{title}
{publish}
{head}
Từ nhiều đời trước, đồng bào Vân Kiều sống dưới dãy Trường Sơn hùng vĩ đã có thói quen hút thuốc lá bằng tẩu (ống điếu). Vì thế, tẩu thuốc trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống của họ và là một nét văn hóa đặc trưng. Ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì những chiếc tẩu thuốc của đồng bào Vân Kiều đang dần ít đi. Người biết làm tẩu chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Vậy nhưng, với niềm đam mê đặc biệt, bà Hồ Thị Ưa (73 tuổi), ở thôn Loa, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn nỗ lực duy trì làm tẩu.
Bà Ưa sẵn sàng truyền dạy cách làm tẩu thuốc cho những người có đam mê với nghề truyền thống -Ảnh: M.L
Từ thời thơ ấu, chiếc tẩu thuốc luôn là hình ảnh thân thuộc với Ưa khi ông bà, bố mẹ, những người xung quanh thường sử dụng nó. Ưa luôn băn khoăn có điều gì đặc biệt ở chiếc tẩu thuốc đã làm nên sự gắn bó mật thiết với con người đến như thế. Từ đó, Ưa dành thời gian tìm hiểu cách làm tẩu thuốc từ ông bà và mẹ.
Quy trình làm nên một chiếc tẩu không hề dễ dàng, nguyên liệu cũng rất khó tìm kiếm. Suốt nhiều năm tìm hiểu và tập làm tẩu thì đến tuổi thanh niên, Ưa đã thành thạo và gắn bó với nghề cho đến tận bây giờ. “Làm tẩu thuốc là một công việc không dễ dàng. Khó khăn nhất là tìm kiếm, lựa chọn đúng nguyên liệu đất sét chuẩn. Việc uốn nắn khuôn hình, tạo ống thông của tẩu thuốc, canh nhiệt độ nung cũng kỳ công và phải hết sức cẩn thận”, bà Ưa chia sẻ.
Cũng theo bà Ưa, nguyên liệu chính để làm nên tẩu thuốc đó là đất sét không bị pha lẫn các tạp chất. Đặc điểm của loại đất sét này là mềm, mịn, dẻo. Mặt ngoài cùng có màu đỏ, lớp tiếp theo có màu xám rồi đến lớp màu đen. Các công đoạn biến đất sét thành tẩu thuốc không hề đơn giản, đòi hỏi người nghệ nhân phải có đôi bàn tay cực kỳ khéo léo, chịu khó và kiên nhẫn. Tất cả các công đoạn làm tẩu đều được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, tự tay nghệ nhân này chuẩn bị. Đất sét sau khi lấy về sẽ được nhào nặn cho đạt đến độ mềm dẻo, sánh mịn.
Sau đó cuộn tròn từng mẫu riêng, có kích cỡ bằng quả trứng gà. Từng mẫu này sẽ được nắn ép rất kỳ công và cẩn thận theo hình dáng của chiếc tẩu. Một công đoạn nữa cũng rất quan trọng đó chính là tạo đường thông của tẩu, làm sao để vừa thông hơi cho tẩu, vừa không làm mất hình dáng đặc trưng, đảm bảo tính thẩm mỹ của tẩu vừa mang lại cho người dùng cảm giác thưởng thức được trọn vẹn hương vị độc đáo của thuốc lá do chính họ trồng và chế biến.
Để làm được điều đó, bà Ưa chọn một đoạn dây bằng sắt, uốn cong làm sao cho khớp với chiếc tẩu, đem nung nóng ở nhiệt độ cao, sau đó khéo léo luồn vào thân tẩu. Hoàn thành được công đoạn này, tẩu thuốc sẽ được đem phơi nắng cho thật khô. Tiếp đến là nung nóng bằng cách vùi hoàn toàn trong tro bếp suốt một đêm, đảm bảo làm sao cho nhiệt độ ấm nóng dần và kéo dài nhằm mục đích làm cứng, chắc nhưng lại tránh rạn vỡ sản phẩm.
