, mỗi tháng thu nhập từ 25 – 30 triệu đồng.
Chị Võ Thị Hồng hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân Công ty Cổ phần May Miền Trung -Ảnh: L.T
Mức thu nhập như anh Quảng là niềm mơ ước của nhiều người. Có lần, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị Lê Văn Thông chia sẻ, bây giờ học sinh, sinh viên trường nghề nhiều khóa đang học đã có doanh nghiệp đến tuyển dụng.
Nhiều em đi thực tập tại doanh nghiệp xong thì ra trường là được công ty nhận vào làm nhân viên chính thức mà không cần phải qua giai đoạn thử việc. Đi làm vài năm, các em đã có mức thu nhập cao hơn thầy, cô giáo đi dạy hàng chục năm nay, như Hoàng Hữu Quảng là một ví dụ.
Kết nối liên lạc với anh Quảng, chúng tôi được anh chia sẻ: “Sau 3 tháng thực tập, tôi về trường thi tốt nghiệp xong thì quay trở lại công ty làm việc, thời điểm đó là năm 2017. Tôi có cơ hội được làm việc với những nhân viên kỹ thuật, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi.
Những phương tiện, thiết bị hiện đại của doanh nghiệp cũng giúp tôi nhanh chóng hình thành các kỹ năng cần thiết, đồng thời rèn luyện tác phong công nghiệp”. Từ công việc thực tiễn hằng ngày, anh Quảng hệ thống sổ ghi chép, theo dõi các hoạt động phát sinh trong đàn sinh sản như nhập đàn, loại đàn, phối giống, đẻ, cai sữa…
Dựa trên các sổ ghi chép hoạt động, anh lập biểu mẫu về tình trạng đàn: lợn đực, lợn nái, lợn nái hậu bị, lợn nái chờ phối, lợn nái đã phối, lợn nái nuôi con, lợn con cai sữa… đồng thời, ghi chép đầy đủ chi phí sản xuất từ giống, cám, thuốc, vật tư, điện đến nhân công và các chi phí khác.
Việc quản lý trạng thái đàn lợn sinh sản có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất cũng như tính toán giá trị, lập báo cáo giá thành. Với cách làm việc khoa học, hệ thống, anh xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất nên trang trại luôn hoạt động hiệu quả. Chỉ sau 6 tháng làm việc, anh Quảng được giao làm phó trại chăn nuôi. Đến đầu năm 2019, được bổ nhiệm làm giám đốc, trực tiếp quản lý 45 công nhân vận hành trại lợn nái 4.200 con.
Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam Phạm Phúc Vinh cho hay, hiện toàn công ty có khoảng 70 cán bộ, nhân viên từng là học viên của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị đang đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau.
Quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thực tập ngay tại xưởng sản xuất của công ty trên khắp cả nước.
Qua đó, giúp cho người học có năng lực, kỹ năng thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; công ty luôn tạo điều kiện cho học viên trường nghề khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Đối với chị Võ Thị Hồng (sinh năm 1991), ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh thì việc học nghề mở cho chị cơ hội có một công việc gần nhà, vừa có thu nhập lại vừa thuận tiện để chăm sóc con nhỏ và gia đình. Chị Hồng chính thức đi làm việc tại Công ty Cổ phần May Miền Trung, Khu Công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá sau khi được học nghề may tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Vĩnh Linh.
“Khóa học nghề may ở trung tâm kéo dài 6 tháng nhưng 3 tháng sau thì tôi học trực tiếp ở doanh nghiệp, thực hành trên dây chuyền, máy móc của công ty nên thích ứng nhanh với công việc. Trong thời gian này tôi cũng được công ty hỗ trợ một phần xăng xe, tiền ăn… như chế độ thử việc, sau đó đi làm luôn mà công ty không cần phải bồi dưỡng hoặc đào tạo lại”, chị Hồng nhớ lại.
Từ một công nhân may, chị Hồng được thử thách qua nhiều bộ phận công việc nên tích lũy kinh nghiệm. Hiện tại chị phụ trách bộ phận cải tiến kỹ thuật sản xuất, công việc làm theo giờ hành chính, mức thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Thu nhập tuy không cao bằng những thành phố lớn khác nhưng đi làm gần nhà, có thêm thời gian chăm sóc gia đình nên chị rất hài lòng.
Nhà trường, doanh nghiệp cùng có lợi
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị được thành lập trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Trung cấp nghề và Trường Trung cấp Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị. Hiện nay, trường có 9 mã ngành thuộc hệ cao đẳng, 13 mã ngành hệ trung cấp và 21 ngành nghề đào tạo sơ cấp.
