{title}
{publish}
{head}
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tử vong và tàn phế, để lại cho người bệnh, gia đình và xã hội những hậu quả nặng nề. Chính vì vậy, việc chú trọng công tác phòng ngừa cũng như trang bị những kiến thức cho cộng đồng để có biện pháp xử trí kịp thời khi phát hiện đột quỵ rất quan trọng.
Chăm sóc, điều trị bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh -Ảnh: H.N
Trong khi đang làm việc tại cơ quan, anh Nguyễn Hồng Hải ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh, bất ngờ bị choáng, tay run giật và ngã gục xuống bàn. Rất may anh được đồng nghiệp phát hiện nên đã sơ cứu và nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Trị cấp cứu.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã tiến hành tái thông mạch não bằng thuốc điều trị tiêu sợi huyết. Nhờ đến bệnh viện kịp thời và được cấp cứu trong “khung giờ vàng” nên anh Hải đã phục hồi hoàn toàn, không để lại bất kỳ di chứng nào.
“Năm nay tôi 32 tuổi và từ trước tới nay sức khỏe bình thường, chưa hề bị như thế này. Cũng may các anh chị em đồng nghiệp phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu và được sự chăm sóc, điều trị tận tình, chu đáo của các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc nên đến nay sức khỏe của tôi đã dần ổn định, mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường”, anh Hải cho biết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn.
Tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, BVĐK tỉnh, từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 500 bệnh nhân đột quỵ. Đáng báo động đó là số lượng bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng cao và trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh, để lại cho người bệnh, gia đình và xã hội những hậu quả nặng nề, vì vậy việc giảm nguy cơ bị đột quỵ là rất quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người trong cộng đồng vẫn còn lơ là, chủ quan và chưa có kiến thức về căn bệnh này, do đó phần lớn các ca bệnh nhập viện đều bị trễ “thời gian vàng” hoặc không xác định được chính xác thời điểm đột quỵ.
Thậm chí có trường hợp khi phát hiện người đột quỵ, thay vì đưa nạn nhân đến cơ sở y tế thì người nhà lại tự ý xử lý bằng các biện pháp dân gian. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị và khả năng phục hồi sau này, thậm chí đây còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho bệnh nhân.
Trong khi đó, công tác khám, điều trị và chăm sóc cho người bệnh đột quỵ tại BVĐK tỉnh thời gian qua không ngừng được cải tiến và nâng cao chất lượng. Bên cạnh việc thường xuyên cử các bác sĩ, kỹ thuật viên đi đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại các trung tâm đột quỵ, bệnh viện lớn tuyến trung ương thì bệnh viện cũng đã trang bị nhiều hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại.
Nhờ vậy, BVĐK tỉnh đã làm chủ được các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu ngang với bệnh viện tuyến trên như: chụp và can thiệp lấy huyết khối cơ học bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA; chụp và nút túi phình động mạch não số hóa xóa nền; chụp và nút dị dạng thông động tĩnh mạch não số hóa xóa nền; tiêu sợi huyết não thất trong điều trị xuất huyết não thất, tiêu sợi huyết trong nhồi máu não cấp...
Nhờ đó, nhiều bệnh nhân được cứu sống kịp thời cũng như được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại ngay tại tỉnh mà không phải chuyển lên tuyến trên, vừa nguy hiểm cho bệnh nhân, vừa mất thời gian và tốn kém chi phí.
“Cách nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ đó là mặt bị mất cân đối, một bên miệng bị méo; yếu, liệt tay chân một nửa người; không nói được hoặc lời nói không rõ, có thể hôn mê, đau đầu, nhìn mờ, đi đứng mất thăng bằng...
Khi phát hiện người bị các triệu chứng trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nhằm ổn định chức năng sống, sau đó khẩn trương chuyển đến BVĐK tỉnh, nơi có đơn vị đột quỵ duy nhất trong tỉnh, bởi việc được cấp cứu trong “thời gian vàng” ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của bệnh nhân đột quỵ.
Bên cạnh đó, để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ, người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường tập thể dục, giữ huyết áp ổn định, không hút thuốc lá... Đặc biệt cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả”, bác sĩ Lê Phước Đức, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, BVĐK tỉnh cho biết.
Nguyễn Hoài Nam
QTO - Xác định văn hóa công v có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thực thi công v của các cơ quan nhà nước, tạo động lực làm việc cho cán bộ, công...
QTO - Nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh, ngành Y tế Quảng Trị đã nỗ lực triển khai các hoạt...
QTO - Nhiều năm nay, dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn dẻo dai nhưng bà Tạ Thị Hoa (sinh năm 1954) ở Khu phố 1, Phường 1, TP. Đông Hà, vẫn miệt mài trên...
QTO - Sinh ra, lớn lên ở Đà Nẵng nhưng anh NGUYỄN BÌNH NAM, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau, người sáng lập Dự án “Đi học trên núi” cùng những trái...
Ngày 11-1, Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết”, quà Tết và quỹ khuyến học cho hộ nghèo và gia đình...
QTO - Nhiều năm nay người dân thôn Hà Xá và các thôn lân cận của xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong rất nhọc nhằn mỗi khi lưu thông qua tuyến đường Bảo Đại...
QTO - Không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước; chủ động trong sản xuất, tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập, đó là những tư duy...
QTO - Nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ...
QTO - Với nỗ lực gieo hạt giống đẹp cho đời, thời gian qua, cán bộ Thư viện tỉnh đã đưa nhiều đầu sách hay đến với phạm nhân tại Trại giam Nghĩa An. Việc...
QTO - Những ngôi nhà mới được trao không chỉ giúp người nghèo được tận hưởng niềm vui khi có một mái nhà vững chắc, mà ở đó mang đậm dấu ấn của sự đoàn...
QTO - Hiện nay, huyện Đakrông có 36 trường học, trong đó có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 36,11%. Tính đến ngày 25/10/2023, toàn ngành giáo dục huyện...
QTO - Năm 2024, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của tỉnh, Sở GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện, góp phần...