Cập nhật:  GMT+7

Nhiều bất cập trong thực hiện quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình thực hiện các văn bản pháp lý về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên, ở một số nơi, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi. Do đó, tại một số công trình thủy lợi vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng hồ, hành lang bảo vệ đập nhưng chưa được chính quyền cơ sở quan tâm, phối hợp giải quyết.

Nhiều bất cập trong thực hiện quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi

Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn được xây dựng năm 1978 đến nay đã bị xói lở nhiều chỗ thân tràn - Ảnh: T.T

Kết quả kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tổng số 125 công trình đập, hồ chứa được kiểm tra, đánh giá về hiện trạng an toàn hồ, đập mới đây, có 88 công trình đập, hồ chứa đạt chuẩn an toàn (mức A), 3 công trình đập, hồ chứa được đánh giá cơ bản an toàn (mức B) và 34 hồ chứa có kết quả đánh giá có nguy cơ mất an toàn (mức C).

Ngoài ra, nhiều quy pháp luật về an toàn hồ chứa chưa được thực hiện đầy đủ, như: lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành, kiểm định chất lượng công trình, lập, phê duyệt phương án bảo vệ công trình, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, lắp đặt thiết bị quan trắc, thiết bị quan trắc thủy văn chuyên dùng, xây dựng cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý công trình, cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình.

Để thực hiện các nội dung này đòi hỏi phải có nguồn kinh phí thực hiện, trong khi nguồn phân bổ hàng năm không có, các chủ công trình hoạt động chủ yếu từ nguồn hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Nguồn hỗ trợ này chỉ đủ chi phí quản lý, vận hành, không đủ chi phí để sửa chữa thường xuyên hàng năm nên rất khó khăn trong việc vận dụng để thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Mặt khác, các công trình thủy lợi trên địa bàn nằm rải rác ở các xã có địa hình phức tạp, diện tích phục vụ nhỏ, một số công trình đường đi lại còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác quản lý, vận hành, khai thác. Phần lớn các công trình thủy lợi được đầu tư đã lâu, hồ sơ tài liệu chuyển giao qua nhiều thời kỳ và nhiều đơn vị nên việc lưu trữ gặp khó khăn.

Việc xác định ranh giới công trình cũng có nhiều vướng mắc do một số công trình được xây dựng trong thời điểm kinh tế tập thể (hợp tác xã nông nghiệp) không có bồi thường giải phóng mặt bằng. Một số tuyến kênh thủy lợi được xây dựng đi qua vùng dân cư, nằm trong phạm vi đất của người dân được cấp sổ trước đây, không có chính sách bồi thường nên khó thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hành lang bảo vệ công trình.

Trải qua thời gian dài khai thác, hầu hết các công trình đều có hư hỏng, xuống cấp hiện đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn hồ chứa. Nếu xảy ra sự cố, đặc biệt là vỡ đập sẽ gây thiệt hại lớn về người, tài sản của người dân vùng hạ du. Việc nâng cao công tác quản lý các hồ chứa là rất quan trọng và cấp bách, phải được sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương và cả nguồn lực xã hội hóa.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Nhiều bất cập trong thực hiện quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi
    Nhiều chỉ tiêu về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước chưa thực hiện

    Sau 5 năm thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018(Nghị định 114) về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cho thấy, kết quả đạt được rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Một số nội dung chưa thực hiện được như: lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du...

  • Nhiều bất cập trong thực hiện quy định về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi
    Thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa công trình vì bất cập giá dịch vụ thủy lợi

    Hơn 10 năm qua, giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi chưa được điều chỉnh, ngân sách cấp cho hoạt động dịch vụ công ích thủy lợi hằng năm không đủ cân đối cho công tác quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến cho nhiều công trình hồ, đập thủy lợi hư hỏng nặng nhưng lại thiếu kinh phí để sửa chữa. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn ông LÊ VĂN TRƯỜNG, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long