
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã có những bước đi đầu tiên để triển khai việc sáp nhập thôn chưa đạt chuẩn. Bên cạnh những thuận lợi còn nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cấp chính quyền phải quan tâm giải quyết.
![]() |
Cán bộ địa phương tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước |
Những tháng qua, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp Trần Vinh và các cán bộ địa phương thường xuyên về thôn Tà Đủ nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Thôn Tà Đủ có 38 hộ, 184 nhân khẩu, chủ yếu là người Vân Kiều. Vừa qua, hay tin thôn mình sẽ sáp nhập vào thôn Lương Lễ, nhiều người dân chưa thuận lòng. Qua khảo sát, tỷ lệ đồng thuận với đề án sáp nhập thôn Tà Đủ với thôn Lương Lễ chỉ đạt 5,26%. Thực tế, nhiều lý do khiến người dân quan ngại, trong đó nguyên nhân chủ yếu là người dân địa phương lo lắng không còn được hưởng chế độ, chính sách của nhà nước như trước. Chủ tịch UBND xã Trần Vinh cho biết: “Chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để làm rõ cho bà con biết tầm quan trọng của đề án sáp nhập, lấy ý kiến, bỏ phiếu khảo sát… nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Người dân thôn Tà Đủ yêu cầu xã cam kết sẽ giữ nguyên chế độ, chính sách mà họ đang được hưởng. Tuy nhiên, điều này nằm ngoài khả năng của lãnh đạo xã”.
Tại xã Tân Long, lãnh đạo địa phương cũng đang trăn trở trước việc triển khai sáp nhập thôn. Hiện xã Tân Long có 10 thôn, trong đó 9 thôn có nguồn gốc lâu đời, chỉ có thôn Làng Vây mới được thành lập vào năm 2015 với 31 hộ, 132 nhân khẩu. Do không đạt tiêu chuẩn về quy mô số hộ theo quy định nên dự kiến thôn Làng Vây sẽ sáp nhập vào thôn Long Phụng. Tuy nhiên, chủ trương trên vẫn chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ người dân địa phương. Được biết, toàn thôn Long Phụng có 100% dân số là người Kinh, còn ở thôn Làng Vây chủ yếu tập trung đồng bào Vân Kiều. Vì thế, người dân có sự quan ngại về bất đồng trong ngôn ngữ, phong tục, tập quán…
Hiện toàn huyện Hướng Hóa có 192 thôn, phần lớn được hình thành từ lâu đời. Nhiều thôn ở vùng sâu, vùng xa, nằm trên tuyến biên giới, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… Đặc biệt, số thôn có quy mô dân số dưới 100 hộ, thuộc diện cần sáp nhập khá lớn. Theo thống kê, toàn huyện hiện có 128/192 thôn dưới 100 hộ, trong đó có 78 thôn dưới 70 hộ. Giai đoạn 2018 - 2021, huyện Hướng Hóa tiến hành khảo sát, thống nhất sáp nhập 48/192 thôn của 18 xã, thị trấn. Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2030, thêm 44 thôn trên địa bàn sẽ được sáp nhập.
Việc sáp nhập thôn ở huyện Hướng Hóa đã, đang và dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Trước tiên, Hướng Hóa là huyện miền núi, hội tụ nhiều dân tộc anh em sinh sống, một số thôn đồng bào dân tộc thiểu số định cư nằm tách biệt từ lâu đời. Khi sáp nhập với thôn của người Kinh, bà con lo lắng sự khác biệt về phong tục, tập quán, bất đồng ngôn ngữ… dẫn đến những bất tiện không đáng có. Vì thế đến nay, người dân nhiều thôn như: Làng Vây (xã Tân Long), Tà Đủ (xã Tân Hợp), Bản 7 (xã Thuận)… chưa thực sự thuận lòng.
Theo thống kê, huyện Hướng Hóa có 53 thôn thuộc diện thôn biên giới, 112 thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 112 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, có 9 thôn nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Nhờ sự hỗ trợ này mà cuộc sống người dân địa phương đã vơi bớt phần nào khó khăn, vất vả. Trong 48 thôn xây dựng đề án sáp nhập, có 4 thôn thuộc diện thôn đặc biệt khó khăn, đang nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Do nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình 135 và các chương trình, dự án khác của nhà nước được chia làm nhiều giai đoạn nên khi sáp nhập, người dân một số thôn có thể sẽ mất đi nguồn hỗ trợ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Đó chính là nỗi lo âu không nhỏ của người dân.
