Cập nhật:  GMT+7

Nhiều chỉ tiêu về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước chưa thực hiện

Sau 5 năm thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018(Nghị định 114) về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cho thấy, kết quả đạt được rất thấp so với yêu cầu đặt ra. Một số nội dung chưa thực hiện được như: lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du...

Nhiều chỉ tiêu về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước chưa thực hiện

Hồ Triệu Thượng 2 là một trong 2 công trình hồ đập chứa nước trên địa bàn tỉnh đã thực hiện kiểm định an toàn đập - Ảnh: Thanh Trúc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 123 hồ chứa và 2 đập dâng thực hiện theo quy định tại Nghị định 114, trong đó có 13 hồ chứa lớn, 1 đập lớn, 22 hồ chứa vừa, 88 hồ chứa nhỏ và 1 đập nhỏ. Có 11 hồ chứa thủy điện đã đi vào vận hành, trong đó có 9 đập, hồ chứa nước lớn, 1 đập, hồ chứa nước vừa và 1 đập, hồ chứa nước nhỏ.

Theo thống kê, có 26/125 công trình (24 hồ chứa, 2 đập dâng) đã lập quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, các hồ chứa còn lại (chủ yếu là các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý) chưa được lập QTVH hoặc QTVH tạm thời.

Đối với QTVH cửa van, có 13 công trình có tràn vận hành, điều tiết bằng cửa van phải lập QTVH cửa van theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay các công trình này chưa được lập QTVH cửa van, việc vận hành cửa van chủ yếu lồng ghép vào QTVH hồ chứa.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề bất cập như mới chỉ có 9/125 công trình lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, 32/125 công trình có quy trình bảo trì được phê duyệt theo quy định hiện hành...

Toàn tỉnh mới chỉ có công trình đập tràn Nam Thạch Hãn và hồ Triệu Thượng 2 đã thực hiện kiểm định an toàn đập. Các đập, hồ chứa nước còn lại chưa được kiểm định an toàn đập theo quy định.

Tuy nhiên, trước mùa mưa bão hàng năm, cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ, kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước, đánh giá chất lượng đập, hồ chứa nước... nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ.

Công tác lắp đặt các thiết bị quan trắc chuyên dùng đối với các hồ chứa nước được thực hiện chủ yếu là lắp các thiết bị đo mưa thủ công để đo lượng mưa trên công trình đầu mối hồ chứa nước.

Còn lại phần lớn các đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chưa được lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đồng bộ, chưa được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du...

Việc thiếu kinh phí đã ảnh hưởng không nhỏ đến triển khai thực hiện Nghị định 114 trên địa bàn tỉnh.

Riêng đối với phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, nghị định chưa có hướng dẫn cụ thể việc lập phương án bảo vệ đập nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Đối với phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, nghị định chưa có hướng dẫn chi tiết các tình huống khẩn cấp, mực nước hồ tương ứng với các cấp báo động của từng loại hồ chứa.

Một số nội dung như: xây dựng quy trình vận hành, lập phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, quy trình bảo trì đã có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Tuy nhiên, các địa phương chưa triển khai thực hiện đến các tổ chức thủy lợi cơ sở, công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước chưa được quan tâm đúng mức.

Để đảm bảo thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định 114, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các địa phương thực hiện.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Nhiều chỉ tiêu về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước chưa thực hiện
    Cấp phép nạo vét 22 hồ chứa nước thủy lợi

    Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 13 đơn vị được cấp phép nạo vét lòng hồ chứa nước thủy lợi, kết hợp thu hồi đất làm vật liệu san lấp. Số lượng hồ chứa nước thủy lợi được cấp phép nạo vét là 22 hồ; tổng khối lượng nạo vét, thu hồi là 13.472.533 m3 .

  • Nhiều chỉ tiêu về quản lý an toàn hồ, đập chứa nước chưa thực hiện
    Điều tiết nước hồ chứa Nhà máy thủy điện Đakrông 1

    (QTO) – Sáng nay 28/9, thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 Chi nhánh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa hoàn thành việc mở cửa van xả nước đập hồ chứa Nhà máy thủy điện Đakrông 1.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết