Cập nhật: Chủ nhật, 25/07/2010 | 13:00 GMT+7

Mưu sinh nơi đầu sóng

(QT) - Những ngày nắng đẹp, khi thủy triều bắt đầu hạ thì cũng là lúc hàng trăm người dân tại các làng ven biển của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đổ xô ra biển mưu sinh. Họ lầm lũi bơi lặn dưới những con sóng cuộn để vớt rong tảo, bắt ốc biển hay săn tôm hùm giống kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Hái rau... dưới biển! 6h sáng, tại bãi đá mũi Lay, thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch đã có hàng chục người tụ tập. Họ mang theo bao bì, lưới, vợt để chuẩn bị cho một ngày mưu sinh vất vả. Đa phần những người này là phụ nữ và trẻ em, chỉ một số ít là đàn ông trung niên. Giải đáp thắc mắc của chúng tôi, một phụ nữ tên Hòa đang nhặt ốc tại đây cho biết: “Mùa này sóng yên biển lặng nên phần lớn thanh niên trai tráng đều đi biển.

Làm bè bằng thùng xốp để vận chuyển rau câu.
Người ở nhà đa phần là phụ nữ, trẻ em và một số thanh niên đau ốm không thể đi biển được. Từ đầu năm 2008 khi có người về hỏi mua rong tảo biển (dân địa phương gọi là rau ngoai) và tôm hùm giống thì những người nhàn rỗi trong làng bắt đầu có nghề mới. Tuy nhiên nghề này cũng chỉ làm được khoảng 10 ngày trong mỗi tháng mùa nắng vì thời điểm đó thủy triều xuống, các bãi đá mới lộ ra hoàn toàn”. Chị Hòa cho biết, ban đầu chị cùng một số người trong xóm lặn ra những bãi đá ven biển hái rau ngoai về bán cho thương lái. Dần dà, thấy nghề này dễ kiếm tiền nên nhiều người khác cũng đổ xô đi hái rau ngoai. Mỗi kg rau ngoai phơi khô được mua với giá 4.000 đồng/kg. Trung bình sau một ngày quần quật với sóng biển mỗi người kiếm từ 30.000- 50.000 đồng, những người có sức khỏe có thể kiếm được nhiều hơn. “Thời gian đầu tụi tui cũng kiếm được khá nhưng hiện nay rau ngoai ngày càng ít nên thu nhập vài chục nghìn mỗi ngày cũng không dễ dàng. Công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, bơi thành thạo và chịu lạnh tốt mới làm được”, chị Hòa cho biết thêm. Dưới cái nắng trưa oi bức, từng tốp người dàn hàng ngang lội theo con sóng ra các bãi đá nhặt ốc. Trong khi đó, một tốp khác mang theo bao lưới đi ra phía những rạn đá xa hơn để hái rau ngoai. Cây rau ngoai có màu xanh rêu mọc thành từng búi bám vào những hốc đá chìm dưới nước. “Trước đây cây rau ngoai rất nhiều nhưng chẳng ai thèm lấy, mà lấy cũng không biết làm gì. Nhưng nay có người tìm về mua nên người dân đi hái nhiều lắm. Không biết người ta mua làm gì nhưng có bao nhiêu là họ mua bấy nhiêu”, anh Nguyễn Bá Nam, 30 tuổi ở thôn Vịnh Mốc đang phơi rau ngoai trên bãi biển cho hay. Dưới những cơn sóng cuồn cuộn ven bờ đá, rất nhiều em học sinh tranh thủ ngày nghỉ đi hái rau câu, nhặt ốc giúp bố mẹ.

