{title}
{publish}
{head}
LÊ HỒNG LÂM là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng tại Việt Nam, tác giả của nhiều đầu sách nghiên cứu điện ảnh. Nhân dịp đầu xuân mới 2025, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trò chuyện với anh, một người con của quê hương Quảng Trị.
-Xin chào nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm! Trước hết, xin ông giới thiệu với độc giả Báo Quảng Trị đôi nét về bản thân?
-Xin chào và gửi lời chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 đến độc giả của Báo Quảng Trị. Tôi là Lê Hồng Lâm, sinh ra và lớn lên ở vùng quê bên bờ biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tôi đã có những năm tháng khá mơ mộng của tuổi mới lớn ở quê hương mình.
Năm 18 tuổi, tôi ra Hà Nội học Khoa Báo chí tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ra trường, tôi về làm Báo Sinh viên Việt Nam 5 năm rồi về làm thư ký tòa soạn cho tờ tạp chí phong cách sống Thể thao văn hóa & Đàn ông trong 12 năm. Từ năm 2016, tôi nghỉ làm và chuyển sang làm báo, phê bình nghiên cứu điện ảnh tự do. Tôi đã in được 6 tập sách, hầu hết là sách điện ảnh. Hiện nay tôi đang sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh.
-Ông có thể chia sẻ với độc giả về cơ duyên và hành trình trở thành nhà báo, nhà phê bình điện ảnh nổi tiếng như hiện nay?
-Hành trình trở thành nhà báo của tôi hoàn toàn xuất phát từ tình yêu của tôi dành cho nghề viết. Tôi yêu văn chương và chuyển sang đọc nhiều từ những năm học cấp ba, từ những cuốn tiểu thuyết kinh điển của văn học Liên Xô cho đến các tờ báo rất thịnh hành dành cho tuổi học trò hồi ấy là Hoa học trò và Mực tím.
Những năm tháng tuổi thơ, tôi cũng được xem nhiều bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam, đa phần qua hình thức chiếu bóng công cộng. Tôi thường theo mẹ và chị gái đi xem nhiều bộ phim nổi tiếng thời đó, như Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn, Mẹ vắng nhà... hay những tác phẩm nghệ thuật giàu sức lay động như Bao giờ cho đến tháng Mười, Cánh đồng hoang, Mùa nước nổi... Mỗi tác phẩm đều để lại một ấn tượng sâu đậm trong ký ức của thời trẻ, khiến tôi luôn yêu và muốn truyền cảm hứng ấy cho nhiều người cùng biết. Tất nhiên, những cảm hứng ấy đa phần đều đến từ một tình yêu thời thơ ấu.
Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm (bìa phải) cùng đạo diễn Charlie Nguyễn và diễn viên Johnny Trí Nguyễn trong sự kiện Cinephile trình chiếu lại bộ phim Dòng máu anh hùng - Ảnh: NVCC
Năm 18 tuổi, tôi thi đỗ vào Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời với Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế. Tôi chọn báo chí vì khao khát được làm nghề mình yêu thích và trải nghiệm cuộc sống đi đây đi đó. Từ năm thứ 2 đại học, tôi đã bắt đầu có những bài báo đầu tiên được đăng và kiếm sống hoàn toàn bằng nghề báo từ năm thứ 3.
Có lẽ nhờ sự dấn thân vào nghề từ sớm ấy, tôi ra trường và được nhận ngay vào làm phóng viên cho tờ Sinh viên Việt Nam và có những bài báo gây được bạn đọc đón nhận. 12 năm tiếp theo, khi làm cho một tờ tạp chí phong cách sống dành cho đàn ông, tôi được tự do bay nhảy, đi du lịch khắp thế giới và trải nghiệm đời sống phong phú trong những năm kinh tế Việt Nam phát triển. Sau đó, khi nhận ra thời đại của báo giấy, đặc biệt là tạp chí xuống dốc trong thời đại truyền thông số, tôi quyết định nghỉ làm và tiếp tục công việc mình yêu thích với tư cách nhà báo tự do.
Trong 8 năm hành nghề tự do đã qua, tôi tập trung mối quan tâm của mình vào điện ảnh, lĩnh vực mà tôi dành nhiều đam mê nhất từ thuở ấu thơ. Hai cuốn sách quan trọng nhất của tôi trong giai đoạn này là “101 Bộ phim Việt Nam hay nhất” (in năm 2018, tái bản 2024) và cuốn biên khảo “Người tình không chân dung” về điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975. Một là cuộc tuyển chọn cá nhân để tìm ra những bộ phim điện ảnh tiêu biểu và có dấu ấn nhất trong suốt lịch sử hơn 7 thập niên của điện ảnh Việt Nam nhằm giúp độc giả trẻ có một cái nhìn toàn cảnh và hệ thống về điện ảnh Việt Nam. Một là cuộc khảo cứu để tìm ra những di sản đã lụi tàn theo thời gian của một nền điện ảnh từng một thời phát triển rực rỡ.
