{title}
{publish}
{head}
Nhiều năm nay, dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn dẻo dai nhưng bà Tạ Thị Hoa (sinh năm 1954) ở Khu phố 1, Phường 1, TP. Đông Hà, vẫn miệt mài trên những con phố để nhặt nhặt ve chai, đồng nát. Bằng việc làm này cùng nhiều hoạt động khác của chi hội phụ nữ ở địa phương, bà Hoa đã góp phần giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình.
Bà Tạ Thị Hoa thường được trìu mến gọi là “bà tiên” ve chai, đồng nát - Ảnh: Q.H
Nhận vất vả về mình
Bước sang con dốc bên kia của cuộc đời, bà Tạ Thị Hoa không còn dẻo dai, khỏe mạnh như xưa. Vậy mà, dù khỏe hay mệt, bà Hoa cũng cố gắng đội nón lá, đạp chiếc xe cũ đến từng con hẻm, góc phố để nhặt ve chai, đồng nát. Mỗi lần trở về với chiếc bao tải đựng đầy lon bia, chai nhựa..., gương mặt bà như sáng bừng.
Thấy bà Hoa ăn vận giản dị, thường xuyên đi nhặt ve chai, hầu hết những người lần đầu gặp đều lộ rõ sự thương cảm. Có người ngỏ lời muốn giúp đỡ để bà vơi bớt phần nào gánh nặng mưu sinh tuổi già. Mỗi lần như thế, bà Hoa thường hồn hậu giải thích với người đối diện về công việc mà mình đang làm. Thực ra, bà không thuộc diện khó khăn. Đồng lương hưu đủ để vợ chồng bà Hoa trang trải cuộc sống. Hiện tại, các con bà đều đã yên bề gia thất. Việc đi nhặt ve chai, đồng nát chính là hành động mà bà tự nguyện làm để góp sức giúp người nghèo.
Theo dòng trò chuyện, bà Hoa cho biết, mình sinh ra, lớn lên giữa bom rơi, đạn lạc. Trước kia, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước, cuộc sống gia đình bà quẩn quanh với trăm nỗi lo toan. Có thời điểm, một bữa cơm ngon, manh áo lành là cả mong ước. Vì thế, bà Hoa dễ đồng cảm, sẻ chia với những cảnh đời nghèo khó. Mỗi lần biết ai đó gặp chuyện không may, bà cứ canh cánh trong lòng. Là Chi hội phó phụ nữ Khu phố 1, muốn bàn mọi người dùng quỹ để giúp đỡ chị em nhưng bà Hoa ngại ngần bởi biết nguồn kinh phí chung quá eo hẹp. “Trước đây, tôi hay gom ve chai, đồng nát trong nhà để cho những người cần. Việc làm quen thuộc ấy đã dẫn tôi đến ý tưởng nhặt ve chai để bán, gây quỹ hội, qua đó giúp đỡ nghèo. Năm 2021, tôi bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng của mình”, bà Hoa kể.
Số ve chai, đồng nát thu gom về được bà Tạ Thị Hoa cho vào “Ngôi nhà xanh” của Chi hội phụ nữ Khu phố 1, Phường 1, TP. Đông Hà - Ảnh: Q.H
Biết nhặt ve chai, đồng nát để giúp người nghèo là một công việc ý nghĩa nhưng không phải ai cũng có thể làm, bà Hoa quyết định đi trước nêu gương. Buổi đầu, bà gõ cửa những hộ thân quen để chia sẻ về dự định của mình và nhờ giúp đỡ. Thấy hiệu quả chưa như kỳ vọng, bà quyết định bỏ thêm nhiều thời gian, công sức. Người phụ nữ già không ngại ra ngoài khu phố, đến những điểm tập kết rác tự phát để tìm ve chai. Nhiều hôm đi làm về, thấy mẹ nhặt rác trong màn mưa, rồi lụi cui bỏ vào bao, cột vào yên xe để chở về, con bà Hoa rơm rớm nước mắt.
Buồn vui với “việc giữa đàng”
Công việc nhặt ve chai, đồng nát tưởng chừng đơn giản, không động chạm đến ai nhưng lại khiến bà Tạ Thị Hoa gặp một số phiền toái. Ngay buổi đầu, bên cạnh những người hiểu và ủng hộ, một số cá nhân lại buông lời ong, tiếng ve. Có người cho rằng, bà Hoa đang “làm màu”, rồi “việc giữa đàng, mang vào cổ”. Chuyện chồng con đồng ý với việc bà Hoa làm cũng được thêu dệt thành bao điều. Ngay những người mưu sinh bằng nghề đồng nát, ve chai mà bà Hoa giúp đỡ trước kia cũng nhìn bà với ánh mắt khác lạ.
Vốn sống chan hòa, tình cảm, những rắc rối từ “trên trời rơi xuống” khiến lòng bà Hoa khá phiền muộn. Trong đó, điều làm bà lo lắng nhất là việc mình làm có thể bị thêu dệt, gây ảnh hưởng đến chồng con. Đem tâm sự ấy ra chia sẻ, bà Hoa như trút được gánh nặng khi chồng con đều tin tưởng, ủng hộ. Cả nhà chỉ khuyên bà phải biết quý trọng, giữ gìn sức khỏe. Những chia sẻ ấy như tiếp thêm sức mạnh cho bà Hoa. Không kể mưa hay nắng, hễ lúc nào thu xếp được thời gian, bà lại đi nhặt ve chai, đồng nát. Hằng tuần, hằng tháng, bà Hoa đều đặt ra và cố hoàn thành chỉ tiêu của mình.
Đối với một người phụ nữ lớn tuổi, việc hầu như hôm nào cũng đạp xe đến các con hẻm, góc phố nhặt ve chai không hề nhẹ nhàng. Dẫu vậy, ít khi mọi người thấy bà Hoa lộ vẻ mệt mỏi. Lý giải điều này, bà cho biết, công việc mang lại cho mình sức mạnh tinh thần rất lớn. Chỉ một thời gian ngắn sau khi đi nhặt ve chai, đồng nát, hành động của bà Hoa được khá nhiều người biết đến và ủng hộ. Một số người liên lạc với bà để cho ve chai, đồng nát. Có người còn mang vỏ lon bia, chai nhựa tới tận nhà bà Hoa. Mỗi lần thấy bà lái chiếc xe đạp cũ lên đường, lũ trẻ lại chạy theo để được nhìn thấy “bà tiên” ve chai, đồng nát trong câu chuyện mà ba mẹ thường kể.
Ngoài những điều giản dị ấy, điều khiến bà Hoa vui hơn nữa là biết những đồng tiền thu về từ việc nhặt, bán ve chai, đồng nát có thể giúp ích cho chi hội và phụ nữ, trẻ em nghèo. Ngại chuyện tiền bạc có thể làm ảnh hưởng đến ý nghĩa công việc đang làm, bà Hoa luôn công khai, minh bạch mọi khoản thu chi. Bao giờ cũng vậy, cứ đến thời gian tổng kết, bán ve chai, đồng nát, bà Hoa luôn mời các cán bộ, hội viên khác đến để chứng kiến, kiểm đếm, ghi sổ sách rõ ràng. Toàn bộ kinh phí được chuyển vào quỹ chung của chi hội để tổ chức các hoạt động từ thiện - xã hội.
Từ việc nhỏ đến phong trào lớn
Hôm đến thăm nhà bà Hoa, chúng tôi vô tình gặp Chi hội trưởng phụ nữ Khu phố 1 Nguyễn Thị Hồng Lý. Bà Lý thông báo tin, chi hội vừa tổng kết đợt thu gom ve chai, đồng nát và thu về khoản kinh phí kha khá. Dự kiến nguồn quỹ sẽ được dùng vào việc chăm lo Tết cho hội viên nghèo; tặng quà cho các hộ neo đơn; hỗ trợ các em nhỏ mồ côi... “Trước đây, cán bộ, hội viên phụ nữ khu phố ấp ủ rất nhiều dự định, kế hoạch nhưng không thể thực hiện do quỹ hội eo hẹp. Từ ngày có thêm nguồn thu nhờ ve chai, đồng nát, nỗi lo cũ vơi đi. Nếu không có sự chung sức của các cán bộ, hội viên, đặc biệt là vai trò xung kích của bà Hoa, chắc việc chung khó thành”, bà Lý nói.