Anh Nguyễn Bá Nam đang phơi rau câu tại bãi biển

Em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh trường Tiểu học Tôn Thất Thuyết, xã Vĩnh Thạch vừa vác trên vai bao rau ngoai lên bờ phơi nắng, vừa khoe: “Em tranh thủ ngày nghỉ ra biển hái rau ngoai giúp mẹ. Số tiền dành dụm được sẽ dùng để mua sách vở chuẩn bị cho năm học mới”. Cũng như Tuấn Anh, tại bãi đá mũi Lay có rất nhiều em học sinh khác cũng giúp mẹ nhặt ốc, phơi rau ngoai. Chúng tôi bắt chuyện với bà Hồ Thị Lan, 77 tuổi, ở thôn Vịnh Mốc đang ngồi hóng gió trên bãi biển. Bà Lan cho biết, từ thời còn là con gái bà đã ra biển lấy rau câu: “Cây rau câu là loại cây sống nhờ vào thân cây rau ngoai. Khi rau ngoai nhiều thì rau câu mới mọc nhiều, nhưng hiện nay rau ngoai bị khai thác trở nên khan hiếm nên kiếm được vài cọng rau câu để nấu chè cũng khó khăn”, bà Lan giải thích. Rau câu là loại thủy sinh sống tự nhiên ở các rạn đá ven biển, dùng để chế biến dược liệu và thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Những “thợ săn” tôm hùm giống Tại các bãi đá ven biển còn có một nghề khác hấp dẫn hơn là săn tôm hùm giống. Tuy công việc săn tôm hùm giống tại đây không phổ biến bằng những nơi khác nhưng đó là một công việc được nhiều thanh niên yêu thích lúc rảnh rỗi. Khoảng 11giờ trưa, khi chị em phụ nữ mang rau ngoai lên bờ cát phơi thì dưới bãi đá, một nhóm thanh niên và vài người đàn ông trung niên run cầm cập ngồi rít thuốc lá. Anh Nguyên, một “thợ săn” tôm giống tại mũi Lay vừa đặt hai con tôm hùm bông càng xanh nhỏ bằng đầu ngón tay cái vào chiếc bát vừa cho biết: “Cả buổi sáng lặn bợt cả người mới bắt được hai con tôm này đấy! Nhưng giá bán cũng được hơn trăm ngàn. Có hôm gặp may bắt được nhiều hơn nhưng cũng có khi trở về tay không. Nói chung nghề này cũng tùy vào hên xui!”. Sau một hồi ngồi phơi nắng, nhóm thanh niên trẻ bắt đầu đeo kính lặn (kính bảo vệ mắt tự chế bằng ruột cao su) nhảy ùm xuống mặt nước. “Tụi này còn trẻ, có sức nên lặn sâu và lâu dưới nước bắt được nhiều tôm hơn. Săn tôm hùm giống này tuy vất vả nhưng lại kiếm được nhiều tiền”, anh Nguyên giải thích.

Phút nghỉ ngơi của những người hái rau ngoai.

Những “thợ săn” tôm hùm giống là những người bơi lặn giỏi, thời gian lặn dưới nước có thể kéo dài đến 15, 20 phút. “Tôm hùm giống thường ẩn mình trong các kẽ đá rất nhỏ và nằm ở độ sâu từ 3 đến 4m nên rất khó phát hiện. Tuy tôm hùm giống có giá cao nhưng không phải ai cũng có thể bắt được, phải có kinh nghiệm mới bắt được, anh Nguyễn Hồng Du, 25 tuổi, một “thợ săn” tôm hùm giống tại bãi mũi Lay nói. Những người lặn tôm hùm giống tại đây cho biết, thông thường thời gian mỗi lần lặn kéo dài khoảng 1 giờ là phải lên bờ nghỉ, vì lặn lâu ở mực nước sâu sẽ ù tai, hoa mắt, chóng mặt. Không chỉ những người đứng tuổi, nhiều kinh nghiệm mới theo nghề săn bắt tôm hùm giống, gần đây nhiều em học sinh cũng tham gia vào coogn việc này. Vừa chống chiếc bè tự chế bằng những tấm xốp ghép lại, em Thái, 16 tuổi vừa xoay người điệu nghệ lao xuống biển. Sau vài phút đã thấy em ngoi lên mặt nước tay đưa cao, miệng la lớn “Bắt được một con tôm hùm xanh. Hôm nay trúng mánh rồi”. Nhiều “thợ săn” tôm hùm khác tiến về phía Thái chia vui. Rồi không ai bảo ai, những thợ lặn khác cũng đeo kính lặn vào, nhảy ùm xuống nước tìm kiếm vận may ngay tại nơi Thái vừa bắt được con tôm hùm xanh. Những người này cho biết, tôm thường đi ăn theo đàn, vì thế tại nơi Thái vừa bắt được tôm chắc chắn sẽ còn vài con nữa. “Thường muốn bắt được tôm thì phải lập thành các nhóm lặn, mỗi nhóm khoảng 2, người và phải phối hợp ăn ý vì khi lặn một mình rất khó bắt được tôm”, thoăn thoắt múc nước vào chiếc bát đựng tôm vừa bắt được, Thái lý giải. 12 giờ trưa, khi mặt trời đứng bóng và cái nắng đã trở nên gay gắt, những người mưu sinh ở đây mới bắt đầu lục tục trở về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi chuẩn bị cho một cuộc mưu sinh nhọc nhằn tiếp theo. Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xuống rạn biển bắt tôm hùm giống
22:30 28/03/2025

Từng đợt gió cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làm cho cái lạnh thêm buốt giá. Vậy nhưng thời tiết đó không ngăn được cánh thợ lặn ở thị trấn Cửa Tùng, ...