Nhờ có sự nghiên cứu theo dạng “biên niên sử” về điện ảnh mà tôi có một nguồn kiến thức và cảm thụ sâu rộng về điện ảnh nói chung, điện ảnh Việt Nam nói riêng. Gần đây, tôi cũng làm giám tuyển cho một vài sự kiện điện ảnh, như chương trình Cinephile do Sun Life tổ chức nhằm tuyển chọn những bộ phim Việt Nam hay nhất từ năm 2000 tới nay để giới thiệu cho công chúng và có vài dự án khác về sách điện ảnh trong tương lai.
-Là một nhà phê bình điện ảnh, ông nghĩ rằng mình có trách nhiệm như thế nào trong việc định hướng thị hiếu của khán giả?
-Nói trách nhiệm nghe hơi to tát, vì thực ra tôi không ăn lương và làm cho cơ quan, đơn vị nào khi trở thành nhà phê bình phim. Đó hoàn toàn là hành trình tự thân xuất phát từ tình yêu điện ảnh và muốn chia sẻ những điều tuyệt vời của bộ môn nghệ thuật thứ 7 này đến khán giả.
Trách nhiệm, theo tôi là truyền cảm hứng qua các bài viết của mình để khán giả đến rạp nhiều hơn, để thưởng thức một loại hình nghệ thuật tuyệt vời mà bạn chỉ có thể cảm nhận nó trọn vẹn khi thưởng thức ở rạp chiếu bóng. Tôi vẫn chia sẻ đều đặn những bộ phim hay mà tôi vừa xem cho độc giả, chủ yếu trên hai trang facebook và TikTok cá nhân, cũng như viết bình luận phim cho một vài tờ báo lớn (như Tuổi trẻ) hay các liên hoan phim, truyền thông ở nước ngoài.
Tôi cũng dành một sự quan tâm đặc biệt cho điện ảnh Việt Nam nhờ nghiên cứu kỹ càng lịch sử phát triển của nó. Với những bộ phim hay của Việt Nam, tôi luôn dành lời cổ vũ nhiệt tình và kêu gọi nhiều khán giả đến rạp thưởng thức. Bộ phim Chị Dậu của đạo diễn Khương Ngọc gần đây là một ví dụ.
-Có nhiều bài viết về phim của ông được đưa vào sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xin ông cho biết cụ thể hơn về những tác phẩm này?
-Trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có 5 bài viết, bình luận phim của tôi được tuyển chọn vào các sách Ngữ văn từ lớp 6 cho đến lớp 12. Đó là những bài đã được in vào sách (trong cuốn 101 Bộ phim Việt Nam hay nhất) hoặc in trên báo chí (Tuổi trẻ, Zing News). Gần đây, một biên tập viên của bộ sách cũng tiếp tục kết nối với tôi để chọn đưa thêm một số bài nữa lên sách giáo khoa chuẩn bị xuất bản.
Tôi khá bất ngờ khi nhiều bài viết của mình được tuyển vào sách giáo khoa như vậy. Nhưng hơn hết là niềm vui được truyền đạt những giá trị đẹp đẽ của văn hóa và con người Việt Nam thông qua phim ảnh, đặc biệt là điện ảnh Việt Nam. Những bài viết về phim thiếu nhi như Mẹ vắng nhà, Tuổi thơ dữ dội; chuyển thể từ tác phẩm văn chương như Những người thợ xẻ hay bài viết về loạt phim Our Planet: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” được đưa vào sách giáo khoa sẽ giúp các em tiếp cận được với những bộ phim điện ảnh hay truyền hình độc đáo, cũng như truyền được thông điệp và những giá trị tích cực đến với các em. Đó là điều làm tôi rất vui.
-Xin cảm ơn ông!
Tú Linh (thực hiện)
QTO - Ước mơ cuối đời của cụ bà mất đôi chân
QTO - Được xem là “chìa khóa” mở ra cánh cửa hội nhập thế giới nên việc học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh tại các trường học đang ngày càng được chú...
QTO - Xác định xây dựng mô hình “Công dân học tập” là nền tảng, là thành tố hạt nhân cấu thành nên “Xã hội học tập” (XHHT), thời gian qua, Hội Khuyến học...
QTO - Kế thừa và phát huy tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất, sống nghĩa tình, gắn bó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Quảng Trị...
QTO - Về thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng những ngày này, ai cũng đều cảm nhận được sự đổi thay vượt bậc bởi bộ mặt nông thôn trù phú, an lành,...
QTO - Khi đất trời rộn rã vào xuân, nhà nhà, người người sum vầy đón chào năm mới với bao niềm tin và hy vọng thì gác lại niềm vui, niềm hạnh phúc riêng...
QTO - Những ngày đầu xuân Ất Tỵ - 2025, nhiều lễ hội và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao truyền thống, trò chơi dân gian được tổ chức sôi nổi trên...
QTO - Được rèn luyện, trưởng thành và cống hiến trong môi trường quân ngũ là nguyện vọng của ngày càng nhiều thanh niên khắp các địa phương. Đặc biệt không...
QTO - “AI không thể thay thế con người. AI chỉ có thể thay thế những người không biết sử dụng nó” - Đó là quan điểm chung của cán bộ, giáo viên Trường Liên...
QTO - Những năm qua, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến, xuân về, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên...
QTO - Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu trở lại làm việc, học tập ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trước...
QTO - Trong 50 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Hải Lăng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực quyết tâm vượt qua thử thách, khó...