Cập nhật:  GMT+7

Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê - nơi hội tụ nghĩa nước, tình nhà

Trong khuôn viên đất của gia đình Đại tướng Đoàn Khuê ở Thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, công trình Khu lưu niệm gia đình Đại tướng Đoàn Khuê với diện tích khoảng 1.000m2 được xây dựng từ nguồn hỗ trợ của Bộ Quốc Phòng, ngân sách tỉnh Quảng Trị, ngân sách huyện Triệu Phong và các nguồn vận động khác chuẩn bị khánh thành đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê. Và còn có một ngôi nhà lưu niệm của gia đình Đại tướng được xây dựng trên nền nhà cũ của gia đình từ năm 1998. Ngôi nhà gắn bó với kỷ niệm ấu thơ của Đại tướng, cũng là một trong ba nơi tiếp đón, nuôi giấu cán bộ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê - nơi hội tụ nghĩa nước, tình nhà

Đại tá Đoàn Thúy thắp hương lên bàn thờ tại Nhà lưu niệm của gia đình Đại tướng Đoàn Khuê ở quê nhà - Ảnh: T.T

Đại tá Đoàn Thúy, em ruột của Đại tướng Đoàn Khuê nhớ lại, với mong muốn có một nơi lưu giữ những kỷ vật của gia đình, có chỗ nghỉ ngơi cho con cháu khi về thăm quê cha đất tổ, năm 1998, Đại tướng Đoàn Khuê đã dùng khoản dành dụm từ tiền trợ cấp lão thành cách mạng và con cháu đóng góp thêm để xây dựng nhà lưu niệm trên nền nhà cũ.

Từ đầu năm 2023, ông Thúy đã trăn trở với ý định tu sửa lại ngôi nhà lưu niệm của gia đình ở quê nhà cho khang trang, đồng thời đưa tất cả những kỷ vật, tư liệu về bố mẹ, các anh chị em, của Đại tướng Đoàn Khuê về trưng bày tại ngôi nhà này để con cháu hiểu biết nhiều hơn về truyền thống của gia đình.

Đại tướng Đoàn Khuê là con cả trong một gia đình có 9 người con; 6 người con là liệt sĩ, cụ bà thân sinh được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 2 người em trai là Trung tướng Đoàn Chương nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự và Đại tá Đoàn Thúy.

Ngôi nhà lưu niệm được sửa sang lại khang trang, sắp xếp, trưng bày các hiện vật ghi dấu ấn truyền thống cách mạng của gia đình như bằng Tổ quốc ghi công, các loại bằng khen, huân chương, huy chương của các anh, em, những bộ quần áo của cha mẹ, của Đại tướng Đoàn Khuê, hình ảnh tư liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng và của gia đình.

Hiện vật được lưu giữ là chiếc nồi gang ngày xưa mẹ Đại tướng dùng để nấu cơm cho bộ đội Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (tiền thân là Chi đội Thiện Thuật), một chiếc hộp trầu của mẹ, chiếc va ly mẹ dùng đựng quần áo để đưa các con ra miền Bắc... Một bức tranh khổ lớn được treo trang trọng ở gian phải, đó là hình ảnh ngôi nhà ngày xưa của gia đình Đại tướng.

Trong ký ức của người thân, Đại tướng Đoàn Khuê, người anh cả nêu một tấm gương bất khuất, kiên trung. Đại tá Đoàn Thúy nhớ lại: “Anh Đoàn Khuê thoát ly gia đình hoạt động cách mạng rất sớm, lúc ấy tôi còn nhỏ. Tôi nhớ mãi một kỷ niệm sâu sắc, đó là sau 6 năm trời không có thông tin, liên lạc, năm 1952, hai anh em tình cờ gặp lại nhau ở chiến khu Việt Bắc. Suốt đêm, chúng tôi tâm sự rất nhiều chuyện, nhớ lại những kỷ niệm ấu thơ nơi quê nhà, sáng hôm sau thì mỗi người lại đi một hướng vì nhiệm vụ cách mạng. Đối với anh em chúng tôi, anh Khuê nêu một tấm gương sáng kiên trung mà mỗi khi gặp khó khăn, chúng tôi thường nghĩ đến anh để tìm cách vượt qua. Anh cũng là người chồng, người cha mẫu mực trong gia đình, luôn dạy bảo con cháu sống có lý tưởng, trung thực, khiêm nhường”.

Đầu tháng 10/2023, ông Đoàn Thúy cùng các con của Đại tướng Đoàn Khuê, các cháu đã tụ họp về ngôi nhà lưu niệm của gia đình, làm mâm cơm nhân lần giỗ thứ 70 của cụ Đoàn Cầu ngay tại ngôi nhà được làm lại trên nền nhà xưa.

Ông Thúy xúc động nói: “Đây là lần giỗ rất đặc biệt của bố tôi, ngay tại ngôi nhà được xây dựng trên chính nền nhà cũ năm xưa. Chúng tôi làm những việc này để nối tiếp tâm nguyện của anh Khuê, đó là duy trì một mái nhà chung để các con, các cháu có nơi trở về, nhớ đến quê hương, nguồn cội, nhớ đến ông bà, tổ tiên”.

Đại tá Đoàn Xuân Thắng, con trai Đại tướng Đoàn Khuê không giấu được xúc động khi trở về quê, chứng kiến công trình Khu lưu niệm do Bộ Quốc phòng và tỉnh xây dựng với quy mô khang trang, bên cạnh ngôi nhà lưu niệm của gia đình trên mảnh đất mà bố mình đã sinh ra và lớn lên. “Tôi mong muốn trong thời gian tới, nhà lưu niệm này sẽ là địa chỉ thân quen để người dân lui tới tham quan, tìm hiểu để biết nhiều hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng của bố tôi - Đại tướng Đoàn Khuê”.

Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê, Khu lưu niệm gia đình Đại tướng Đoàn Khuê được xây dựng, tu sửa khang trang, lưu giữ nhiều kỷ vật, tư liệu có giá trị về cuộc đời của Đại tướng cũng như của gia đình chính là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê - nơi hội tụ nghĩa nước, tình nhà
    Xây dựng Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê với kinh phí khoảng 6,5 tỉ đồng

    Công trình Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê nằm trong khuôn viên đất của gia đình ở Thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, với diện tích khoảng 1.000 m 2 . Công trình được thiết kế 1 tầng, tổng chiều cao xây dựng 7,62 m, chiều rộng mặt tiền dài 13,8 m.

  • Nhà lưu niệm Đại tướng Đoàn Khuê - nơi hội tụ nghĩa nước, tình nhà
    Ấm tình quân - dân trên quê hương Đại tướng Đoàn Khuê

    Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh vừa tổ chức đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong. Về với vùng đất giàu truyền thống cách mạng, quê hương của Đại tướng Đoàn Khuê, với niềm tự hào và trách nhiệm cao, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã sát cánh cùng với địa phương tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM), để lại nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp về tình quân - dân.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cán bộ trẻ hơn 32 lần hiến máu tình nguyện

Cán bộ trẻ hơn 32 lần hiến máu tình nguyện
2023-10-26 05:05:00

QTO - Ở tuổi 35, anh Lê Hải Trường, cán bộ kỹ thuật của Văn phòng Đăng ký đất đai Quảng Trị sở hữu cho mình hơn 32 “cuốn sổ đỏ” chứng nhận hiến máu tình...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết