Cập nhật:  GMT+7

Xây “mái ấm” từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội

Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã triển khai hiệu quả Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này, nhiều cán bộ, công chức, người lao động thu nhập thấp trong tỉnh, đặc biệt là ở địa phương miền núi như huyện Đakrông đã hiện thực hóa ước mơ xây nhà để an cư lạc nghiệp.

Xây “mái ấm” từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội

Ngôi nhà khang trang của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Mỹ ở Khóm 2, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông được xây dựng từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội - Ảnh: ĐV

Vợ chồng anh Hồ Văn Dương ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó thuộc diện khó khăn về nhà ở từ nhiều năm nay. Anh Dương hiện là bác sĩ ở Trạm Y tế xã Mò Ó, còn vợ ở nhà làm nương rẫy. Từ khi cưới nhau, do hoàn cảnh khó khăn nên gia đình anh xin ở nhờ nhà bố mẹ đến nay đã hơn 8 năm.

Anh Dương cho biết, do không có tiền để xây nhà nên vợ chồng anh đành tá túc ở gian nhà tạm bên cạnh nhà bố mẹ. Nhà chật chội nên việc ăn ở, sinh hoạt, học hành của gia đình anh rất khó khăn, bất tiện. Vợ chồng luôn ước ao xây được một căn nhà rộng rãi, kiên cố hơn nhưng tích lũy thì không biết đến bao giờ mới làm được.

Sau khi tìm hiểu qua nhiều kênh vốn để cố gắng vay làm nhà, vợ chồng anh Dương đã quyết định chọn vay nguồn vốn nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội vì có nhiều ưu đãi. Được cán bộ ngân hàng tư vấn, hướng dẫn tận tình nên vợ chồng anh Dương đã mạnh dạn vay 350 triệu đồng, cộng thêm 100 triệu đồng tích lũy được để làm căn nhà rộng rãi, kiên cố và đẹp hơn. Sau một thời gian xây dựng, tháng 12/2023 ngôi nhà mơ ước của gia đình anh Dương đã hoàn thành khang trang.

“Tết vừa qua gia đình được ở trong căn nhà mới ấm cúng, thật sự rất hạnh phúc. Cũng nhờ vay được nguồn vốn ưu đãi mà gia đình tôi đã hoàn thành ước mơ làm nhà để an cư lạc nghiệp”, anh Dương chia sẻ.

Chung niềm vui như gia đình anh Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Mỹ ở Khóm 2, thị trấn Krông Klang cũng hết sức phấn khởi khi xây được căn nhà khang trang như mong ước. Chị Mỹ là công chức nhà nước, còn chồng là lao động tự do. Thu nhập của hai vợ chồng chỉ đủ trang trải cuộc sống và lo cho các con ăn học. Việc xây dựng một ngôi nhà mới khang trang luôn là niềm mơ ước của gia đình chị Mỹ.

Qua tìm hiểu thông tin, chị Mỹ đến Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và được hướng dẫn vay 500 triệu đồng theo chính sách hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở. Hiện căn nhà mới của gia đình chị đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng một thời gian.

Chị Mỹ vui vẻ cho biết: “Có được ngôi nhà mới, sau giờ đi làm việc về tôi cảm thấy rất vui vì gia đình có nơi ở, sinh hoạt thoải mái. Tôi thấy chương trình cho vay xây dựng nhà ở xã hội là chương trình có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với công chức, viên chức, người lao động thu nhập thấp có điều kiện làm nhà, để yên tâm công tác”. Thực tế cho thấy, nhu cầu về nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện mua đất, làm nhà nếu không được vay vốn.

Vì vậy, gói vay ưu đãi theo Nghị định số 100/2015/ NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã trở thành động lực lớn của nhiều đối tượng. Theo số liệu từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách huyện Đakrông, tính đến ngày 31/12/2023, tổng dư nợ chương trình cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn huyện đạt trên 19,7 tỉ đồng với 54 khách hàng được vay.

Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đakrông Ngô Văn Bảo cho biết thêm: “Trên cơ sở nguồn vốn phân bổ của trung ương dành cho tỉnh và huyện, đơn vị sẽ tham mưu kịp thời với huyện để có sự phân bổ và chỉ đạo cán bộ tín dụng về cơ sở tuyên truyền, nắm bắt, rà soát thông tin khách hàng. Qua đó, có sự hướng dẫn giúp khách hàng tiếp cận một cách thuận lợi nhất, nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng”.

Hiếu Giang

Tin liên quan:
  • Xây “mái ấm” từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội
    Đối tượng được thụ hưởng vốn vay nhà ở xã hội cần nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn

    Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển an toàn, lành mạnh, bên vững, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh vừa có công văn gửi thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh về việc phối hợp, thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đối tượng vay vốn chương trình nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, có nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội để xây nhà mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thì đăng ký hoặc liên hệ tại ngân hàng CSXH nơi mình xây nhà hoặc cải tạo, sửa chữa nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay vốn.

  • Xây “mái ấm” từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội
    Công nhân được vay vốn làm nhà ở

    Nhờ chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian qua nhiều người có thu nhập thấp ở Quảng Trị có cơ hội xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà để ổn định cuộc sống. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai, đến năm 2023, một số công nhân, người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp ở những khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay này nhờ sự chủ động vào cuộc của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và một số đơn vị liên quan.

  • Xây “mái ấm” từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội
    Niềm vui từ “Mái ấm công đoàn”

    Từ đóng góp của đoàn viên công đoàn, “Mái ấm công đoàn” đã mang lại niềm vui lớn cho nhiều đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Đây chính là sự đồng cảm, sẻ chia để đoàn viên công đoàn tỉnh Quảng Trị thêm gắn kết, yêu thương.


Hiếu Giang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Món ngon Quảng Trị ở đất Sài thành

Món ngon Quảng Trị ở đất Sài thành
2024-03-25 07:03:00

QTO - Giữa phố xá Sài thành nhộn nhịp, thưởng thức một tô cháo bột cá lóc đậm vị, thực khách, nhất là người Quảng Trị không chỉ thấy hình bóng, nét văn hóa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long