Những vấn đề có thể nảy sinh sau sáp nhập cũng được người dân bàn thảo nhiều. Sau khi sáp nhập, riêng việc tổ chức các cuộc họp ở một số thôn dự kiến sẽ rất khó khăn do nằm cách xa nhau, địa hình cách xa xôi, hiểm trở… Đó cũng là một trong những lý do khiến 15 thôn có số hộ dưới 70 nhưng đề nghị giữ nguyên, sẽ sáp nhập vào giai đoạn 2021 - 2030 gồm: thôn Của, Ra Ty (xã Hướng Lộc), thôn Bản Cồn (xã Tân Lập), thôn Ta Ri 2, Ho Le, Ta Cu (xã Húc), thôn Xa Rường (xã Hướng Tân), thôn Hướng Hải, Hướng Choa (xã Hướng Phùng), thôn Mới, Trĩa (Hướng Sơn), thôn Trăng - Tà Puồng (xã Hướng Việt), thôn Tri, Cựp - Cuôi, Sê Pu - Ta Păng (xã Hướng Lập). Người dân còn lo lắng quá trình sáp nhập thôn, khu phố bước đầu sẽ nảy sinh một số xáo trộn, đặc biệt ở những địa bàn rộng, khu vực biên giới, dân cư phân tán…
Ngay khi có chủ trương sáp nhập thôn chưa đạt chuẩn, lãnh đạo huyện Hướng Hóa đã xác định, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; giúp thuận tiện trong công tác quản lý; góp phần giảm bớt chi phí cho bộ máy hoạt động của thôn… Huyện ủy, UBND huyện Hướng Hóa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. UBND huyện sớm ban hành công văn hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại thôn trên địa bàn và lấy ý kiến của người dân. Được sự chỉ đạo sâu sát của UBND huyện, các ban, ngành liên quan chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát thực địa, nắm chắc tình hình và đề xuất phương án hợp lý; xây dựng đề án phù hợp với thực trạng của từng địa phương… Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đều đồng thuận, quyết tâm vào cuộc.
Trước những khó khăn, vướng mắc đã, đang và dự kiến sẽ đặt ra, lãnh đạo huyện Hướng Hóa xác định cần những bước đi thận trọng, đúng đắn, có lộ trình trong việc sáp nhập thôn chưa đạt chuẩn. Theo Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Đặng Trọng Vân, mới đây UBND huyện có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ xem xét trước mắt giữ nguyên thôn Tà Đủ, xã Tân Hợp. UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, vận động sáp nhập thôn Tà Đủ với thôn Lương Lễ vào giai đoạn 2021 - 2030. Cùng với đó, lãnh đạo huyện Hướng Hóa đề nghị cấp trên bảo lưu các chương trình, chính sách cho thôn đặc biệt khó khăn như thời điểm chưa sáp nhập hoặc tạo điều kiện để thôn mới thành lập cũng được thụ hưởng.
Tây Long
Theo Nghị quyết số 1281/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023 - 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết ...
Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương về nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp ...
Thời gian qua, hoạt động nhập khẩu than đá từ Lào về Việt Nam chủ yếu qua Cửa khẩu quốc tế La Lay có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui vẫn ...
Hiện nay, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong các chính sách xử lý ...
Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính cấp huyện; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Ngày 21/8/2023 Bộ Tư pháp ban hành Công văn 3792/BTP-HTQTCT về xây dựng nội dung hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực hộ tịch, lý lịch tư pháp, ...
Thực tế hiện nay, không riêng gì trên địa bàn huyện Hướng Hóa mà ở các địa phương khác, có rất nhiều mô hình làm du lịch tự phát ở nông thôn trên đất nông ...
Trong giai đoạn 2021-2024, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ...
QTO - Lãnh đạo xã Hải An, huyện Hải Lăng thừa nhận gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai do tình trạng xây dựng nhà, công trình trái phép tại...
QTO - Mấy năm trở lại đây, hoạt động vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay trên tuyến Quốc lộ 15D đã gây ra tình trạng ô nhiễm...
(QT) - Để khảo sát, giám sát tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 16/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của HĐND tỉnh Quảng Trị về “Quy định mức chi đối với công tác phổ biến...
(QT) - Đối với hoạt động điện lực, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều, cụ thể như vi phạm sử dụng điện, các hành vi trộm cắp điện, vi phạm an toàn...
(QT) - Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Gio Linh Nguyễn Đăng Anh cho biết, từ 2003 - 2010, UBND huyện Gio Linh đã tiến hành kỷ luật với hình thức buộc thôi việc đối...
(QT) - Vào lúc 10 giờ hôm nay 11.11.2018, tại km20, Quốc lộ 9, thuộc địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã phát hiện và bắt quả...
(QT) - Vào hồi 21h30 hôm qua 10.11.2018, tại thôn Kalu, xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Đội đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm phối hợp với Đội trinh sát đặc...
(QT) – Hôm nay 10.11.2018, ông Đoàn Văn Được, Chủ tịch UBND xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cho biết, trên địa bàn xã xảy ra tình trạng người dân vào rừng chặt cây, chiếm đất trồng...