Hiểm nguy nghề lặn biển
21:48 10/03/2023

Đã từng nghe câu tục ngữ “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”, để rồi khi về mạn biển Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tôi bắt gặp tiếng thở dài của cánh thợ lặn thôn ...

Nghề vớt cá me cho thu nhập khá
22:55 05/06/2023

Từ tháng 3-7 âm lịch hằng năm, khi gió Tây Nam vượt dãy Trường Sơn ràn rạt thổi về phía biển thì cũng là lúc ngư dân thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh ...

Nhọc nhằn mưu sinh mùa biển động
22:43 11/12/2023

Mùa biển động thường bắt đầu từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau. Thời điểm này biển thường xuất hiện sóng to, gió lớn, bất lợi cho việc đánh bắt ...

Mưu sinh mùa nắng nóng
22:24 30/06/2023

Dưới cái nắng như thiêu đốt với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 40 độ C, ai cũng hạn chế ra đường để tránh bị sốc nhiệt, say nắng, cảm nắng. Song, vẫn có những ...

Những người phụ nữ nơi miền chân sóng
22:35 08/03/2024

Những người phụ nữ nơi miền quê biển Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tuy khác nhau về hoàn cảnh, số phận nhưng lại có chung bản tính chịu thương, chịu khó, một đời ...

Người mang hương vị biển cả đi muôn nơi
22:00 15/03/2024

Từng bôn ba làm đủ nghề để mưu sinh, thậm chí đi làm việc theo diện hợp đồng lao động ở nước ngoài nhưng đều không thành công, phải đến khi khởi nghiệp từ con ...

Kéo lưới rùng cùng ngư dân
22:25 26/12/2024

Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp mưu sinh với ...

Tóc mẹ thơm mùi nhớ

Tóc mẹ thơm mùi nhớ
2:19 sáng Thứ 6

QTO - Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh. Có...

Tháng bảy ở Quảng Trị

Tháng bảy ở Quảng Trị
13:51 24/07/2010

(ND) - Ðã thành thông lệ, cứ vào tháng bảy hằng năm là lại có những cựu chiến binh tóc đã hoa râm từ mọi miền trở về Quảng Trị. Mấy chục năm trước, họ đã có mặt ở mảnh đất này,...

Hồn nhiên ăn “bột ngọt ba không”

Hồn nhiên ăn “bột ngọt ba không”
05:27 20/07/2010

(LĐ) - Hiếm có sản phẩm nào, mà hàng nhập lậu lại chiếm đến phân nửa hoặc hơn phân nửa thị phần tại 5 tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà...

Làng...khát

Làng...khát
06:21 17/07/2010

(QT) - Chưa bao giờ người dân ở thôn Đâu Bình 1, Đâu Bình 2, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hiện nay. Nắng hạn gay gắt kéo dài...

Tân Sở - kinh đô kháng chiến

Tân Sở - kinh đô kháng chiến
04:29 09/07/2010

(QT) - Hơn 300 năm sau, khi Ái Tử hay Trà Bát không còn là thủ phủ như buổi đầu khởi nghiệp, nhưng hậu duệ của Nguyễn Hoàng- vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nước của triều Nguyễn...

“Cơn lốc vàng” ở Đakrông

“Cơn lốc vàng” ở Đakrông
04:13 07/07/2010

(SGGP) - Việc khai thác vàng trái phép ở các cánh rừng đầu nguồn đã biến núi rừng, sông suối Đakrông, tỉnh Quảng Trị trở nên tơi tả... Những nông dân Vân Kiều, Pa Cô vốn thật...

Tấm lòng của một ngư phủ

Tấm lòng của một ngư phủ
03:11 05/07/2010

(QT) - Dân gian có câu: “Đàn ông đi biển có đôi…” để nói nguyên tắc của nghề đi biển là luôn có “bạn”- danh xưng chỉ người làm công đánh bắt hải sản trên tàu, thuyền. Ngày xưa,...

Thời tiết

23°C - 28°C
Có mây, có mưa rào
  • 23°C - 27°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 22°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long