
{title}
{publish}
{head}
Chia tay với cô học trò lớp 8 Lê Thị An (thôn Duy Hòa, xã Triệu Hòa, Triệu Phong) tôi chợt nghĩ, nếu không có tình bạn và hình ảnh mái trường với con đường làng đất đỏ quanh co mỗi sớm tinh mơ cắp sách vở đến trường thì có lẽ An đã không đủ sức chịu đựng mỗi năm một lần nhập viện, một lần cưa một mẩu xương ở chân trái của mình. An nói: “Từ mẫu giáo đến nay em đã 9 lần vào viện, 9 lần cưa chân và việc đó còn tiếp diễn...” “Họa vô đơn chí”... Ngôi nhà bố mẹ An rộng chừng 35m2 nằm bên tỉnh lộ 580 (nối thị trấn Ái Tử với bắc Cửa Việt, huyện Triệu Phong) trông xập xệ như một quán nước ven đường.
Anh Lê Văn Anh (bố An) bị teo cơ chân trái, 40 tuổi tóc đã bạc, người gầy gò vì vòng quay cơm áo và gánh nặng mỗi năm một lần đem con gái vào bệnh viện Trung ương Huế để... cưa chân cho con! “Tui và con gái tui xui hệt nhau! Nhưng chân trái của tui còn nhắc nhói được, còn chân trái con bé thì cưa mãi.” Anh Anh bị bỏng nước sôi khi 6 tháng tuổi, tiêm thuốc kháng sinh không may bị teo chân. Và cũng như An, hễ nhắc đến chuyện phẫu thuật là anh vã mồ hôi hột. Tuổi thơ cậu bé Anh tàn tật lăn lóc giữa miền quê xơ xác, đâu đâu cũng lởm chởm kẽm gai và phế liệu chiến tranh. Trong ký ức của anh, những năm tháng lê lết đi chăn trâu trên bãi bồi tha hồ hái cỏ mào gà để chọi và cứ mỗi lần nằm ngửa nheo mắt nhìn mặt trời hoa cỏ may đâm nheo nhéo sau lưng là khoảng thời gian êm đềm, vô tư và “ít đau” hơn cả. Về sau, không ít lần Anh sợ cả chính mình, sợ hãi với những tai ương “hoạ vô đơn chí”. Lên 8 tuổi Anh mới được đi học, nên khi thi tốt nghiệp lớp 12 lại phải khai man tuổi (sinh năm 1968 khai thành 1970) cho phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục-Đạo tạo hồi ấy. Anh Anh chua xót kể: “Năm 1989, tui thi đỗ vào khoa Hóa, Trường đại học Tổng hợp Huế. Sau hai tháng theo học, đến lúc khám sức khỏe thì lộ ra... cái chân tật. Tui cố năn nỉ bác sĩ nhưng họ nói sớm muộn nhà trường cũng phát hiện được, vậy là nuốt nước mắt trở về nhà.” Giảng đường đại học tan thành mây khói, thay vào đó la cái lều sửa xe đạp. Năm 1993, anh lập gia đình với người con gái mồ côi ở cùng quê và một năm sau, bé An chào đời, tưởng chừng hạnh phúc đã gõ cửa đời mình. Nhưng, anh kể tiếp: “Con bé An 5 tuổi, một lần đi học mẫu giáo thì bị tai nạn giao thông, tui quăng quán sửa xe đến đó thì thấy chân con đã bị nát...". Chân trái bé An bị nhiễm trùng, phải điều chuyển qua 3 bệnh viện và cưa cụt vào tận háng. Người tài xế xe tải chở đất gây tai nạn lại là người trong làng, nuôi cả một đụn con, gia cảnh cũng nghèo rớt giống nhau nên mọi chi phí thuốc men cho bé An lại đổ lên đầu... cái quán sửa xe đạp. Chị Tiết vợ anh bỏ bê chăm nom mấy sào ruộng vì toàn ôm con đi viện... Vượt qua nỗi đau Từ ngày bị tai nạn đến nay, cứ 1 đến 2 năm một lần, An lại phải vào bệnh viện để cưa phần xương mọc thêm, nếu không nó sẽ đâm ra khỏi thịt. Cô giáo Hoàng Thị Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Triệu Hòa, Triệu Phong, nói: “Nghị lực của An thật đáng khâm phục. Em đã vượt qua nỗi đau triền miên, cả tâm lý thua thiệt bạn bè để liên tục trong 8 năm qua, năm nào em cũng là học sinh xuất sắc!” Năm lớp 5, An đã đạt giải nhì cấp huyện, giải 3 cấp tỉnh các môn văn và toán. Hiện tại, An nằm trong đội tuyển của trường đang luyện thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh về môn Anh văn. Cô Bình vui vẻ nói thêm: “Thành tích học tập của An rất đáng để bạn bè, thầy cô có niềm tự hào chính đáng về em!”