Học viên học nghề sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị - Ảnh: L.T
Tổng số học viên học các nghề ngắn hạn dưới 3 tháng, học sinh học sơ cấp, trung cấp và sinh viên học cao đẳng, liên thông lên bậc đại học tính đến tháng 9/2022 tại trường là 2.338 người. Nhà trường đang liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải, Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất, Công ty Cổ phần Ô tô Thành Công, Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam…
Đối với nhà trường, đây là cơ hội để được doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu việc làm, các chế độ cho người lao động. Đồng thời, cung cấp thông tin phản hồi cho trường về mức độ hài lòng đối với năng lực của học viên đang học việc, làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó, nhà trường có điều chỉnh kịp thời chương trình đào tạo cho các khóa tiếp theo.
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị Lê Văn Thông cho biết, hiện có nhiều doanh nghiệp liên hệ đăng ký phỏng vấn, tuyển dụng học sinh, sinh viên học nghề tại trường trước khi thi tốt nghiệp. Có doanh nghiệp còn giữ chân học viên bằng chế độ ưu đãi ngay khi sinh viên đăng ký thực tập sản xuất tại nhà máy, xí nghiệp.
Những học viên từng thực tập tại doanh nghiệp, ra trường sẽ được nhận vào làm việc luôn mà không cần phải thử việc.
“Nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường việc làm. Chúng tôi cam kết với nhau từ khâu đào tạo đến tạo việc làm, học viên ra trường được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng, bố trí việc làm và có thu nhập cao”, ông Thông nói.
Từ tháng 6-8/2022, lần đầu tiên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vĩnh Linh phối hợp với Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam tổ chức cho 10 học sinh đang vừa học văn hóa vừa học nghề tại trung tâm đi thực tập 3 tháng tại trại sản xuất của công ty ở Đồng Nai.
“Đây là học sinh theo đối tượng phân luồng, học xong chương trình văn hóa lớp 11 là các em cũng có bằng trung cấp nghề. Mới đầu, phụ huynh thấy con em chưa học xong THPT đã đi học việc xa nhà thì cảm thấy không yên tâm.
Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cam kết bố trí phương tiện đưa đón, lo chỗ ăn ở và hỗ trợ 3 triệu đồng/người/tháng với trung tâm nên chúng tôi đã thuyết phục, động viên phụ huynh, học sinh tham gia. Kết quả chuyến thực tập rất thành công. Các em đi thực tập về chia sẻ rất nhiều kiến thức thực tế thu thập được. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại đã truyền cảm hứng, năng lượng tích cực để các em tiếp tục rèn luyện, phấn đấu”, bà Lê Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vĩnh Linh thông tin.
Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Nguyên Hồng, việc liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhà trường sẽ tận dụng được thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ của doanh nghiệp để dạy học, giúp trường tiết kiệm được chi phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, nguyên, vật liệu dạy thực hành; hạn chế tình trạng đào tạo tràn lan, không đúng với nhu cầu của thị trường lao động.
Khi học viên được thực hành tại doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc các em được rèn luyện và tiếp cận với môi trường sản xuất, kinh doanh thực tiễn, giúp chuẩn hóa đội ngũ lao động, theo sát yêu cầu sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN còn giúp chất lượng và hiệu quả của hệ thống đào tạo nghề được nâng cao. Đội ngũ nhân lực đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, giảm thiểu tình trạng nhân lực đã qua đào tạo nhưng lại thất nghiệp, lãng phí nguồn lực đầu tư cho GDNN.
Bài 2: Cần sự gắn kết giữa “3 nhà”
Lâm Thanh
QTO - Cơ chế, chính sách xây dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) ngày càng được cụ thể hóa và hoàn thiện. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa trường nghề với doanh nghiệp vẫn còn hạn chế cả về phương thức và nội dung. Thực tế này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các bên liên quan mà cụ thể là trách nhiệm của “3 nhà”: Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp.
QTO - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh đẩy mạnh thời gian qua là các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội, hỗ...
QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...
QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...
QTO - Vụ hè- thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 37.018ha lúa. Hiện, diện tích lúa trà đầu đang ở giai đoạn làm đòng, trà chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh...
QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....
QTO - Đây là quan điểm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Đỗ Đức Duy đưa ra để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 6...
QTO - Xã Cửa Việt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ các xã Gio Mai, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt có tổng diện tích tự nhiên khoảng 50,97...
QTO - Cứ đến tháng 12 hằng năm, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) lại chủ động xây dựng phương án, sẵn sàng tổ chức nhiều sự kiện tri ân khách hàng...