Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính

Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI, việc chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thực thi công vụ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là đối với các cơ quan thường xuyên, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như chế độ chính sách, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công y tế và giáo dục...

Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính

Đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xã A Ngo, huyện Đakrông trong quá trình giao dịch - Ảnh: T.L

Các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá tính hiệu quả, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh phục vụ Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời các chỉ số này nói lên sự thông thoáng trong môi trường kinh doanh và sự năng động sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo ở địa phương, là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và chỉ số hiệu quả quản trị, hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tuy phản ánh các khía cạnh khác nhau của cơ quan công quyền trong quá trình điều hành, chỉ đạo, phục vụ Nhân dân nhưng điểm chung cơ bản là đo lường sự “cảm nhận” của đối tượng thụ hưởng, tức người dân, tổ chức, doanh nghiệp đối với mặt nào đó trong hoạt động của chính quyền.

Nói cách khác, các chỉ số trên phản ánh khách quan sự phục vụ của chính quyền đối với người dân, được thể hiện qua thái độ, ứng xử của chính quyền đối với cộng đồng, phản ánh mặt đạo đức thực thi công vụ của CCCVC.

Thông qua kết quả các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI, chính quyền các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhận biết được những yếu kém trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện và các mong muốn của người dân, doanh nghiệp, từ đó có giải pháp khắc phục, chuyển đổi, cải thiện; đồng thời chấn chỉnh đội ngũ CBCCVC.

Theo kết quả của trung ương công bố vào tháng 4/2023, các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh trong năm 2022 tuy có cải thiện về điểm số nhưng đa số đều giảm về thứ hạng so với năm 2021.

Đặc biệt, chỉ số PCI năm 2022 xếp hạng thứ 59/63 tỉnh, thành phố (giảm 18 bậc so với năm 2021). Có nhiều nguyên nhân làm cho kết quả xếp loại các chỉ số trên của tỉnh chưa cao trong bảng xếp loại cả nước. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn xuất phát từ con người trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện.

Do vậy, để cải thiện và nâng cao các chỉ số, việc nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ CCCVC là việc làm cần thiết. Cải thiện chỉ số PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS trên địa bàn tỉnh thông qua nâng cao đạo đức công vụ của CCCVC cần xác định rõ mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tác động tích cực hay tiêu cực của chất lượng đạo đức công vụ đối với 4 chỉ số trong giai đoạn hiện nay.

Từ đó đề ra và thực hiện đồng bộ các giải pháp hữu hiệu, phù hợp trong từng giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng các thành tố cấu thành đạo đức công vụ trong khuôn khổ mối quan hệ với PCI, PAR Index, PAPI, SIPAS bao gồm trung thực, chính trực; đảm bảo lợi ích công chúng; minh bạch và công bằng; trách nhiệm và tận tụy; nhân phẩm.

Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài của cả hệ thống chính trị, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư có tính cạnh tranh cao, làm động lực phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả, chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển KT-XH bền vững.

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ CBCCVC, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Quang Vịnh cho biết: “Cấp ủy đảng các sở, ban, ngành, chính quyền cấp huyện, xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trọng tâm là tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC nhằm quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng việc xếp hạng của các chỉ số đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh đến toàn thể CBCCVC và Nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Công khai, minh bạch các quy định, quy trình, cơ chế, chính sách, các dự án, quy hoạch. Xử lý triệt để, kịp thời những hồ sơ TTHC trễ hạn, những đề xuất, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng không giải quyết, không trả lời hoặc giải quyết kéo dài không đúng quy định, đặc biệt là những kiến nghị, đề xuất tại các cuộc đối thoại với người dân, doanh nghiệp, các cuộc tiếp xúc với người dân cơ sở”.

Để góp phần cải thiện, nâng cao các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI, cần đưa kết quả xếp hạng các tiêu chí của các chỉ số mà cơ quan, đơn vị tham mưu hoặc thực hiện là tiêu chí đánh giá xếp loại CBCCVC năm. Hằng năm, trên cơ sở kết quả xếp hạng các bộ chỉ số đã được công bố, cần quy trách nhiệm tham mưu, thực hiện của cá nhân, tập thể để đánh giá, xếp loại đảng viên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCCVC, người đứng cơ quan, đơn vị liên quan.

“Xây dựng và ban hành quy định cụ thể các hành vi và xử lý nghiêm đối với cá nhân CBCCVC trong tỉnh có vi phạm về đạo đức công vụ trong quá trình thi hành công vụ, nhất là các các tiêu chí liên quan đến nội dung của các chỉ số như giải quyết hồ sơ TTHC (trễ hạn, nhũng nhiễu), chi phí không chính thức, giải quyết khiếu nại tố cáo không đúng. Tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền các cấp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể để có giải pháp triển khai, tuyên truyền, vận động người dân tham gia các hoạt động của chính quyền các cấp. Chú trọng đầu tư trang thiết bị, ứng dụng kết quả của công nghệ thông tin, kết quả xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền số để hiện đại hóa công sở, đảm bảo cơ sở vật chất, các nguồn lực cho CBCCVC yên tâm thực thi nhiệm vụ”, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Quang Vịnh đề xuất thêm.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính
    Đông Hà nâng cao hiệu quả cải cách hành chính

    Xác định tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC), thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và mang lại hiệu quả tích cực, qua đó tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trong giải quyết các thủ tục hành chính.

    Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính
    Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính ở xã Mò Ó

    Những năm gần đây, xã Mò Ó, huyện Đakrông triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, sáng kiến trong thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm. Nhờ vậy, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức khi giải quyết các TTHC tại cấp cơ sở.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Diện mạo mới ở bản Cồn

Diện mạo mới ở bản Cồn
2023-12-30 05:35:00

QTO - Bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa, có 100% dân số là người Vân Kiều sinh sống. Với quyết tâm chuyển đổi cách thức sản xuất từ lạc hậu sang tiến...

Phường 2 xây dựng văn hóa văn minh đô thị

Phường 2 xây dựng văn hóa văn minh đô thị
2023-12-30 05:25:00

QTO - Trong những năm qua, Phường 2, TP. Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp để xây dựng văn hóa văn minh đô thị. Qua thời...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long