![]() |
5 năm rồi, mỗi buổi sáng, Hường lại tới nhà chở An đến lớp |
Trong chiến tranh gian khổ và ác liệt, từ lòng địa đạo Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch cũ), nay thuộc xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã có 17 đứa trẻ ...
Tôi có may mắn được 4 lần đặt chân đến “quần đảo tự do” của Cuba nằm trong vịnh Ca-ri-bê, cách nước Mỹ chưa đầy 200 km! Mỗi chuyến thăm đều để lại trong tôi ...
Chiếc xe đạp, một phương tiện khá dễ mua đối với không ít người nhưng lại là ước mơ mà nhiều học sinh nghèo ở Quảng Trị khó với tới. Biết điều đó, thành viên ...
“ Đờn cò lên trục kêu vang-Anh còn thương bạn, bạn khoan có chồng”.
Trong trí tưởng tượng của tôi, Tà Rụt là một thung lũng heo hút giữa miền biên ải xa xôi. Mỗi lần có dịp đi qua chiếc cầu treo huyền thoại, tôi đều ngước nhìn ...
Tai nạn giao thông (TNGT) từ lâu vẫn luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào và dần trở thành nỗi ám ...
Ba sớm qua đời vì tai nạn bom mìn, anh Phạm Thành Trung (sinh năm 1982), nhân viên Dự án RENEW/NPA hiểu sâu sắc nỗi đau do hậu quả chiến tranh để lại. Không ...
Trong tiết trời lạnh giá, hàng chục học sinh bậc tiểu học của điểm trường Càng (thuộc Trường TH&THCS Hải Hòa, huyện Hải Lăng) co ro bám chặt mạn ghe để phụ ...
QTO - Năm nay tròn 90 tuổi, ông Hồ Văn Triêm ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Li nh, vẫn nhớ tường tận những câu chuyện lịch sử hào hùng năm xưa của mảnh đất...
QTO - Dịp 30/4 – 1/5 năm nay mặc dù được nghỉ lễ 5 ngày, nhưng trên công trường Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...
Nơi trú ẩn cuối cùng của còng gió Cửa Tùng
Tạ ơn vùng đất
TT - Hồi kháng chiến, ông là một trong những cán bộ nằm vùng “lì” nhất của huyện Hải Lăng nên sau này người ta gọi ông là “ông Hoan nằm vùng”. Sau hòa bình, ông làm chủ tịch...
Anh cũng có một cái tên đơn giản như mọi người: Đoàn Đản. Anh cũng có một công việc mưu sinh bình thường như bao người: một tiệm buôn bán và sửa chữa đồng hồ nhỏ ở cổng chợ...
Đình làng Trung Yên- nơi lưu giữ 19 sắc phong của các vua Triều Nguyễn ban cho làngSau nén hương kính cáo với tổ tiên xin được mang mười chín sắc phong lần lượt qua các đời vua...
(QT) -Nhân chuyến về thăm chiến trường xưa, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 18 (năm 1972) đã gửi cho báo Quảng Trị bài viết hồi ức về trận đánh...