
{title}
{publish}
{head}
QTO - Tàu cá được đóng mới, cải hoán tại các cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá, sau khi xuất xưởng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Tàu cá không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép hoạt động khai thác thủy sản là vi phạm Điều 60, Luật Thủy sản 2017 và chưa khắc phục những tồn tại, hạn chế về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu mà Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) khuyến nghị trong các đợt kiểm tra công tác chống IUU.
Để hoạt động đánh bắt trên biển thuận lợi, hiệu quả, tàu cá phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật -Ảnh: Đ.T
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 2 cơ sở đóng tàu được công nhận đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo quy định, đó là Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Triệu An. Ngoài ra, qua kiểm tra, rà soát của Chi cục Thủy sản thì hiện nay trên địa bàn các huyện Hải Lăng, Vĩnh Linh có 9 cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá và đã vi phạm quy định về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá của Luật Thủy sản 2017.
Vì vậy, các chủ tàu cá khi thực hiện việc đóng mới, cải hoán tàu cá tại các cơ sở này sau khi xuất xưởng sẽ không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định; gây khó khăn cho công tác chống IUU. Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá theo Điều 63, Luật Thủy sản 2017 phải đáp ứng các điều kiện sau đây: có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với chủng loại, kích cỡ tàu cá được đóng mới, cải hoán.
Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; có nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh; có hệ thống quản lý chất lượng, quy trình công nghệ đáp ứng yêu cầu…
Ông M.V.B. (57 tuổi) chủ một cơ sở đóng thuyền nan tại xã Hải An (huyện Hải Lăng) cho biết, nghề đóng thuyền nan là nghề truyền thống có từ lâu đời. “Năm 2003, khi không làm nghề biển nữa, tôi chuyển sang làm nghề đóng thuyền nan truyền thống cho đến bây giờ. Mỗi năm cơ sở đóng thuyền nan của gia đình tôi xuất xưởng khoảng 15 - 20 chiếc thuyền nan với chiều dài giao động từ 6 - 12 m cho ngư dân vùng biển bãi ngang.
Mỗi chiếc thuyền nan loại 6 m có giá khoảng 25 - 30 triệu đồng; thuyền nan từ 10 - 12 m có giá khoảng 50 triệu đồng. Đối với việc các cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá như cơ sở đóng thuyền nan của gia đình tôi, chúng tôi luôn mong muốn các ngành chức năng có giải pháp để tạo điều kiện cho các cơ sở đóng thuyền nan, composite ở vùng biển bãi ngang, cửa lạch có thể tiếp tục hoạt động, cho xuất xưởng những chiếc thuyền nan, composite được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định”, ông B. kiến nghị.
Qua công tác rà soát của Chi cục Thủy sản và báo cáo của UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 318 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 15 m chưa có giấy chứng nhận đăng ký, phát sinh do đóng mới, mua bán không đúng quy định.
Trong đó, huyện Vĩnh Linh có 60 tàu cá; huyện Gio Linh có 129 tàu cá; huyện Triệu Phong có 83 tàu cá; huyện Hải Lăng có 37 tàu cá; huyện đảo Cồn Cỏ có 9 tàu cá. Các tàu cá không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép hoạt động khai thác thủy sản là vi phạm Điều 60, Luật Thủy sản 2017. Trong số 318 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 15 m chưa có giấy chứng nhận đăng ký, có không ít tàu cá được đóng mới, cải hoán tại các cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hữu Vinh cho biết, đối với các cơ sở đóng tàu đang hoạt động nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ tăng cường công tác tuyên truyền những quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá, đăng ký tàu cá theo quy định của Luật Thủy sản 2017 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017.
Tiếp tục hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân; thông báo cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh biết 2 cơ sở đóng tàu đã được công nhận là cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá (Công ty TNHH Đóng tàu Cửa Việt và Công ty TNHH MTV Đóng tàu Triệu An) để tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc đóng mới, cải hoán tại 2 cơ sở trên; không thực hiện việc đóng mới, cải hoán tàu cá tại 9 cơ sở chưa được công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá…
Đối với tàu cá có chiều dài từ 6 m đến dưới 15 m chưa có giấy chứng nhận đăng ký, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và huyện đảo Cồn Cỏ tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản 2017; các văn bản hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về phối hợp hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính cấp, cấp lại các loại giấy tờ cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m đến dưới 15 m trên địa bàn tỉnh; về hướng dẫn cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá…
Có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ đối với 318 tàu cá chưa đăng ký và không để tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản khi chưa đăng ký, chưa cấp giấy phép khai thác thủy sản; tiếp tục rà soát những tàu cá có đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ thì hướng dẫn chủ tàu thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo đúng quy định; chỉ đạo các xã, thị trấn theo dõi giám sát, không để phát sinh thêm tàu cá đóng mới, cải hoán, mua bán ở các tỉnh khác về khi chưa có văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và PTNT…
Hải An
QTO - Đợt làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4 vào tháng 10/2023 là cơ hội để Việt Nam gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đối với xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, việc quản lý cảng cá, bến cá vùng bãi ngang, bến cá tư nhân trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt động tàu cá và ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp chống IUU.
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung các nguồn lực, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm triển khai thực hiện có hiệu quảchính sách nhằm triển...
QTO - Trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế được xem là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trong việc nâng...
QTO - Phát huy phẩm chất, bản lĩnh của người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở huyện Triệu Phong đã sôi nổi thi đua phát...
QTO - Công tác kiểm tra, giám sát chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán điện là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong quá...
QTO - Ông Võ Đức (sinh năm 1962), ở Khu phố 2, Phường 2, thị xã Quảng Trị là nông dân thành công với mô hình nhà máy xay xát lúa, gạo, mua bán lương thực....
QTO - Nhằm chung tay chia sẻ khó khăn của ngành điện, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tiết kiệm điện, góp phần giảm lượng điện tiêu...
QTO - Từ đầu năm 2023 đến nay, tác động của khó khăn kinh tế trong nước, trong tỉnh cùng những khó khăn nội tại của thành phố đã tạo ra rào cản lớn cho...
(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay;...