Cập nhật: Chủ nhật, 27/03/2016 | 10:20 GMT+7

Người kết nối những tấm lòng...

(QT) - Có lẽ đây là thầy giáo có nhiều biệt danh nhất ở miền núi huyện Hướng Hóa mà tôi được biết. Chuyện là thế này, khi anh đi liên hệ xin vốn tài trợ để khoan giếng cho các điểm trường lẻ, thì nhiều phụ huynh và giáo viên gọi là “thầy Tuấn giếng khoan”; các em học sinh sau nhiều lần nhận quà từ tay anh, thân thiết gọi “thầy Tuấn ABC (tức áo quần, bút mực, cặp sách)”; rồi đến biệt danh “điểm trường thầy Tuấn”… Đó là anh Phạm Minh Tuấn (sinh năm 1981) giáo viên dạy bộ môn Thể dục ở Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc. 7 tháng “xin”… 900 triệu đồng Tình cờ tôi gặp thầy giáo Phạm Minh Tuấn trong một lần đến bản Ra Ty (xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tham dự lễ khánh thành và bàn giao hai điểm trường lẻ. Sau khi nghe người bạn của anh giới thiệu tôi đang cộng tác ở báo tỉnh, thầy Tuấn sau một phút lục lọi trong ba lô, đã chìa cho tôi một bản danh sách viết tay về những hoàn cảnh khó khăn nhờ viết bài kêu gọi sự sẻ chia, giúp đỡ. Tuy hơi ái ngại nhưng tôi cũng đánh liều hứa rằng sẽ cố gắng hết sức mình có thể, ngay sau giây phút “chạm” phải ánh mắt chan chứa niềm hy vọng của thầy.

Thay mặt các mạnh thường quân tặng quà tết cho người nghèo ở xã Hướng Lộc

Tuy sinh ra và lớn lên ở miền gió cát Hải Lăng, nhưng sau 13 năm công tác ở huyện miền núi Hướng Hóa, thầy Tuấn đã xem nơi này như là quê hương thứ hai của mình. Mảnh đất khắc nghiệt và đầy vết thương chiến tranh này 13 năm trước đã đón cậu sinh viên Phạm Minh Tuấn vừa tốt nghiệp Trường Đại học TD-TT Đà Nẵng. Thầy Tuấn nhớ lại: “Thời điểm đó tôi đi xe đò từ Hải Lăng ra Đông Hà rồi từ bến xe Đông Hà bắt xe ngược lên huyện Hướng Hóa để nộp hồ sơ xin việc làm. Lúc bước chân vào Phòng GD-ĐT huyện, thầy trưởng phòng sau khi xem qua hồ sơ đã hỏi nguyện vọng của tôi muốn dạy ở trường nào? Tôi nói với thầy trưởng phòng rằng cho em đến địa phương nào xa nhất, khó khăn, trắc trở nhất. Thầy gợi ý: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn…đang thiếu giáo viên dạy thể dục, em chọn đi? Và dù không biết nhiều về vùng đất này, tôi đã chọn Hướng Sơn- tức là hướng lên núi- làm điểm xuất phát đầu tiên trong quá trình giảng dạy của mình”. Sau 3 năm “cắm bản” ở xã Hướng Sơn, thầy Tuấn được cấp trên luân chuyển về công tác tại Trường Trung học cơ sở xã Xy, rồi chuyển lên thị trấn Lao Bảo, lại về xã Tân Hợp và cuối cùng vào tháng 8/2015 thầy Tuấn được luân chuyển đến giảng dạy ở Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lộc. Cũng tại địa phương này, sau khi chứng kiến cuộc sống thiếu thốn, thiệt thòi của bà con vùng cao, thầy đã nảy ra ý định làm cầu nối kêu gọi các tổ chức, các nhà hảo tâm để giúp đỡ bà con, dân bản… Hôm gặp thầy Tuấn ở bản Ra Ty, thật bất ngờ khi lần thứ 2 thầy lại chìa ra trước mặt tôi một bản danh sách ghi đầy đủ họ tên, đơn vị, tổ chức đã hỗ trợ cho những cá nhân, gia đình và tập thể gặp khó khăn, thiếu thốn trong thời gian qua. Điều bất ngờ hơn nữa đó là chỉ trong vòng chưa đầy 7 tháng, thầy Tuấn đã đích thân liên lạc, gặp gỡ, kết nối những mạnh thường quân giúp đỡ gần 900 triệu đồng cho người nghèo, người khuyết tật, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và xây dựng các công trình phúc lợi. Khi được hỏi điều gì khiến các mạnh thường quân tin tưởng và trao cho anh số tiền lớn như vậy? Anh Tuấn tự tin trả lời: “Khi nghe tin về một trường hợp, một cá nhân hay đơn vị (chủ yếu là trường học) nào gặp khó khăn, thiếu thốn tôi đều tìm đến tận nơi để xác minh thông tin, chụp ảnh để tạo sự tin tưởng từ các nhà hảo tâm và thông qua mạng xã hội để kêu gọi sự chung tay sẻ chia, giúp đỡ. Tôi luôn nghĩ rằng muốn làm thêm một việc gì, trước tiên phải làm tốt chuyên môn của mình, còn trong việc làm cầu nối với các nhà hảo tâm, tôi luôn tâm niệm rằng không phải chỉ làm ngày một, ngày hai mà làm lâu dài nên cần phải thật thà và uy tín…”.

