Cập nhật: Thứ 5, 01/11/2012 | 13:53 GMT+7

Những “Bông sen hồng” trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Linh

(QT) - Tỷ phú giữa đồi rừng Vĩnh Linh Năm 1986, anh Nguyễn Khắc Cận là một trong những người tiên phong trong việc thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế. Hai vợ chồng đưa con cái từ làng Đức Xá lên định cư vùng Trạng Nậy, xóm Cồn, thuộc làng Thuỷ Ba Hạ (xã Vĩnh Thuỷ) để làm ăn. Gia đình anh chị được nhà nước giao 40 ha đất rừng. Anh đầu tư trồng 6 ha cao su còn lại trồng cây lâm nghiệp. Kinh tế phát triển, anh tích luỹ vốn để trồng thêm 10 ha cao su. Đến nay có 6 ha cao su đi vào khai thác năm thứ 8, cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày, 5 ha vừa mới xả mủ chuẩn bị khai thác năm thứ nhất. Thu nhập từ cao su mỗi năm được 640 triệu đồng. Doanh thu từ cây lâm nghiệp bình quân khoảng 160 triệu đồng mỗi năm. Bên cạnh đó anh chị còn mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hươu lấy nhung, gieo cấy 1,2 ha ruộng cho thu nhập mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Anh chị còn đầu tư trên 3 tỷ đồng để mua sắm các loại máy móc, xe vận chuyển làm dịch vụ cho thu nhập bình quân 360 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình gần 3,9 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí còn tích luỹ được trên 1,6 tỷ đồng, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 20 lao động, bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Sắp tới gia đình anh Cận sẽ xây dựng chuồng trại để mở rộng chăn nuôi lợn, theo mô hình cá lợn. Mỗi năm gia đình còn đầu tư trên 20 triệu đồng để tu sửa các trục đường dân sinh- kinh tế trong vùng và hỗ trợ các hoạt động xã hội khác. Anh Nguyễn Khắc Cận xứng đáng được nhận giải thưởng “Bông sen hồng” mà huyện Vĩnh Linh trao tặng. Người góp công tạo đầu ra cho nông sản Là giám đốc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh, chế biến mủ cao su, công việc bận rộn suốt ngày, thế nhưng khi được mọi người tín nhiệm bầu giữ các chức vụ ở thôn Quảng Xá, xã Vĩnh Long (Vĩnh Linh) như: Trưởng Ban Mặt trận, Chi hội trưởng phụ nữ và Chủ nhiệm Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ của xã, chị Dương Thị Hoa, Giám đốc doanh nghiệp Trần Dương đều vui vẻ chấp nhận. Và việc gì chị cũng hoàn thành một cách xuất sắc. Với bản tính chân thật lại lanh lợi, cần cù, chịu khó trong làm ăn nên chị tích luỹ ngày càng nhiều kiến thức trong sản xuất - kinh doanh và tài chính. Năm 2007, sau khi thành lập doanh nghiệp, chị đã lập dự án xây dựng xưởng chế biến mủ cao su với công suất 500 tấn mỗi năm. Khi luận chứng kỹ thuật được phê duyệt, chị quyết định đầu tư toàn bộ vốn liếng để xây dựng cơ sở vật chất, thu mua mủ cao su, xây dựng vùng nguyên liệu, tìm kiếm bạn hàng để mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản. Năm đầu tiên xưởng chế biến mủ cao su đi vào sản xuất đã cho doanh thu trên 6 tỷ đồng, doanh nghiệp của chị đã nộp thuế cho nhà nước được 300 triệu đồng. Không dừng lại ở con số ban đầu, doanh thu của doanh nghiệp đến năm 2010 đã tăng lên gấp mười lần so với năm 2007. Năm 2011, chị đã đạt doanh thu gần 70 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 3,5 tỷ đồng. Mỗi năm chị thu mua, chế biến khoảng 1.000 tấn mủ cao su; tạo việc làm cho trên 20 lao động, có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/ người/ tháng. Hiện nay, chị đã nâng công suất nhà máy lên 1.500 tấn, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu cho nông dân trong vùng. Chị được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, UBND tỉnh tặng bằng khen và cờ thi đua xuất sắc trong công tác nộp ngân sách cho nhà nước và là một trong 35 cá nhân được vinh danh trong lễ trao thưởng Bông sen hồng của huyện Vĩnh Linh lần thứ 3. Làm giàu từ kinh doanh tổng hợp Sinh ra và lớn lên ở làng Thủy Ba Hạ, xã Vĩnh Thủy, chị Nguyễn Thị Toan được biết đến là người phụ nữ cần cù chịu khó, luôn sáng tạo và năng động trong phát triển kinh tế. Nắm được nhu cầu của nhân dân trong vùng, chị bàn với chồng tập trung vốn liếng và vay vốn của ngân hàng để kinh doanh vật liệu xây dựng và mở rộng các mặt hàng kinh doanh như: vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc. Chỉ tính riêng kinh doanh dịch vụ tổng hợp chị đạt doanh thu khoảng trên 4 tỷ đồng mỗi năm, trừ mọi chi phí còn lãi từ 400 - 500 triệu đồng. Có vốn, chị đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mua đất rừng trồng cao su, cây lâm nghiệp. Trong số 17 ha cao su có 13 ha đã đưa vào khai thác, mỗi năm cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình chị còn đấu thầu 1 ha vùng đầm Lòi Nghi để xây dựng gia trại tổng hợp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi năm chị thả nuôi 3 lứa lợn gần 1.000 con, xuất chuồng khoảng 45 đến 50 tấn thịt lợn hơi, năm 2011, trừ chi phí còn lãi được 220 triệu đồng. Chị còn chăn nuôi 4.000 con vịt, 2.000 con gà mỗi năm cho lãi trên dưới 100 triệu đồng, diện tích rừng cây lâm nghiệp gần 37 ha, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi lần khai thác. Hiện nay, gia đình chị đã thành lập Công ty TNHH Toan Cương để mở rộng ngành nghề kinh doanh - dịch vụ, xây dựng các công trình dân dụng. Hiện tại, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của chị đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động có thu nhập ổn định 3 triệu đồng/tháng/người và 25 lao động hợp đồng theo thời vụ. Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Toan còn là người luôn sống có tình nghĩa, sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đóng góp hỗ trợ các tổ chức, đoàn thể trong xã. Chị là một tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi của huyện Vĩnh Linh, xứng đáng được vinh danh trong phong trào “Học hay, làm sáng tạo, sống văn hóa”, hai lần chị vinh dự nhận giải thưởng “Bông sen hồng” huyện Vĩnh Linh vào năm 2008 và 2011. Hiến đất xây chợ nông thôn Một thanh niên ở thôn Tiên An (xã Vĩnh Sơn) đã hiến gần 2.000 mét vuông đất của gia đình và đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng chợ nông thôn trên khu đất ấy. Đó là anh Nguyễn Văn Nam, 35 tuổi. Việc làm của anh khiến mọi người cảm phục, chính quyền địa phương đồng tình, ủng hộ. Sinh ra trên vùng quê đồng chua nước mặn, Nguyễn Văn Nam có ý chí lập thân, lập nghiệp, không cam chịu khó nghèo, biết tạo ra nghề mới để làm giàu. Tận dụng địa thế nhà ở ven sông Bến Hải, anh vừa nuôi tôm sú, vừa mở quán cà phê. Qua nhiều năm chăm chỉ làm ăn, anh đã có thu nhập vào loại khá của xã. Chứng kiến cảnh bà con trong thôn, trong xã hàng ngày phải lặn lội đi đò vượt sông Bến Hải sang chợ Kênh ở huyện Gio Linh từ sớm, rất vất vả, anh nghĩ đến việc xây dựng một khu chợ ngay tại thôn. Từ ý tưởng đó, anh bàn với vợ và hai vợ chồng đồng tình hiến đất, rồi tự bỏ vốn làm chợ. Được lãnh đạo xã và nhân dân ủng hộ, gia đình anh đổ trên 3,5 ngàn mét khối đất để làm nền chợ cao ráo. Bước đầu, anh xây dựng các lô quầy có mái lợp, phân từng khu vực bán theo nhóm hàng để tiện cho bà con đặt quầy. Anh không thu lệ phí vào chợ. Cuối tháng 5/2012, được chính quyền cho phép, gia đình anh khánh thành và chính thức đưa chợ vào hoạt động. Mỗi ngày chợ lại thêm đông, người bán người mua tấp nập. Nói là chợ nông thôn nhưng hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Có chợ nông thôn, ai cũng phấn khởi, bà con không mất thời gian đi chợ xa như trước. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chợ nông thôn sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế phi nông nghiệp của địa phương. Bà con thôn Tiên An nhận xét rằng, Nguyễn Văn Nam là một thanh niên có tình cảm, ý thức và hành động cao cả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương giàu đẹp. PHƯƠNG MAI



