
{title}
{publish}
{head}
Thành lập tháng 11/1993, trong suốt 15 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Tuyên truyền Văn hóa (TTVH) BĐBP Quảng Trị luôn vững tâm, bền chí cất lên những câu hát nối chiều dài biên giới của Trường Sơn đại ngàn, của biển cả mênh mông.
Họ đã hát bằng cả trái tim mình. Những người chiến sĩ văn hóa-văn nghệ Biên phòng đã hát cho bà con các dân tộc trên khắp bản làng nơi miền biên viễn xa xôi, nơi thăm thẳm miền quê cát trắng, nơi gầm gào cơn bão cuồng phong hải đảo, nơi những mái nhà sàn neo lại bên vách núi, những con người lam lũ với thời gian để mưu sinh. Họ ở xa lắm. Và các chiến sĩ “văn công” Biên phòng kéo họ gần hơn với đôi bờ đất nước. Đã 3 năm trôi qua, tôi vẫn không thể nào quên lần cùng đội TTVH đi lưu diễn phục vụ bà con các dân tộc vùng bản xã Pa Nang, huyện Đakrông theo lời giới thiệu của Thượng tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chủ nhiệm Chính trị.
Tạm biệt đường Hồ Chí Minh, chiếc xe URan sồng sộc như một con voi chiến. Thùng xe nhỏ, chất hơn mười con người, kèm theo toàn bộ âm thanh, ánh sáng, chạy đường bằng, ai cũng kêu chật, thế nhưng mới rẽ vào đường núi chưa đầy 2 km bỗng trở nên rộng thênh thang.
Chúng tôi ngồi vón lại, giữ chặt lấy nhau để không bị văng ra khỏi thành ghế. Khi xe dừng lại nghỉ cho đỡ nóng máy, tôi mới nhìn kỹ các thành viên ngồi chung với mình suốt chặng đường gần 100 cây số và nhận ra điểm chung nhất của các chiến sĩ “văn công Biên phòng” là sự dạn dày, cứng cỏi đôi chân vượt đá Trường Sơn và sức chịu những con sóng khơi xa.
![]() |
Đội TTVH Bộ đội Biên phòng Quảng Trị tham gia Liên hoan "Tổ, đội TTVH tuyến biên giới, bờ biển khu vực miền Trung- Tây Nguyên |
Phía bờ bên tê, bà con dân bản và cán bộ, chiến sĩ đồn đón chờ. Phía bờ bên ni, chúng em nỏ biết tính cách răng để vượt sông. Đang trong lúc bí thì có anh công nhân của đội cầu Thăng Long đang thi công cầu Sê Băng Hiêng hiến kế dùng chiếc cần cẩu ngoạm đất để làm cầu cho toàn đội vượt sông. Ngồi trên chiếc thùng ngoạm, treo lửng lơ giữa không trung, tụi con gái chúng em chẳng đứa mô dám mở mắt nhìn xuống dòng sông đang sục sôi nước lũ. Khi chiếc ngoạm hạ xuống vạt đất bờ biên kia, mọi người mới dám thở phào để xua đi nỗi sợ hãi kìm nén. Ngày trở về, cơn mưa đã tạnh, dòng Sê Băng Hiêng thu mình lại thành con suối cạn, lội chưa quá đầu gối. Thương lắm các anh, các chị, những “Chiến sĩ văn công Biên phòng” nối nhịp chiều dài biên giới, nối tình đoàn kết giữa miền núi với miền xuôi bằng những câu hát, điệu hò. Thương những người con gái “chân yếu tay mềm” nhưng cũng đàn, sáo trên vai, đi bộ hàng ngày đường để phục vụ bà con dân bản. Trên sân khấu nét mặt tươi cười rạng rỡ, kết thúc đêm diễn là lăn dài dòng nước mắt vì thương con đêm đông phải ngủ nhờ nhà hàng xóm. Một năm chừng từ 220 đến 230 suất diễn, tính ra mười lăm năm vị chi gần 4000 suất. Nhiều khi đường xa, dốc cao, đi bộ đến điểm diễn trời đã tối, bà con dân bản kéo nhau đứng đầy sân, cơm nấu ra không kịp ăn, sân khấu sáng đèn là múa, là hát, miệng cười với khán giả nhưng trong bụng, cơn đói cồn cào. Chương trình chính kết thúc, và vội bát cơm cho dằn cơn đói lại tiếp tục hát cho bà con nghe. Sương núi xuống lạnh, dân bản mới chịu ra về. Chợp mắt một lúc đã phải lục đục kêu nhau dậy đi cho kịp tới điểm diễn khác.
