{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong căn nhà sàn nằm ở bản A La, xã A Ngo (Đakrông, Quảng Trị), nghệ nhân Kôn Thà, 65 tuổi nhảy múa say sưa theo từng nhịp thanh la trầm bổng. Đôi chân thô mộc thường ngày vẫn lên nương rẫy hôm nay bỗng trở nên mềm mại lạ kỳ, ông “nhập hồn” vào từng điệu múa tự nhiên tựa như cây như cỏ hoà reo theo cơn gió giữa rừng... Ông là một trong số rất ít những nghệ nhân biết chơi thuần thục về nhạc cụ thanh la. Những người níu giư "hồn bản"Căn nhà sàn cũ kĩ của Kôn Thà ở bản A La chưa bao giờ thiếu tiếng đàn, tiếng hát. Lúc tôi đến, Kôn Thà đang mang trên vai chiếc thanh la (còn gọi là phèng la) đánh và uyển chuyển theo điệu múa hội bên đàn con cháu. Chiếc thanh la phát ra âm thanh văng vẳng hoà quyện cùng tiếng hát của Kôn Thà vắt qua những nóc nhà sàn bên kia dãy núi như mời gọi. Đặt chiếc thanh la xuống sàn nhà, Kôn Thà xởi lởi: “Bố bắt đầu biết chơi và say tiếng thanh la đã từ lâu lắm rồi. Mỗi ngày không được đánh vài bản là bố không chịu được. Nó như máu chảy trong người bố rồi, không dứt được đâu!” "Cách đây gần 50 mùa rẫy. Hồi đó, nhà bố nghèo lắm, lên mười tuổi bố đã biết đi chăn trâu thuê cho những nhà giàu trong bản để kiếm cơm. Những buổi một mình vắt vẻo trên lưng trâu trong rừng bố đã biết lấy lá rừng làm khèn thổi cho đỡ buồn tủi, đỡ nhớ nhà”, Kôn Thà nhớ lại. Tiếng khèn lá dìu dặt của tuổi thơ đã ăn sâu vào tâm trí ông và ông yêu nó tự bao giờ. Nói về nhạc cụ thanh La, Kôn Thà giải thích: Thanh la là một trong những loại nhạc cụ phổ biến và mang tính biểu trưng của người Pa Cô, Vân Kiều. Thanh la có hình tròn tượng trưng cho Trời, bao bọc chở che cho dân bản và luôn hiện diện trong đời sống tâm linh của dân bản. Đặc biệt chiếc thanh la được dân bản xem là vật thiêng, có thể mỗi sinh linh của người bản lại ứng với mỗi chiếc thanh la. Kôn Thà kể: "Nếu trong bản có người ốm đau hay trẻ em khó nuôi, chiếc thanh la sẽ là nơi gửi hồn người đó. Chiếc thanh la sẽ là nơi giữ hồn và phù trợ cho người đó đi đến hết cuộc đời. Đến chết, người nhà cũng không được đem chiếc thanh la đó cho hoặc tặng mà chỉ có thể cho người khác mượn để giữ hồn mà thôi. Hồi xưa, có người đã từng phải bỏ ra hàng chục con dê, bò mới mua được chiếc thanh la ưng ý. Chính vì sự thiêng liêng này mà chiếc thanh la từ lâu đã được dân bản xem như vật báu. Tuy nhiên, hiện nay những chiếc thanh la như thế còn lại không nhiều và cũng rất ít người có thể chơi được loại nhạc cụ này thuần thục và đúng bài bản", mắt Kôn Thà chợt buồn rười rượi. Đang nói chuyện, đột ngột Kôn Thà quay sang hỏi: Con có muốn nghe chuyện bố lấy được vợ không? Không đợi tôi trả lời, Kôn Thà vui vẻ kể tiếp: Khoảng vào tháng 2/1965, bố tham gia bộ đội đóng ở Hướng Hoá, tham gia chiến đấu các mặt trận đường Chín-Nam Lào, Khe Sanh. Trong thời gian tham gia chiến đấu tại xã Hướng Phùng, Hướng Hoá, bố đã đem lòng yêu cô gái Vân Kiều xinh đẹp là Hồ Thị Xuần. Năm 1975, bố xuất ngũ thì việc đầu tiên bố làm là lặn lội lên Hướng Phùng xin đưa bà Xuần về làm vợ. Nhưng thật bất ngờ là sau vài câu chào hỏi, bố của Xuần đưa ra mấy thứ nhạc cụ rồi đặt điều kiện cho bố phải chơi cho ông nghe một vài bản nhạc truyền thống mới chịu gả con gái. Thoáng chút bối rối, nhưng khi thấy ánh mắt bà ấy âu yếm như động viên, bố mới mạnh dạn nhận lấy nhạc cụ và say sưa dạo thổi khèn bè, rồi ngân nga theo từng điệu thanh la trầm bổng, điêu luyện trong tiếng sáo véo von... Thế là bố lấy được vợ! Cuộc sống bây giờ tuy vẫn còn nhọc nhằn nhưng với Kôn Thà, cứ sau mỗi buổi lên rẫy về là ông lại đem thanh la ra đánh vài bản hay thổi vài điệu khèn bè cho con cháu cùng nghe. “Bây giờ bọn trẻ không còn thích thú nhiều đến nhạc cụ của