Thầy giáo Phạm Minh Tuấn (người đứng thứ 5, hàng thứ 2, từ trái sang phải) thay mặt các nhà hảo tâm trao quà cho học sinh vùng cao - Ảnh do nhân vật cung cấp

Không có ngày cuối tuần Thầy Tuấn nhẩm tính với tôi, đến thời điểm này đã hơn 200 ngày anh đi trên “con đường” kết nối những trái tim thiện nguyện. Cứ rảnh là anh lại lên đường, tranh thủ mọi thời gian trong ngày để tìm hiểu, chụp ảnh, ghi lại những số phận, hoàn cảnh làm “bằng chứng” kêu gọi sự giúp đỡ, kể cả 2 ngày nghỉ cuối tuần ít ỏi. Bây giờ ngồi nghĩ lại, anh thấy nhớ như in tâm trạng hôm đầu tiên nhận được 2.400 quyển vở, 500 cây bút, 160 bộ áo quần trị giá 27.900.000 đồng do chị H.T.N ở thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa chuyển tặng cho học sinh trường Hướng Lộc qua sự kêu gọi của anh. Đêm đó anh mừng đến nỗi không ngủ được, lòng cứ khấp khởi mong trời mau sáng để mang quà đến cho các em học sinh của mình. Anh nhớ cả những lần vợ anh-cô giáo Hoàng Thị Hồng Lam, Trưởng điểm trường Miệt Cũ, xã Hướng Linh- phàn nàn vì cuối tuần nào anh cũng xách xe máy, mang ba lô và máy ảnh đi, không ở nhà chăm sóc con cái. “Mấy hôm đầu vợ tôi thắc mắc, dỗi hờn vì ngày nghỉ cuối tuần nào tôi cũng vắng nhà, bởi có lúc tôi đi thực tế, có khi thì dẫn đoàn từ thiện đi khảo sát và trao quà. Nhưng sau vài hôm giải thích, nói ra tâm nguyện của mình, vợ tôi hiểu và luôn động viên tôi hãy cố gắng hơn nữa để kết nối tấm lòng của các mạnh thường quân đến với những mảnh đời khốn khó, bởi đó là việc nghĩa cần làm…”, thầy Tuấn tâm sự. Trong những ngày làm công việc kết nối tấm lòng thiện nguyện, anh Tuấn rất hạnh phúc khi mang quà của các nhà hảo tâm đến trao tận tay địa chỉ cần giúp đỡ. Dù đã từng nhiều lần trao quà, tiếp xúc với những hoàn cảnh thương tâm, bắt gặp những mơ ước cháy bỏng, nhưng khi nhìn thấy những ánh mắt rưng rưng hàm ơn sau khi nhận quà, anh lại không cầm nổi lòng mình. Anh kể rằng, có đôi vợ chồng người Vân Kiều và 3 đứa con ở thôn Pa Ka, xã Hướng Lộc trước đây phải chen chúc sống trong căn chòi nhỏ xíu. Sau lần đi vận động học sinh đến trường và bắt gặp hình ảnh trên, anh vào tìm hiểu, chụp ảnh rồi kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ. Sau gần nửa tháng chia sẻ về hoàn cảnh khốn khó này, nhóm bạn “Người tôi cưu mang” ở Đông Hà đã chung tay giúp đỡ, đến bây giờ gia đình đó đã có căn nhà rộng rãi và kiên cố. Bây giờ, cứ mỗi ngày thầy Tuấn đến trường dạy học, hai vợ chồng họ đều “canh” giờ chờ thầy giáo chạy xe qua để… chào. Một số người khi thấy anh Tuấn thường rong ruổi khắp bản làng vào những ngày cuối tuần để dẫn các đoàn từ thiện đi trao quà hay tìm hiểu về gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống, đều cho rằng anh dở hơi, vô công, rỗi nghề. Nhưng những lời đó anh Tuấn đều bỏ ngoài tai bởi thâm tâm anh luôn tâm niệm một điều, rằng: “Niềm hạnh phúc của người khác chính là niềm vui của mình”… Bài, ảnh: ĐỨC NGHĨA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chuyện về một người con Quảng Trị xa quê 
04:06 24/01/2025

