
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây đã đưa ra cam kết về “một sự khởi đầu mới thực sự” trong quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia Trung Đông, đồng thời tái khẳng định những mục tiêu chiến lược của Washington tại khu vực này, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố.
Phát biểu tại Đại học Mỹ ở thủ đô Cairo nhân chuyến thăm Ai Cập ngày 10-1, ông Mike Pompeo đề cập tới một loạt vấn đề liên quan đến sự hiện diện của Mỹ tại Trung Đông. Theo đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cho rằng do đánh giá quá thấp “bản chất xấu xa và ngoan cố của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan" nên trước đây cựu Tổng thống Barack Obama đã “phó mặc” Trung Đông cho các phiến quân Hồi giáo cực đoan, dẫn tới sự hỗn loạn tại khu vực này. Nhưng giờ đây, Mỹ đã nhận ra một thực tế, đó là nếu Mỹ rút quân, khu vực Trung Đông sẽ phải đối mặt với sự hỗn loạn ngay sau đó.
Ông Mike Pompeo phát biểu tại Đại học Mỹ ở thủ đô Cairo. Ảnh: AP
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng khẳng định Mỹ và các đồng minh của nước này sẽ áp dụng những biện pháp ngoại giao nhằm hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông. Cụ thể, Washington sẽ tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh tay đối với Iran chừng nào Tehran chưa thay đổi chính sách.
Đáp lại tuyên bố của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cùng ngày khẳng định: “Bất cứ khi nào hoặc bất cứ nơi nào Mỹ can thiệp, sẽ kéo theo sự hỗn loạn, đàn áp, oán hận".
Chuyến công du Trung Đông của Ngoại trưởng Mike Pompeo, với các điểm dừng chân là 8 quốc gia Arab, diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump cách đây không lâu bất ngờ quyết định rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi chiến trường Syria. Liên quan tới vấn đề này, ông Mike Pompeo tuyên bố kế hoạch rút các binh sĩ Mỹ khỏi Syria vẫn được thực hiện bất chấp sự chỉ trích của các quốc gia đồng minh, đồng thời cho biết Washington sẽ rút quân khỏi Syria trong khi tiếp tục hoàn tất cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Mỹ vẫn là một đối tác kiên định ở Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố.
Cũng trong ngày 10-1, hãng tin AFP dẫn lời một quan chức quốc phòng của Mỹ cho biết quân đội nước này đã rút một số khí tài khỏi Syria. Tuy nhiên, quan chức này không cung cấp thêm thông tin chi tiết "vì lý do an ninh". Trước đó, CNN cũng đưa tin về việc Mỹ bắt đầu rút khí tài khỏi Syria và cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy Wahsington bắt đầu rút quân đúng như những gì mà Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố.
Trong khi đó, ngày 11-1, người phát ngôn liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Syria, ông Sean Ryan, thông báo liên quân này đã bắt đầu tiến hành rút binh sĩ khỏi Syria.
Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo quyết định rút các binh sĩ Mỹ khỏi Syria sau 4 năm tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố ở đây đã và đang trở thành đề tài gây tranh cãi trong nội bộ nước Mỹ. Nhiều nghị sĩ Mỹ, trong đó có cả những nhân vật thuộc đảng Cộng hòa, cùng các quan chức Lầu Năm Góc kiên quyết phản đối quyết định của ông Donald Trump. Những người này cho rằng việc rút quân có thể tác động tiêu cực đến tình hình khu vực, đồng thời khiến số phận các đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS trở nên bấp bênh.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng thực tế đó đã cho thấy sự bất đồng quan điểm giữa Tổng thống Donald Trump và nhiều thành viên Nhà Trắng về chính sách đối với khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, chuyến công du tới Trung Đông lần này của Ngoại trưởng Mike Pompeo được cho là nhằm xóa bỏ những nghi ngại của các đồng minh trong khu vực về việc Washington sẽ rút quân khỏi Syria.
ANH VŨ
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz phản ánh những bất đồng sâu sắc trong chiến lược đối ngoại và đánh dấu sự tái sắp ...
Chuyến công du của ông Tổng thống Donald Trump phản ánh sự dịch chuyển chiến lược rõ rệt, khi Israel dần mất vai trò trung tâm trong chính sách Trung Đông của ...
Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia Ả Rập, cải thiện quan hệ với Israel, sau khi nước này phản đối kế hoạch của Mỹ về việc tái định cư người ...
Washington khuyến cáo Israel “cần làm nhiều hơn” để bảo vệ dân thường Palestine tại một trong những khu vực hỗn loạn bậc nhất thế giới.
Đã hai thập kỷ trôi qua, nhưng cuộc chiến ở Iraq vẫn để những vến hằn lên chính sách ngoại giao và tầm ảnh hưởng của Washington ở Trung Đông.
Mỹ sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp mới nhằm tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, tinh giản chi phí và điều chỉnh theo ưu tiên chiến lược.
Những bất đồng với châu Âu trước đó có thể sẽ khiến cựu Tổng thống đưa ra hành động quyết liệt.
Hơn 160 cuộc tập kích của các nhóm phiến quân vào quân đội Mỹ tại Iraq, Syria và Jordan, 37 cuộc đụng độ giữa lực lượng Mỹ và phiến quân Houthi tại Biển Đỏ và ...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
(PLO)-Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng dùng hành động quân sự ở Syria lần nữa nếu cần thiết.
(VTC News) - Ngày 10/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Dự án dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ là cách sai lầm để giải...
(VTC News) - Ngày 10/1, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Dự án dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ là cách sai lầm để giải...
(Infonet) - Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là ba quốc gia đảm bảo lệnh ngừng bắn được áp dụng ở Syria và Tổng thống ba nước từ lâu đã có các cuộc đàm phán để có thể lập lại hòa bình ở...
VOV.VN - Trung Quốc xác nhận đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Bắc Kinh đã kết thúc nhưng họ chưa thông tin cụ thể về kết quả.
VietTimes -- Ngày 31.12.2018, tiếp theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng của Mỹ NDAA cho năm tài khóa 2018-2019 được thông qua ngày 15.5.2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê...