{title}
{publish}
{head}
“Bằng nghệ thuật của mình, Lê Bá Đảng đã làm cho nhân loại biết đến quê hương và quê nhà của mình trong niềm kính ngưỡng. Sứ mệnh ấy chỉ dành cho những tâm hồn vĩ đại, những tài năng vĩ đại. Tất nhiên những con người như thế, phải đếm rất hiếm hoi trong từng thế kỷ!”.
Đấy là những dòng kết thúc trong bài báo tôi viết về ông nhân dịp triển lãm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa tại Bích La Đông, Triệu Đông (nay là Triệu Thành), Triệu Phong, quê nhà của ông vào ngày 27/6/2021. Cứ nghĩ viết như vậy là có thể nói tương đối đầy đủ về sự nghiệp của ông. Hóa ra, ông còn là một người Quảng Trị có tấm lòng trĩu nặng với người dân quê hương và đời sống quê nhà nhiều hơn thế nữa.
Triển lãm của họa sĩ Lê Bá Đảng tại làng quê Bích La Đông nhân 100 năm ngày sinh của ông -Ảnh: L.Đ.D
Những cuốn sổ lặng im mà náo động
Tôi tìm thấy tấc lòng ưu tư ấy khi tiếp cận với những cuốn sổ tay lần đầu được biết tới khi anh Lê Hồng Phương, một người cháu của ông vừa mang số di cảo đó từ Pháp trở về quê nhà. Hãy đọc một trang đầu tiên trong cuốn sổ: “Tỉnh Quảng Trị nghèo, dân nhiều ruộng ít. Phần đông nghề làm ruộng không đủ ăn. Buôn bán lặt vặt. Công nghiệp trái mùa. Vậy:
1. Phải thay đổi đường lối làm ăn. Phải có tinh thần, sáng kiến, can đảm bỏ lề thói cũ, mạnh dạn kiếm cách mới làm ăn.
2. Ngoài nghề làm ruộng và làm ăn lặt vặt phải đào tạo thợ lành nghề, tất cả các nghề nghiệp bằng trí óc và tay chân (các nghề mỹ nghệ) và tìm kiếm, dùng các chất liệu sẵn có trong đất đai, cây cối. Xem có những chất liệu gì và từ đó kiếm thầy, rước thợ về đào tạo người chuyên môn, lành nghề và chế tạo ra các đồ đạc với tinh thần mới, kiểu cách mới khác hẳn với đồ đã có do các nơi khác, các xứ khác làm.
Như vậy mình sẽ không có cạnh tranh. Kiếm môi trường để buôn bán với các nước giàu và thiếu các thứ mới. Đây là một đường chắc chắn để sống đầy đủ hơn. Một mặt khác nữa là kiếm đủ mọi cách để làm cho tỉnh Quảng Trị trở thành một nơi đẹp, có những cái hiếm có, để khách du lịch trong và ngoài nước đến xem. Sáng tác những gì đặc sắc, không cần lớn lao, cầu kỳ như Trung Hoa, như Pháp, như Ai Cập...”.
Niềm đau đáu làm sao cho dân Quảng Trị từ nghèo lên đủ sống, lên giàu có cũng chính là những nghĩ suy nung nấu trong chính cuộc đời ông. Từ một chàng trai nhà quê làm lính thợ ở đất khách quê người, ông đã nỗ lực rất lớn để vừa đi làm công xưởng, vừa theo học Mỹ thuật ở Trường Mỹ thuật Toulouse (Pháp). Và với số tiền thưởng cho thành tích tốt nghiệp thủ khoa, từ Toulouse ông lên Paris - kinh đô ánh sáng và nghệ thuật thế giới - để bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.
Sau khi lập gia đình với bà Mysu, hai vợ chồng ông đã có những tháng ngày gian nan, đói khổ trong một con hẻm nghèo ở Paris. Để vượt qua nghịch cảnh ấy, ông đã vẽ những bức tranh Mèo bán cho khách trên phố “Con mèo câu Cá” để trang trải cuộc sống. Rồi những ngày khó khăn ấy cũng trôi qua, những bức tranh ngựa của Lê Bá Đảng đã giúp hành trình nghệ thuật của ông được “tung vó”.
Nhưng không chỉ có mèo, ngựa, sức sáng tạo của Lê Bá Đảng là vô biên, để từ đó một thuật ngữ hội họa ra đời mang tên ông: “lebadagraphy”. Những nhà phê bình mỹ thuật đã nói rất đúng về sự sáng tạo đó, rằng “Châm ngôn chủ đạo giải thích sức sáng tạo phi thường của Lê Bá Đảng là “không bắt chước ai, không bắt chước mình”.
