
{title}
{publish}
{head}
(PLO) - Bộ Thống nhất Hàn Quốc trong một báo cáo công bố ngày 26/12 nhận định Triều Tiên sẽ tìm cách mở các cuộc đàm thương thảo với Mỹ về chương trình vũ khí của nước này trong năm tới, đồng thời theo đuổi việc nối lại quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc.
Cờ Triều Tiên tại phái đoàn thường trực của nước này tại Geneva
Theo Reuters, báo cáo dự báo năm 2018 của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng, trong khi tìm cách đàm phán với Mỹ, Triều Tiên cũng sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nỗ lực để được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra lý do dẫn tới kết luận như vậy. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng dự báo Triều Tiên sẽ tìm cách để giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt. “Các biện pháp đối phó sẽ được tiến hành để đối phó với các tác động của những lệnh trừng phạt, trong đó có việc giảm khối lượng thương mại và dòng ngoại tệ, giảm sản lượng ở từng bộ phận của nền kinh tế”, báo cáo cho biết.
Báo cáo của Hàn Quốc được đưa ra sau khi HĐBA LHQ hôm 22/12 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, nghiêm ngặt hơn với Triều Tiên sau vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của nước này. Hiện, các nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố vẫn đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc đàm phán là vô ích và rằng Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi bước vào đàm phán.
Trong một diễn biến có liên quan, CNN ngày 26/12 dẫn thông cáo báo chí của Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tại cuộc họp nội các diễn ra cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Cục chính sách Triều Tiên trực thuộc Bộ Quốc phòng để giám sát và đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, việc thành lập đơn vị nói trên là một phần của kế hoạch tái cấu trúc lớn hơn nhằm đối phó tốt hơn với những đe dọa xuyên biên giới từ Triều Tiên.
Quyết định của giới chức Hàn Quốc được đưa ra trước những kêu gọi lực lượng vũ trang của nước này đứng ra thành lập “tháp kiểm soát” để giải quyết vấn đề Triều Tiên trong bối cảnh mối đe dọa từ Triều Tiên đã trở thành một chủ đề ngày càng được chú ý trong năm 2017, khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thúc đẩy nhiều tiến bộ đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này. “Chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ tạo được động lực để thúc đẩy các chính sách hiện nay, trong đó có phi hạt nhân hóa Triều Tiên và xây dựng lòng tin giữa quân đội liên Triều”, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo cho hay. Tuy nhiên, CNN nhận định, hiện chưa rõ tuyên bố của Hàn Quốc sẽ đưa tới thay đổi như thế nào. “Tôi nghĩ tuyên bố này nhấn mạnh vào tính ngăn chặn và đàm phán quân sự hay hợp tác liên Triều”, ông John Delury – Giáo sư tại trường Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định.
Cũng trong ngày 26/12, tờ Joongang Ilbo của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin trong Chính phủ nước này cho biết, Triều Tiên đã chế tạo xong vệ tinh mới có tên Kwangmyongsong-5 và chuẩn bị phóng vệ tinh được trang bị các máy ảnh và thiết bị viễn thông này vào quỹ đạo. Trước đó, năm 2016, Bình Nhưỡng cũng đã phóng vệ tinh Kwangmyongsong-4 nhưng được cho là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình.
Minh Ngọc
(Tổ Quốc) - Hàn Quốc ngày 13/9 đã có phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Triều Tiên về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trước đó.
Tạm gác quá khứ, Hàn Quốc-Nhật Bản cùng nhau hợp tác trước thách thức gia tăng đến từ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
(ĐCSVN) – Mỹ duy trì cam kết theo đuổi mục tiêu “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên và vẫn ưu tiên các giải pháp ngoại giao để tháo gỡ những vấn đề ...
Theo Nikkei, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tập trận quân sự để đối phó với nguy cơ tiềm tàng từ một cuộc tấn công hạt ...
(PLO)- Căng thẳng bán đảo Triều Tiên thêm tăng nhiệt nguy hiểm với loạt diễn biến nóng từ Bình Nhưỡng và Mỹ - Hàn Quốc.
(Tin Tức) - Ngày 18/12, các đặc phái viên về hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành điện đàm 3 bên sau khi Triều Tiên phóng vật thể bay được cho là ...
VOV.VN - Bán đảo Triều Tiên hôm nay (18/12), tiếp tục dậy sóng sau khi Triều Tiên tiếp tục bắn thử tên lửa ra phía bờ biển phía Đông. Nhật Bản và Hàn Quốc đã ...
VOV.VN - Một ngày sau vụ phóng tên lửa đạn đạo khiến tình hình trên Bán đảo Triều Tiên dậy sóng, Bình Nhưỡng hôm nay (3/4) chính thức xác nhận loại tên lửa thế ...
QTO - Ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đang rung chuyển khi Mỹ áp mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực từ tuần trước.
QTO - Đã có hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan toàn diện mới.
(Tin Tức) - Trong thông điệp Giáng sinh 2017, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi hòa bình cho Jerusalem và một giải pháp hai nhà nước nhằm chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
(Tổ Quốc) - Xung đột Syria và khủng hoảng Ukraine đã khiến cho mối quan hệ giữa Washington và Moscow trở nên lắng xuống và đóng băng trong thời gian gần đây.
(Tổ Quốc) -Quyết định của Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã dời sự chú ý của thế giới Hồi giáo ra khỏi Iran.
QĐND - “Quả bom” Jerusalem bùng nổ vào tháng cuối cùng của năm 2017 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển Đại sứ quán...
VOV.VN - Mất niềm tin ở Mỹ, Palestine đang chuyển hướng tìm kiếm các nhà trung gian hòa giải tại châu Âu, hoặc Nga và Trung Quốc.
QĐND - Việc Tổng thống Donald Trump công bố Chiến lược An ninh Quốc gia ngay trong năm đầu tiên cầm quyền đang tạo ra một “cơn sốt” trong dư luận nước Mỹ. Công bằng mà nói, ông...