Sau một đêm nung, nếu kiểm tra thấy tẩu thuốc từ màu đen đã chuyển hẳn sang màu đỏ thì lấy ra, đem ủ vào trong một lớp cám gạo khá dày, mục đích để cho lớp cám này hút dần nhiệt của tẩu thuốc.
Khi sản phẩm nguội, đạt nhiệt độ theo yêu cầu thì nó sẽ chuyển qua màu đen sánh. Để tiện cho người dùng, ống của tẩu thuốc sẽ được bà Ưa nối dài với một khúc ống nhỏ bằng rễ cây tre, ngắn độ gang tay, ống này được quấn vòng đồng hoặc nhôm mỏng cách điệu trên thân vừa tạo thẩm mỹ, đồng thời tránh vỡ đầu ống. Với tính chất đòi hỏi kỳ công nên sản phẩm được làm ra không nhiều, chủ yếu phục vụ sở thích và thói quen của một số người lớn tuổi trong vùng.
Nay đã bước qua tuổi 70, tuy đôi mắt không còn tinh tường, đôi tay không còn nhanh nhẹn, thu nhập từ việc làm tẩu thuốc cũng không nhiều nhưng với tình yêu nghề của cha ông, bà Ưa quyết tâm giữ gìn nghề đến khi nào sức khỏe không cho phép.
Bà Ưa trăn trở: “Làm tẩu thuốc không hề đơn giản, tìm nguyên liệu đã khó mà quá trình làm ra sản phẩm càng khó hơn, mất nhiều công nên rất hiếm người muốn học nghề này. Tôi đã già rồi, sợ sau này hết đời mình thì nghề làm tẩu thuốc sẽ bị mất đi. Vì thế, tôi tha thiết tìm kiếm những người có đam mê với nghề truyền thống để truyền lại cách làm tẩu, giúp lớp con cháu sau này biết được trong kho tàng văn hóa của người Vân Kiều còn có những chiếc tẩu thuốc từng đi cùng năm tháng với cuộc sống của đồng bào ở miền Tây Quảng Trị”.
Minh Long
QTO - Tối 10/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024.
QTO - Bao giờ dã quỳ bung sắc lửa, em hãy đến Tây Nguyên cùng anh. Em sẽ được ru mình giữa chiều cao nguyên thơ mộng, nghe lại câu chuyện tình của đôi uyên...
QTO - Cây tre tự bao đời nay đã gắn bó với người Việt, trở thành một biểu tượng của ý chí bền bỉ, tinh thần đoàn kết. Trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ,...
QTO - Ký ức như cuốn phim quay chậm, lật giở từng trang đời để nhớ, để trân quý những tháng năm xa. Năm ấy, tôi chỉ là cậu bé đang học cấp 2 trường làng,...
QTO - Vì khoảng cách địa lý và những bộn bề trong công việc, cuộc sống, không phải người lao động Quảng Trị ở Nhật Bản nào cũng có điều kiện về quê ăn Tết....
QTO - “Mãi mãi là dòng sông” là tập thơ đầu tay của nhà thơ Vĩnh Hà. Nhưng trước đó, bạn bè và người đọc đã biết anh qua những bài thơ in rải rác trên các...
QTO - Đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền...
QTO - Ẩm thực Việt Nam giờ đây, tại nơi này không chỉ còn gói gọn mỗi phở và nem. Việc mua cho được một suất ăn đậm chất Việt, đặc biệt là trong những dịp...
QTO - Nổi lên như một “hiện tượng mới” với loạt hit được nhiều người yêu thích, Tăng Duy Tân (sinh năm 1995) nhanh chóng tìm thấy chỗ đứng trong làng âm...
QTO - Thật lạ, tôi xa quê đã lâu nhưng hương vị món ăn quê nhà luôn đằm sâu trong ký ức. Những món ăn quê in dấu sự tảo tần, mộc mạc, thoảng mùi khói đốt...
QTO - Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương...
QTO - Trong bảng màu thi ca, dường mỗi người ứng với một sắc đậm nhạt khác nhau. Lê Bá Duy cho ta hình dung về sự lựa chọn trung hòa những thái cực vốn phù...