dân tộc mình nữa, điều này làm bố buồn lắm. Bố muốn truyền dạy tất cả những gì bố học được từ tổ tiên lại cho bọn trẻ để khỏi thất truyền về sau”, Kôn Thà tâm sự. Để nỗ lực thực hiện ước nguyện, gần bốn năm nay ông tích cực tham gia vào đội truyền dạy nhạc cụ dân gian của xã A Ngo để trực tiếp dạy cách chơi các loại nhạc cụ như thanh la, đàn toong, Caryol (Caradon), Tù và, khèn bè... cho lớp trẻ trong vùng. Rồi ông cũng hăng hái tham gia vào các lễ hội, các buổi biểu diễn nhạc cụ dân gian do huyện, xã tổ chức để giới thiệu cái hay, nét độc đáo của nhạc cụ, các làn điệu dân tộc mình. Cũng giống như Kôn Thà, Kôn Mai ở bản 1, xã Tà Rụt cũng có biệt tài biểu diễn nhạc cụ đàn Toong. Đàn Toong (một nhạc cụ gần giống với đàn Tơ rưng ở Tây Nguyên nhưng được làm bằng những thanh gỗ buộc lại với nhau bằng dây rừng). Nhiều năm nay, Kôn Mai cũng nỗ lực truyền dạy về cách làm và chơi loại nhạc cụ này cho lớp thanh niên trẻ trong bản. Ngoài Kôn Thà, Kôn Mai trên nhiều bản làng giữa những tán rừng của đại ngàn Trường Sơn còn có nhiều nghệ nhân khác cũng đang nỗ lực hết mình để lưu giữ những giá trị văn hoá dân tộc mình cho đời sau... Người thợ bạc tài hoa
Vỗ Kiều- một trong những thợ làm trang sức bằng bạc hiếm hoi |
Ông Hồ Pen ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, năm nay đã bước sang tuổi 92. Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn rất minh mẫn. Ngoài khả năng biểu diễn ...
Miền đất xa xôi A Vao, Tà Rụt của huyện Đakrông hiện vẫn còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, lễ hội, nghề truyền thống độc đáo của ...
Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử ...
Đakrông là huyện miền núi có trên 80% người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được cấp ủy, chính ...
Với tâm hồn nghệ sĩ đậm chất đại ngàn, những nghệ nhân đã mang theo làn điệu dân ca, tinh túy ẩm thực và nếp sống, sinh hoạt truyền thống của dân tộc mình về ...
Trong tất cả các nhạc cụ truyền thống thì khèn bè (khên) là loại nhạc cụ được sử dụng phong phú, đa dạng, gần gũi nhất trong đời sống tinh thần của người Pa ...
Văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị rất phong phú, đa dạng. Trong đó, nhạc cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc chuyển tải ...
Tạm gác lại bộn bề mưu sinh thường ngày, từ các bản làng xa xôi nơi mọi miền Tổ quốc, gần 900 nghệ nhân đã có dịp hội ngộ ở TP. Đông Hà trong Ngày hội Văn hóa ...
QTO - Trong những ngày này, ở nhiều vùng quê tỉnh Quảng Trị, người dân rộn ràng làm mứt, bánh đón tết Ất Tỵ 2025.
QTO - Giữ lời nguyện ước với đồng đội, sau 40 năm chia xa vùng chiến tuyến “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”, những ngày đầu xuân chúng tôi trở...
(QT) - Cảnh tượng 10 tên lính ngụy ăn gan, uống mật nữ y tá Huyện Đội Hải Lăng Lê Thị Tuyết vào chiều 5-7-1968 luôn đè nặng kí ức bà Lê Thị Huê ở thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân,...
(QT) - Hãy thử tưởng tượng, chỉ với một chiếc máy tính kết nối mạng Internet, dù bất kỳ đâu, trong phòng họp, trong quán cà phê hay thậm chí trên giường ngủ, mỗi cán bộ, công...
(QT) - Chị Trương Thị Khương, công nhân Nông trường cao su Dốc Miếu (Gio Linh, Quảng Trị) là một trong số những người giàu khát vọng và ý chí vượt lên khó khăn khiến bao người...
Gặp lại chú chim khuyên trên đất Thành Cổ
(QT) - Từ lâu, người dân vùng trũng Hải Lăng (Quảng Trị) thường truyền tụng câu ca: “Bao giờ có tuyến đê cao/ Dân tôi mới hết đem bao chặn dòng”. Cũng chẳng biết từ bao giờ,...
(QT) - Hàng năm cứ đến ngày 24/11 âm lịch, những người thợ nề (còn gọi là thợ xây, thợ hồ) lại tụ tập bên nhau để tưởng nhớ ông Tổ của nghề. Trong buổi gặp mặt này thường là...