Trong những trang ghi chép, ông vẫn thừa nhận mình đã đi lên từ nghèo khó, bằng nỗ lực không ngừng để có được cuộc sống mà ngay những người Pháp thượng lưu vẫn phải mơ ước. Nhưng vật chất cá nhân mà ông thụ hưởng từ tài năng nghệ thuật của mình với ông là chuyện nhỏ.
Làm sao cho người dân quê lam lũ của mình vượt qua đói nghèo đeo đẳng bằng sự sáng tạo ra những sản phẩm bán được tiền, lo được cuộc sống mới luôn là niềm thao thức trong cõi lòng của ông. Rất nhiều tâm tư ghi chép của ông như thế kín trong khoảng vài chục cuốn sổ tay mà anh Lê Hồng Phương vừa đưa về từ Pháp.
Sau khi họa sĩ Lê Bá Đảng mất vào tháng 3/2015, đến cuối năm 2023, hiền thê của ông, bà Myshu Lebadang cũng theo ông về miền mây trắng vào ngày 26/12. Lúc sinh thời, ông bà đã chuẩn bị những di cảo dành cho quê nhà với 60 thùng chứa đầy các họa phẩm, vật lưu niệm và nhất là những cuốn sổ ghi chép, phác thảo của ông dành cho hậu thế, đặc biệt có nhiều suy niệm về cách để làm cho quê hương Quảng Trị được đẹp giàu hơn.
Phương kể hai vợ chồng anh qua Pháp, tiếp nhận 60 thùng di cảo nhưng không thể đưa hết tất cả về một lần nên phải phân loại. Những thùng di cảo chiếm thể tích lớn, phòng ở không chất đủ, nhiều thùng phải để ở hành lang. Mỗi ngày, vợ chồng anh mở ra vài thùng để phân loại rồi chọn phương tiện vận chuyển phù hợp. Có những di cảo được gửi về bằng đường hàng không, có di cảo được gửi theo đường hàng hải.
Đêm gần cuối chuyến đi, Phương kể sau khi xử lý xong thùng di cảo thứ 58 đã quá khuya, mệt và đuối, anh thiếp đi. Nhưng vừa chợp mắt, như có linh tính, anh choàng dậy và ra hành lang mang hai thùng cuối cùng đánh số 59 và 60 vào phòng để xử lý tiếp. Chính thùng đồ thứ 59 lại là thùng chứa gần 60 cuốn sổ tay của ông. Thật may mắn vì đã không sơ suất để mất (trước đó một thùng màu vẽ của họa sĩ để lại đã bị mất)! Bởi ông có hàng vạn bức tranh, nhưng những cuốn sổ này mới là phần tâm tư, nỗi niềm mà bao năm “một mình mình biết một mình mình hay”.
Chưa đọc hết những cuốn sổ tay của ông, chỉ tiếp cận một phần ghi chép đó, nhưng cứ mỗi lần gấp lại, trong tôi nghe đồng vọng câu thơ của Ức Trai Nguyễn Trãi: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng” (bui: tiếng cổ nghĩa là “duy chỉ”). Tấc lòng của danh họa với quê hương, đất nước đúng nghĩa là “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”.
Thăm thẳm tình yêu nước, yêu quê, yêu dân tộc...
Mỗi lần về thăm ngôi nhà của ông ở làng Bích La Đông, tôi luôn dừng lại rất lâu trước tấm ảnh treo trang trọng trong nhà, được chụp vào thời điểm năm 1946, khi ông được bà con Việt Kiều ở Pháp cử lên Paris gặp Hồ Chủ tịch lúc Người sang dự hội nghị Fontainebleau.
Chuyến lên Paris ấy ông mang theo tiền mà bà con Việt kiều đã gom góp gửi về cho Tổ quốc đang trong những tháng ngày gian khó. Rồi từ đó, cho dù chặng đường vừa sáng tạo nghệ thuật, vừa vất vả mưu sinh, hay sau này thành danh và giàu có thì mãi mãi với Lê Bá Đảng vẫn là một tấm lòng tha thiết với Tổ quốc.
Danh họa Lê Bá Đảng (thứ 2, từ trái sang) lúc sinh thời với các họa sĩ trẻ Quảng Trị và Huế đến thăm ông tại Paris hơn 20 năm trước -Ảnh: L.Đ.D
Hãy nghe ông kể về những tháng năm đất nước gian lao và những tác phẩm của ông đã đồng hành với đất nước như thế nào: “Tình thế giặc giã trên quê hương tôi, dẫn tôi đến hình ảnh của đồng bào đau khổ rồi đưa tôi đến “phong cảnh bất khuất” (1970) tả con đường từ Bắc đến Nam mà báo chí Phương Tây ca tụng hằng ngày.