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Bông sen hồng” trên đất Vĩnh Linh
22:10 20/09/2023

Vừa qua, huyện Vĩnh Linh tặng giải thưởng “Bông sen hồng” cho chị Trần Thị Dịu (sinh năm 1984) ở thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam. Việc chị Dịu nhận giải ...

Làm giàu từ cây trồng và vật nuôi chủ lực
22:10 19/02/2025

Từng bước tích tụ, quy hoạch diện tích đất gần 2 ha, đầu tư trồng cây hồ tiêu, cao su tiểu điền kết hợp chăn nuôi lợn, mỗi năm lãi ròng trên 500 triệu đồng, mô ...

Tận tâm với công tác phụ nữ

Tận tâm với công tác phụ nữ
06:53 01/11/2012

(QT) - Ai có dịp đến thôn Trường Phước, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) được nghe nhiều người dân ở đây tấm tắc khen ngợi chị Phan Thị Liên, một phụ nữ luôn tận tâm, tận...

Tránh các rối loạn do thiếu i-ốt

Tránh các rối loạn do thiếu i-ốt
06:52 01/11/2012

(QT) - I-ốt là nguyên tố cần thiết để tổng hợp hormol giáp trạng, một chất rất cần cho sự phát triển thể lực, trí tuệ và hoạt động của con người từ khi còn là bào thai đến lúc...

Những gương sáng của bản làng

Những gương sáng của bản làng
06:52 01/11/2012

(QT) - Trong mỗi bản làng của đồng bào dân tộc, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng hết sức quan trọng, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực...

Cần đầu tư nâng cấp nguồn điện cho xã Húc

Cần đầu tư nâng cấp nguồn điện cho xã Húc
06:52 01/11/2012

(QT) - Dù nằm ngay trung tâm xã Húc (Hướng Hóa, Quảng Trị) nhưng nhiều năm nay, 53 hộ dân trú tại thôn Ta Núc vẫn chưa có điện phục vụ sinh hoạt. Cũng chung cảnh ngộ ấy, hàng...

POWERED BY
Việt Long