Cập nhật:  GMT+7

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc của Thường trực HĐND tỉnh với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến lĩnh vực KH&CN diễn ra chiều nay 20/11. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân tham dự.

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đề nghị Sở Tài chính nghiên cứu bố trí thêm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ KH & CN - Ảnh: T.T

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của Sở KH&CN cho biết, năm 2024, sở đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp trọng yếu, đột phá trong phát triển KH, CN, đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện 43 nhiệm vụ KH&CN các cấp, trong đó có 40 nhiệm vụ chuyển tiếp từ các năm 2022, 2023 và 3 nhiệm vụ đã phê duyệt thực hiện năm 2024. Có 15 nhiệm vụ đã phê duyệt danh mục đang tiến hành thẩm định nội dung để thực hiện.

Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH, CN và đổi mới sáng tạo tiếp tục được hoàn thiện, từng bước tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và thuận lợi trong triển khai các nhiệm vụ KH&CN, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của ngành. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngày càng được nâng cao chất lượng, định hướng hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sở đã thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động KH, CN và đổi mới sáng tạo. Số lượng các đề tài, dự án nghiên cứu thành công được nhân rộng phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng tăng. Đến nay, Sở KH&CN đã làm chủ và sẵn sàng chuyển giao cho người dân, doanh nghiệp trên 70 quy trình công nghệ.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2026 và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 163, từ năm 2022 đến nay, sở đã tham mưu phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách với hơn 3,5 tỉ đồng đối với 115 dự án/doanh nghiệp.

Trên cơ sở Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/1/2023 của Bộ Tài chính và Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 8/5/2023 của Bộ KH&CN, sở đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 Quy định mức chi lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn Quảng Trị nhằm tháo gỡ khó khăn của cơ quan, đơn vị khi lập dự toán, chi trả và quyết toán kinh phí thực hiện các nội dung của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Sở KH&CN tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển KH, CNvà đổi mới sáng tạo đến năm 2030 và các nhiệm vụ được giao trong Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao và nhân rộng các kết quả KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong các ngành, lĩnh vực. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận về cơ chế, chính sách KH&CN còn một số vướng mắc, bất cập ở cấp trung ương dẫn đến việc triển khai thực hiện ở địa phương còn chậm và gặp nhiều khó khăn như: công tác xây dựng, ban hành và triển khai quy chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh còn chậm; công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gặp nhiều khó khăn, lúng túng...

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, KH&CN phải luôn luôn là lĩnh vực đi trước, đón đầu, làm động lực để phát triển KT - XH của tỉnh. Đề nghị sở cần nghiên cứu cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ KH&CN theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng.

Đi sâu nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực của tỉnh theo hướng bền vững thông qua xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các sản phẩm trong Chương trình OCOP của tỉnh. Nghiên cứu lại các chính sách địa phương để trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hợp lý với với quá trình phát triển KH&CN.

Để có nguồn lực phát triển các đề tài, sáng kiến trong lĩnh vực KH &CN, đề nghị Sở Tài chính nghiên cứu bố trí thêm nguồn kinh phí cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí để phát triển KH&CN.

Tranh thủ vốn đầu tư của các chương trình, dự án KH&CN cấp quốc gia. Thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh hợp tác công tư nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững
    Hướng Hóa tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững

    Huyện Hướng Hóa có diện tích tự nhiên 115. 235,7 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 109.224,9 ha, chiếm 94,78% tổng diện tích đất toàn huyện. Hiện ngành trồng trọt đang chiếm vị trí quan trọng, chủ lực trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững
    Thị xã Quảng Trị phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

    Thị xã Quảng Trị có 4 phường, 1 xã với 1.521 cơ sở chăn nuôi thực hiện kê khai các loại vật nuôi theo quy định. Thời gian qua, thị xã thường xuyên tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, đặc biệt là công tác kê khai, rà soát tổng đàn để thực hiện tiêm phòng định kỳ và tiêm phòng bổ sung, đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh.

  • Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững
    Hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực theo chuỗi liên kết

    Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn trước, nhất là trong chế biến, cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm, xây dựng liên kết chuỗi giá trị... bước vào đầu nhiệm kỳ mới 2021 - 2026, tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 về quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm ...

  • Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển các cây trồng, con nuôi chủ lực theo hướng bền vững
    Thế mạnh trồng rừng có chứng chỉ bền vững

    Sau 12 năm phát triển rừng bền vững, hiện tỉnh đang có hơn 23.000 ha rừng được cấp chứng chỉ bền vững FSC. Trên cơ sở đó, toàn tỉnh phấn đấu đưa diện tích trồng rừng được cấp chứng chỉ FSC lên 25.000- 30.000 ha vào năm 2030.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long