Trong rừng sâu hiểm trở, trên núi dưới đèo, bom đạn liên miên, cái gì cũng chống lại con người. Khí hậu thất thường, nguy hiểm từng ly từng tý, nhưng con người vẫn sắt đá. Mạch máu hồng vẫn hồn nhiên xẻ lối đưa đường, tìm cách SỐNG. Đây là vạn cái đường mòn của xứ tôi. Đây không phải là xu hướng chính trị, phe phái mà là am hiểu cái tin tưởng, cái sáng tạo, cái gan góc của những người đồng chủng muốn sống, không chịu làm nô lệ, đem cả tài trí, sức lực và niềm tin để chống ngoại xâm.
Đồng bào tôi mở ra con đường mòn từ Bắc đến Nam với tài trí sức lực của kẻ yếu để tìm lẽ sống. Tôi đắp con đường với màu sắc, với mỹ thuật trong nhà cao cửa ráo ở giữa Paris, rồi đưa ra phô trương nhiều xứ để tỏ lòng kính trọng những ai đã không tiếc máu xương với con đường này...”.
Hiếm có một danh họa nào sống giữa phồn hoa xứ người lại gắn bó với đất nước bởi các dự án nghệ thuật mà tên gọi đã nói lên tất cả: Vườn mộ Loa Thành, Hạt gạo Trường Sơn, Dấu chân Giao Chỉ, Làng hoa Bích La, Tượng đài Thánh Gióng, Cọc chông Bạch Đằng... Những ngày đất nước ra trận, ông có những Hậu quả chiến tranh (1965), Phong cảnh bất khuất (1973 - những bức tranh về Trường Sơn và đường mòn Hồ Chí Minh).
Lần triển lãm này của cố danh họa Lê Bá Đảng như một hoạt động ý nghĩa để tham gia vào không khí chung của quê hương chào mừng Lễ hội Vì Hòa bình lần đầu tổ chức tại Quảng Trị. Những tác phẩm đã vượt hàng vạn hải lý trùng dương từ kinh đô hoa lệ của nước Pháp lần đầu tiên chạm vào cố hương của tác giả và bày biện giữa vườn tược ruộng đồng thêm một lần nữa nói với chúng ta về tấm lòng thiết tha của ông với Tổ quốc, với quê hương cho dù ông đã rời cõi trần gian để về miền mây trắng.
Lê Đức Dục
VOV.VN - ĐT futsal nữ Việt Nam thất bại trước ĐT futsal nữ Thái Lan trước thềm trận chung kết giải Futsal Đông Nam Á 2024.
VOV.VN - Kết quả vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á được quan tâm khi ĐT Indonesia gây bất ngờ trong loạt trận vừa qua.
QTO - Năm 2018, tôi có dịp cùng đoàn khách ngoại giao công dân đến từ nước Mỹ trên một chuyến xe vào bản Ruộng heo hút ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa....
QTO - Trong Giải Đua xe đạp tỉnh Quảng Trị năm 2024 “Điểm đến Hòa bình” được tổ chức ngày 30/6 vừa qua, nữ vận động viên (VĐV) TÔN HOÀNG KHÁNH LAN đã xuất...
(CAND) - Trước thềm vòng tứ kết EURO 2024, Tây Ban Nha và Đức đang là hai đội tuyển thi đấu thuyết phục nhất, ghi nhiều bàn nhất và để thủng lưới ít nhất. Đây cũng là hai đội...
QTO - Trong khoảng 600 vận động viên (VĐV) tham gia Ngày hội Đạp xe Vì Hòa bình tổ chức tại Quảng Trị năm 2024 có 36 VĐV đến từ các nước Lào, Campuchia,...
VOV.VN - Kết quả bán kết Cúp Quốc gia: Thanh Hóa hạ Nam Định với tỷ số 2-1 để tiếp tục nuôi hy vọng bảo vệ danh hiệu mà họ đã giành được mùa giải trước.
QTO - Hiện thời, Đông Hà đã chuẩn bị đầy đủ sức vóc để trở thành đô thị loại II. Đó là một sự thăng tiến rất đáng tự hào đối với mảnh đất và con người Đông...
VOV.VN - HLV Trần Minh Chiến lý giải nguyên nhân U16 Việt Nam thua đậm 0-5 trước U16 Indonesia ở trận tranh hạng Ba giải U16 Đông Nam Á 2024.
QTO - Nhắc đến Trần Hoàn là nói đến một chính khách, nhà hoạt động văn hóa năng động, một nhạc sĩ xuất sắc thuộc thế hệ văn nghệ sĩ thứ hai, thế hệ đã sinh...
VOV.VN - Sau loạt trận vòng 1/8 EURO 2024 diễn ra rạng sáng 3/7, UEFA đã xác định được đầy đủ 4 cặp đấu ở tứ kết.
QTO - LTS: Đồng dao Quan Trạng là phần một của tuyển tập, gồm ba tập thơ của nhà thơ Lê Thị Mây viết cho cả bé trai, bé gái bằng thể thơ lục bát. Vần điệu...