Bà Hồng Lý chia sẻ thêm, chính mình cũng được truyền cảm hứng từ hành động đẹp của bà Hoa. Có lần, bà Lý phát hiện tay, chân bà Hoa bị xây xát. Gặng hỏi mãi mới biết bà bị ngã xe đạp trong khi đi gom ve chai, đồng nát. Vậy mà, bà không hề kêu ca, phàn nàn. Bao giờ bà Hoa cũng nhận phần vất vả, thiệt thòi về mình và luôn lặng thầm như thế. Có thời điểm, nhiều tháng liền, căn nhà vốn tinh tươm, sạch sẽ của bà Hoa trở thành điểm tập kết ve chai, đồng nát bất đắc dĩ. Thế nhưng, bà Hoa không có ý kiến gì. Bà Lý kể: “Thương chị, chúng tôi phải bàn nhau đưa số ve chai, đồng nát lên nhà kho của khu phố. Mới đây nhất, nhà hảo tâm ủng hộ chi hội phụ nữ khu phố xây dựng một “Ngôi nhà xanh” để chứa ve chai, đồng nát. Chúng tôi rất mừng”.
Không chỉ riêng Chi hội trưởng phụ nữ Khu phố 1 Nguyễn Thị Hồng Lý mà việc làm ý nghĩa của bà Hoa đã chạm đến trái tim nhiều người. Ngày càng có nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ trong khu phố chung sức thu gom ve chai, đồng nát. Đến Khu phố 1 hôm nay, không khó để thấy hình ảnh những người phụ nữ đi tập thể dục cùng những chiếc bao đựng ve chai, đồng nát. Trong những nếp nhà, chị em động viên chồng, con thu gom ve chai, phân loại rác thải để vừa gây quỹ giúp người nghèo, vừa chung tay bảo vệ môi trường. Mỗi lần như thế, chị em thường đưa chuyện bà Hoa ra để làm minh chứng.
Như mong ước của bà Hoa và các cán bộ, hội viên phụ nữ khác, giờ đây, việc nhặt ve chai, đồng nát đã được nâng lên thành phong trào phân loại, thu gom rác thải nhựa. Nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa sớm ra đời từ những giọt mồ hôi của chị em. Nhờ thế, ước mơ của nhiều người yếu thế, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em nghèo trên địa bàn đã được hiện thực hóa.
Trương Quang Hiệp
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
QTO - Sinh ra, lớn lên ở Đà Nẵng nhưng anh NGUYỄN BÌNH NAM, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau, người sáng lập Dự án “Đi học trên núi” cùng những trái...
Ngày 11-1, Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết”, quà Tết và quỹ khuyến học cho hộ nghèo và gia đình...
QTO - Nhiều năm nay người dân thôn Hà Xá và các thôn lân cận của xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong rất nhọc nhằn mỗi khi lưu thông qua tuyến đường Bảo Đại...
QTO - Không còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách ưu đãi của Nhà nước; chủ động trong sản xuất, tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập, đó là những tư duy...
QTO - Nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ...
QTO - Với nỗ lực gieo hạt giống đẹp cho đời, thời gian qua, cán bộ Thư viện tỉnh đã đưa nhiều đầu sách hay đến với phạm nhân tại Trại giam Nghĩa An. Việc...
QTO - Những ngôi nhà mới được trao không chỉ giúp người nghèo được tận hưởng niềm vui khi có một mái nhà vững chắc, mà ở đó mang đậm dấu ấn của sự đoàn...
QTO - Hiện nay, huyện Đakrông có 36 trường học, trong đó có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 36,11%. Tính đến ngày 25/10/2023, toàn ngành giáo dục huyện...
QTO - Năm 2024, bám sát sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), của tỉnh, Sở GD&ĐT đưa ra nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện, góp phần...
QTO - Phát huy vai trò của cán bộ, hội viên phụ nữ trong công tác phối hợp giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, trong 2 năm...