Từ lâu lắm rồi, Đội TTVH Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đã trở thành “Người con yêu” của bản làng vùng cao, của dân chài làng biển và của cả bà con ở các vùng mà những đoàn nghệ thuật lớn ngại đến biểu diễn. Nhiều địa bàn xa xôi như: Đảo Cồn cỏ, xã Pa Nang, A Vao; Ba Tầng, Xy, A Dơi, Hướng Lập... đội TTVH Bộ đội Biên phòng đến phục vụ đã thoả mãn sự chờ mong nhiều năm người dân không được xem biểu diễn nghệ thuật... Bài, ảnh: Nguyễn Thành Phú
Hồ Quang 8 là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc trữ tình bolero và phát triển sự nghiệp tại miền Bắc. Anh được nhiều người yêu mến với chất giọng mượt mà, sâu ...
QTO - Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về đề tài Quốc phòng toàn dân năm 2023, trong 4 huy chương vàng của Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng đạt được, có ...
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới ...
Trên hành trình thiên lý Bắc Nam, có một dòng sông, một chiếc cầu không ai có thể quên: sông Bến Hải và cầu Hiền Lương. Sông không rộng, cầu không dài nhưng đó ...
Ở tuổi 84, tuy không còn khỏe mạnh, tinh anh như trước nhưng Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) VŨ MẠNH THI vẫn nặng lòng với những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Từ sự trăn ...
Vào cuối tháng 2/2023, nghệ thuật trình diễn dân gian Hò giã gạo ở Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VH,TT&ĐL) công nhận là Di sản văn hóa ...
Hơn 17 năm gắn bó với công tác giảng dạy, cô giáo Nguyễn Thị Diễm, ở Khu phố 3, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà đã dìu dắt, nâng bước cho nhiều thế hệ học sinh ...
Từ năm 1972 đến 1973, Khu vực Vĩnh Linh đã cưu mang 4 vạn người dân của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng ra sơ tán. Chương trình đưa người dân từ 2 địa phương ...
QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...
QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...
Khoảng cuối năm 2004, chị Nguyễn Thị Liễu biết mình bị lây nhiễm HIV/AIDS từ chồng. Trong tình cảnh không chốn nương thân, chị Liễu đã đến gõ cửa gia đình chị Đặng Thị Hoài Thu...
Chia tay với cô học trò lớp 8 Lê Thị An (thôn Duy Hòa, xã Triệu Hòa, Triệu Phong) tôi chợt nghĩ, nếu không có tình bạn và hình ảnh mái trường với con đường làng đất đỏ quanh co...
Nơi trú ẩn cuối cùng của còng gió Cửa Tùng
Tạ ơn vùng đất
TT - Hồi kháng chiến, ông là một trong những cán bộ nằm vùng “lì” nhất của huyện Hải Lăng nên sau này người ta gọi ông là “ông Hoan nằm vùng”. Sau hòa bình, ông làm chủ tịch...
Anh cũng có một cái tên đơn giản như mọi người: Đoàn Đản. Anh cũng có một công việc mưu sinh bình thường như bao người: một tiệm buôn bán và sửa chữa đồng hồ nhỏ ở cổng chợ...