Đó là thầy giáo Trần Đăng Mót dạy môn Văn ở Trường THCS xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên địa bàn huyện và đội ngũ giáo viên trong ...

Những giáo viên tâm huyết với cộng đồng
22:50 20/11/2023

Cùng với nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”, nhiều giáo viên còn nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những phần ...

Những thầy thuốc của người nghèo
22:26 22/12/2022

Không phải ngẫu nhiên khi nhiều cán bộ, hội viên Hội Đông y tỉnh được người dân trong tỉnh trìu mến gọi là “thầy thuốc của người nghèo”. Dẫu cuộc sống vẫn còn ...

Hoa của đại ngàn

Hoa của đại ngàn
10:00 tối qua

QTO - Có lẽ chưa có buổi kết nạp đảng viên nào lại đong đầy cảm xúc đến vậy. Những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi khi Cao Thị Lệ Hằng-người Rục đầu tiên...

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ
10:20 tối Thứ 4

QTO - Có một loài hoa mộc mạc, dân dã trong số rất nhiều những loài hoa mãi neo đậu trong ký ức tuổi thơ biết bao đứa trẻ quê như tôi ngày ấy chính là hoa...

Xôn xao mùa nắng

Xôn xao mùa nắng
22:00 06/07/2025

QTO - Tôi về lại làng vào một buổi trưa đầu hạ. Nắng trải vàng trên mái rạ cũ kỹ, rơi lấp lánh như những hạt bụi của ký ức, chỉ có tiếng gió khẽ khàng luồn...

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh
22:30 05/07/2025

QTO - Tuy còn trẻ nhưng cái tên Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1991), công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị (cũ) đã gắn liền với nhiều danh...

Chúng tôi yêu Quảng Trị!

Chúng tôi yêu Quảng Trị!
22:00 05/07/2025

QTO - Từ những quốc gia châu Âu xa xôi, một nhóm bạn trẻ đã đến Quảng Trị để thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Tại đây, họ đã có...

Dưới ánh trăng đêm hè

Dưới ánh trăng đêm hè
22:15 01/07/2025

QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...

Những mô hình biết kể chuyện

Những mô hình biết kể chuyện
17:08 19/03/2016

(QT) - Bản đồ Việt Nam, nhà truyền thống đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, bức tranh mô tả Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, nhà sàn Bác Hồ…là những mô hình được thầy trò Trường Tiểu...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long