
{title}
{publish}
{head}
(Infonet) - Một quan chức cấp cao Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang “quân sự hóa khiêu khích” Biển Đông. Do đó, Mỹ cũng sẽ tiếp tục điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải.
Hôm nay (9/1), ông Brian Hook, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết, vấn đề Biển Đông được đưa ra thảo luận trong tất cả các cuộc đối thoại an ninh và ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một số nhà phân tích thì cho rằng, sự tập trung của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với vấn đề Biển Đông đang có phần sụt giảm do cuộc khủng hoảng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á công bố hình ảnh vệ tinh về hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam)
Lời bình luận của ông Hook được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành xây dựng trái phép trên những khu vực đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như lắp đặt radar và xây dựng nhiều công trình khác phục vụ mục đích quân sự.
“Hành động quân sự hóa khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm thách thức luật pháp quốc tế. Trung Quốc đang bao vây các nước nhỏ hơn theo nhiều cách. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động bảo vệ tự do hàng hải để Trung Quốc biết rằng Mỹ vẫn sẽ bay qua, đưa tàu thuyền và hoạt động ở những khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Hook chia sẻ trong một cuộc họp qua điện thoại.
Truyền thông Trung Quốc từng đưa tin về việc nước này tiến hành xây dựng trên các hòn đảo ở Biển Đông hồi năm ngoái. Dự án xây dựng trái phép của Trung Quốc đã được tiến hành trên tổng diện tích 290.000 m2.
Trước đó, vào tháng 12/2017, Viện Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á tại Washington cho hay, Trung Quốc đã cho lắp đặt một radar ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Ngoài ra, nhiều đường hầm có khả năng được dùng để lưu trữ đạn dược cũng đã được Trung Quốc xây xong trên bãi Subi (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Trung Quốc hiện còn có kế hoạch phóng thêm 10 vệ tinh từ khu vực phía nam đảo Hải Nam trong 3 năm tới nhằm kiểm soát toàn bộ hoạt động trên Biển Đông.
“Chúng tôi thực sự tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc không phù hợp với những gái trị và trật tự quy định. Trong khi trật tự là nền tảng của nền hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và cả trên thế giới. Khi hành động của Trung Quốc vượt quá những giá trị và trật tự được thiết lập, Mỹ sẽ đứng lên để bảo vệ luật pháp”, ông Hook nhấn mạnh.
Về phần mình, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền trên gần 90% diện tích Biển Đông. Bắc Kinh cũng nhiều lần kêu gọi Washington không can thiệp vào vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bởi Mỹ không tuyên bố chủ quyền ở khu vực này. Thậm chí, Trung Quốc còn cho rằng, hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông của Mỹ là hành động vi phạm chủ quyền của quốc gia này.
Ngoài vấn đề Biển Đông, ông Hook cho biết Mỹ phản đối việc Trung Quốc đơn phương mở thêm 4 tuyến đường bay dân dụng trên eo biển Đài Loan hồi tuần trước mà không tham vấn giới chức Đài Loan.
Trước đó, Trung Quốc cũng đã nhiều lần tiến hành các cuộc “tuần tra bao vây đảo” gần Đài Loan, khu vực mà lâu nay Bắc Kinh coi chỉ là một tỉnh ly khai. Phía Đài Loan đã cực lực phản đối hành động của Trung Quốc và xem động thái của Bắc Kinh là mối đe dọa tới an ninh khu vực.
“Chúng tôi phải đối những hành động đơn phương như trên. Chúng tôi muốn chính quyền Bắc Kinh và Đài Bắc tiến hành các cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những vấn đề liên quan tới hàng không dân dụng”, ông Hook nói.
Minh Thu (lược dịch)
VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định việc tập trận quanh Đài Loan là lời “cảnh cáo nghiêm khắc” và “hành động cần thiết” để bảo vệ chủ quyền và ...
(VTC News) - Mỹ được cho đã lên kịch bản sơ tán hàng chục nghìn công dân của nước này khỏi Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột trên hòn đảo này.
Manila vừa cho phép Washington tiếp cận thêm nhiều căn cứ quân sự khi căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng.
(Tin Tức) - Từ vật liệu bán dẫn, chiến thanh thương mại Mỹ - Trung đang dần chuyển sang mục tiêu tiếp theo là cáp biển. Tại đây, Washington đang tìm cách đảm ...
Đông Nam Á buộc phải đưa ra lựa chọn phù hợp để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh không hồi kết giữa hai siêu cường.
(Tin Tức) - Việc Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm ...
(PLO)- Chuyên gia cho rằng việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đối thoại quân sự là tín hiệu tích cực hướng tới việc xoa dịu căng thẳng trong quan hệ song phương.
(GT) - Sáng 23/10, Philippines triệu Đại sứ Trung Quốc tại Manila để phản đối “hành vi khiêu khích” của Bắc Kinh liên quan hai vụ va chạm giữa tàu Philippines ...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9/1 đã hoan nghênh cuộc gặp diễn ra cùng ngày giữa các quan chức của Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm đảm bảo...
(Tổ Quốc) - Trong cuộc gặp liên Triều, Bình Nhưỡng vẫn giữ im lặng trước gợi ý phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên của Hàn Quốc.
VOV.VN - Dù vẫn đang dành cho nhau “những lời có cánh”, quan hệ Nga-Iran được cho là bắt đầu có những rạn nứt nhất định mà Mỹ có thể tận dụng.
QĐND - Ngày 8-1, ông Emmanuel Macron đã đến Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công du châu Á đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp.
VietTimes -- Xung đột Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, vấn đề hạt nhân Triều Tiên không có nhiều triển vọng, Nga và phương Tây tăng cường đối đầu ở Ukraine, Mỹ ủng hộ Ấn...
VOV.VN - Hàn Quốc và Triều Tiên chuẩn bị bước vào cuộc đàm phán đầu tiên của họ trong 2 năm qua, một sự kiện được kỳ vọng mở ra chương mới giữa 2 nước.