Cập nhật:  GMT+7

Nhà giáo Lê Mậu Đạt: “Một kỷ niệm thơ theo tôi gần nửa thế kỷ”

Nhà giáo Lê Mậu Đạt nói rằng, chẳng hiểu vì sao mà anh thuộc bài thơ nhanh đến vậy. Tác giả chỉ đọc duy nhất một lần trong buổi gặp mặt đầu xuân 1985 do Huyện ủy Bến Hải tổ chức mà bài thơ in sâu trong trí nhớ của anh, chỉ 1 lần và 40 năm, dù anh chưa quen và chưa một lần tiếp xúc riêng tác giả bài thơ đó...

Có một comment trên facebook của bạn tôi: Tặng anh Nguyễn Quang Hà bài thơ của 40 năm về trước, tôi nhặt được:

Ta yêu biển nên về với biển

Biển mênh mông, ta quá nhỏ nhoi

Nước biển mặn, máu ta cũng mặn

Sao với ta biển cứ gầm gừ

Tôi được biết, đây là facebook của thầy giáo về hưu Lê Mậu Đạt. Hóa ra thầy là cố nhân của bạn tôi. Lúc ấy bạn tôi đang dạy văn tại Trường Cấp 3 Vừa học vừa làm Tân Lâm, đóng tại vùng đồi núi phía Tây Cam Lộ, Quảng Trị; thầy đang công tác tại Phòng Phổ thông Cấp 3 của Sở Giáo dục Bình Trị Thiên, đã từng dẫn đoàn thao giảng văn tỉnh Bình Trị Thiên đi dự hội nghị thao giảng văn toàn quốc năm 1980.

Bạn tôi là 1 trong 3 thao giảng viên được chọn trong toàn tỉnh, nên tôi biết sơ qua như vậy. Nhưng bạn tôi cũng không hề biết lâu nay thầy là cố nhân thầm lặng của nhà thơ Nguyễn Quang Hà. Tất cả có thể gọi là duyên kỳ ngộ.

Nhà giáo Lê Mậu Đạt: “Một kỷ niệm thơ theo tôi gần nửa thế kỷ”

Bờ kè đảo Cồn Cỏ -Ảnh: Đ.T

Thầy Lê Mậu Đạt cho biết, từ năm 1980, huyện Bến Hải có một chi hội văn học được Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Bình Trị Thiên thành lập. Chi hội quy tụ gần 30 hội viên, trong đó có những nhà văn, nhà thơ sau này đã thành danh như: Xuân Đức, Hải Hiền, Cao Hạnh, Hoài Quang Phương, Vũ Mạnh Thi, Nguyễn Hữu Thắng,...

Hơn 10 năm, chi hội đã xuất bản được hơn 10 tập san VHNT Bến Hải do Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bến Hải chủ biên. Ngoài ra, chi hội còn tổ chức cho hội viên đi trình bày thơ của mình tại các đơn vị, địa phương trong huyện rất vui và đều đặn.

Hoạt động của Chi hội Văn học Bến Hải được Huyện ủy Bến Hải, đặc biệt là đồng chí Bí thư Huyện ủy Phan Chung quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao về tính kịp thời, tạo nên luồng sinh khí mới, có sức lôi cuốn, tác động tích cực đến đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân trong huyện.

“Hằng năm, dịp tết Nguyên đán, Huyện ủy Bến Hải đều tổ chức gặp mặt văn nghệ sĩ đầu xuân tại cơ quan Huyện ủy”, thầy Lê Mậu Đạt nhớ lại. Xuân Ất Sửu 1985, buổi gặp mặt đầu xuân lãnh đạo huyện có mời lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Bình Trị Thiên. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà văn Nguyễn Quang Hà, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương và một số người nữa ra dự. Sau bài phát biểu chào mừng của Bí thư Huyện ủy Phan Chung, các văn nghệ sĩ tham dự đều đọc thơ chung vui.

Anh Nguyễn Quang Hà đã đọc tặng bài thơ:

Ta yêu biển nên về với biển

Biển mênh mông, ta quá nhỏ nhoi

Nước biển mặn, máu ta cũng mặn

Sao với ta biển cứ gầm gừ

Nhà giáo Lê Mậu Đạt nói rằng, chẳng hiểu vì sao mà anh thuộc bài thơ nhanh đến vậy. Tác giả chỉ đọc duy nhất một lần trong buổi gặp mặt đầu xuân 1985 do Huyện ủy Bến Hải tổ chức mà bài thơ in sâu trong trí nhớ của anh, chỉ 1 lần và 40 năm, dù anh chưa quen và chưa một lần tiếp xúc riêng tác giả bài thơ đó. Anh cũng không hiểu sao mình thích và thuộc cho đến tận bây giờ.

Có lẽ do sự đồng cảm, đồng điệu chăng? Hay là sự gặp nhau trong suy tư và cảm nhận tại buổi gặp mặt đó chăng? Duy có một điều không thể phủ nhận là anh thích, yêu cái bộc trực như trách móc hờn dỗi của một khoảng trống giữa “ta” và “biển”.

Chính xúc cảm cùng ý thơ mà sau đó anh viết truyện ngắn “Khoảng trống” và được in trong tập san VHNT Bến Hải cùng năm đó. “Cảm ơn tác giả bài thơ về biển và hiện thực cuộc sống khi tôi vào công tác tại Phòng Phổ thông Cấp 3, Sở Giáo dục Bình Trị Thiên đã tạo nguồn cảm hứng để tôi viết nên truyện ngắn đó. Không hay, nhưng theo tôi cũng xem được”, nhà giáo Lê Mậu Đạt thổ lộ.

So với bài thơ “Biển” được tuyển trong tuyển tập của nhà thơ Nguyễn Quang Hà thì có một số từ khác biệt với bài thơ trong trí nhớ của thầy Lê Mậu Đạt: Đây là bài trong tuyển tập: “Ta yêu biển nên tìm về với biển/ Tình yêu ta vốn rất vô tư/ Máu hai đứa chúng ta đều mặn/ Cớ làm sao người cứ gầm gừ”.

Thầy Lê Mậu Đạt chia sẻ: “Riêng mình, thì bài thơ mình nhớ có vẻ hay hơn, thơ hơn, sâu sắc hơn bài thơ trong tuyển”.

Võ Thị Quỳnh


Võ Thị Quỳnh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đã từng có một Đông Hà như thế

Đã từng có một Đông Hà như thế
2024-07-04 11:12:00

QTO - Hiện thời, Đông Hà đã chuẩn bị đầy đủ sức vóc để trở thành đô thị loại II. Đó là một sự thăng tiến rất đáng tự hào đối với mảnh đất và con người Đông...

Mùa hạ năm ấy

Mùa hạ năm ấy
2024-07-01 10:10:00

QTO - Khi những tiếng ve râm ran trong các lùm cây, trên cây phượng già trước sân trường báo hiệu mùa hè đã đến. Mùa hè, chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc năm...

Nhân lên khát vọng hòa bình

Nhân lên khát vọng hòa bình
2024-06-30 10:41:00

QTO - Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị vừa ra mắt độc giả tập sách “Khát vọng hòa bình”, tập 1. Tập sách này là tiếng lòng, là tâm huyết của nhiều...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết