Cập nhật: Thứ 6, 02/10/2015 | 07:32 GMT+7

Nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng nông thôn mới

(QT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) có 2 tiêu chí liên quan đến giáo dục đó là tiêu chí 5 về trường học và tiêu chí 14 về giáo dục. Để góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, những năm qua tỉnh đã quan tâm đến việc tập trung các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển mạng lưới trường lớp học, góp phần tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh Quảng Trị.

Nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng nông thôn mới
Để thực hiện tốt tiêu chí về giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học. Ở bậc giáo dục mầm non, quy mô, mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được chú trọng, nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong các cơ sở mầm non. Các đơn vị đã chủ động rà soát các tiêu chí, bổ sung các hạng mục về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ, huy động các nguồn lực để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh có 71/164 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 43,3%. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tiếp tục được quan tâm thực hiện bằng các giải pháp cụ thể như xây dựng thêm phòng học, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị, tăng cường tổ chức bán trú, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phổ cập, nhờ vậy kết quả phổ cập được duy trì và chất lượng nâng lên đáng kể, nhất là các xã vùng khó khăn, dân tộc thiểu số. Giáo dục tiểu học được đẩy mạnh theo hương đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và đổi mới quản lý chỉ đạo. Hiện tại, toàn tỉnh có 129/176 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó mức 1 có 96 trường và mức 2 có 33 trường. Đối với giáo dục trung học, việc đổi mới phương pháp dạy và học được triển khai tích cực, thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, đảm bảo tính trung thực, khách quan. Công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông được quan tâm với nhiều hình thức như xây dựng phòng tư vấn, thành lập tổ tư vấn, dạy nghề truyền thống của địa phương cho học sinh... Giáo dục thường xuyên được quan tâm thực hiện, đặc biệt, mô hình hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) theo hướng kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã được củng cố. Hoạt động của các TTHTCĐ được duy trì khá tốt, tiêu biểu như TTHTCĐ của các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Đakrông, Hướng Hóa. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng đã quan tâm đến việc tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên nhằm mục đích nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên. Thông qua giảng dạy ngoài giờ trên lớp, nhà trường giáo dục học sinh truyền thống nhà trường, truyền thống địa phương, tinh thần tôn sư trọng đạo và các vấn đề về đạo đức xã hội. Song song với việc nâng cao chất lượng dạy và học, tỉnh cũng đã tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được triển khai sâu rộng, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội. Các cơ sở giáo dục đã tiếp nhận sự hỗ trợ kinh phí từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất trường học. Tiêu biểu như Công ty Quản lý Bay Việt Nam đã hỗ trợ 1 tỷ đồng để xây dựng nhà bán trú cho học sinh Trường THCS Húc Nghì (Đakrông). Hội khuyến học tỉnh và các địa phương đã tặng thưởng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên 2 tỷ đồng... Các trường học tiếp tục thực hiện công tác tự làm thiết bị dạy học. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã đầu tư mua sắm 21 bộ thiết bị dạy, học ngoại ngữ cấp cho 21 đơn vị trường học với tổng kinh phí 4,1 tỷ đồng. Hiện nay, sở đang tiếp tục triển khai mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ và đồ chơi trẻ em với kinh phí 3,8 tỷ đồng để trang cấp cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện tiêu chí 5 về trường học, những năm qua ngành giáo dục cũng đã triển khai nhiều chương trình mục tiêu, qua đó từng bước kiên cố hóa, cao tầng hóa và hiện đại hóa các phòng học, phòng chức năng. Đặc biệt, bước vào năm học mới 2015-2016, các đơn vị, trường học trong tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng chức năng... với tổng kinh phí trên 33 tỷ đồng. Nhờ được quan tâm đầu tư toàn diện nên chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi từng cấp học được nâng lên theo từng năm. Kết quả phổ cập giáo dục THCS tại 117 xã được duy trì. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học đạt 71% (83/117 xã). Đến nay, toàn tỉnh có 55 xã đạt tiêu chí về giáo dục. Bài, ảnh: THANH LÊ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới
10:30 tối Thứ 5

QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...

Vĩnh Long hôm nay

Vĩnh Long hôm nay
01:00 30/09/2015

(QT) - Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Huyện ủy Vĩnh Linh (Quảng Trị), Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long đã vượt qua khó khăn, thử thách để thực...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long