Cập nhật: Thứ 7, 17/07/2010 | 13:21 GMT+7

Làng...khát

(QT) - Chưa bao giờ người dân ở thôn Đâu Bình 1, Đâu Bình 2, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hiện nay. Nắng hạn gay gắt kéo dài từ tháng 3 âm lịch cho đến nay đã “hút” sạch nước tại các giếng, ao hồ, suối trên địa bàn. Nước ăn uống, tắm giặt của người dân nơi đây hiện chỉ dựa vào mỗi con suối Đá Mài. Mà dòng suối này cũng đã sắp cạn khô... Vào vùng “tâm khát” Đường dẫn vào xã Cam Tuyền ngoằn nghoèo càng trở nên khó khăn dưới cái nắng oi bức thiêu đốt da người. Dưới làn bụi mịt mờ, thônĐâu Bình 1 hiện ra với tất cả sự khô khốc, khắc nghiệt đến cực điểm. Dù nằm cách bờ sông Hiếu chỉ khoảng chừng 500m nhưng cái sự khát ở đây cũng đã không chịu thấu. Nếu Cam Tuyền là xã khô hạn nhất ở huyện Cam Lộ thì Đâu Bình 1, Đâu Bình 2 là các thôn thuộc vùng “tâm khát” của xã Cam Tuyền.

Trẻ em thôn Đâu Bình 2 vừa tắm vừa tranh thủ mang chai lấy nước.
Vừa ngồi thở hổn hển trên chiếc võng mắc bên bụi cây vừa cầm chiếc radio nghe dự báo thời tiết trong ngày, trưởng thôn Nguyễn Văn Sừng uể oải cho biết: “Nắng như ri chẳng ai chịu thấu cả. Mà bây giờ chuyện nước sinh hoạt nơi đây mới là chuyện “nóng” nhất. Dân ai ai cũng than phiền vì thiếu nước nhưng chẳng biết làm sao”. Trưởng thôn Sừng vừa cầm quạt huơ qua huơ lại, toàn thân túa mồ hôi ướt đẫm bảo đời ông chưa bao giờ chứng kiến đợt hạn hán nào kéo dài và gay gắt như năm nay. “Trồng đậu đậu úa, trồng lúa lúa khô, trồng ngô thì ngô khô quắt lại. Không biết mùa này người dân làng tui lấy gì mà ăn đây”, vẻ mặt buồn xo, ông Sừng nói thêm. Đi từ đầu thôn đến cuối thôn, đâu đâu cũng nghe người dân tụm năm tụm bảy bàn chuyện nước nôi. Có lẽ chuyện thiếu nước đã trở thành vấn đề thời sự nóng nhất của người dân trong thôn, nhiều người nói nó còn “nóng” hơn những trận cầu hấp dẫn World Cup 2010 ở tận Châu Phi xa xôi. Đang cúi đầu vét những gàu nước dưới cái giếng sâu gần chục mét trước sân dưới cái nắng hầm hập, ông Trần Tùng, 60 tuổi ngẩng đầu lên khi thấy khách lạ. Ông Tùng cho hay, giếng nhà ông là cái giếng ít ỏi còn sót lại chút nước dùng trong mùa khô năm nay. “Hầu như giếng gia đình nào cũng sạch trơn nước rồi, giếng nhà tui nằm ở vị trí thấp nên mới còn ít nước dùng, mỗi ngày chờ nước rỉ ra gia đình tui cũng có khoảng 20-30 lit nước để nấu ăn. Còn tắm giặt thì ra sông Hiếu”, chỉ tay ra phía sông trước mặt, ông Tùng nói cụt lủn. Hơn 3 tháng nay, bờ sông Hiếu đoạn trước thôn Đâu Bình 1 như trở thành một bãi tắm tấp nập.

Trẻ em thôn Đâu Bình 2 đi lấy nước về phục vụ sinh hoạt.

Cứ tầm 5 giờ chiều là cả làng, từ ông bà già đến trẻ con, thanh niên trai tráng không ai bảo ai lại túa ra sông tắm để xua đi cái nắng oi bức như tra tấn. “Mà mực nước sông Hiếu cũng đã bắt đầu cạn dần, chưa có năm nào các bãi đá dưới sông lại lộ rõ lên mặt nước nhu bữa ni. Có nhiều đoạn xe máy còn chạy qua được nữa”, ông Sừng cho hay. Thôn Đâu Bình có 55 hộ dân thì hầu hết các hộ đều thiếu nước sinh hoạt. Để giải cứu trước mắt cho gia đình mình, nhiều hộ hùn tiền lại thuê người đào sâu giếng chèn thêm bi. “Gia đình tui và 3 gia đình nữa trong xóm hùn tiền lại để đào sâu giếng lấy nước. Tiền mua bi tốn mất gần 300 nghìn đồng, giếng cũng đào sâu gần cả mét mà đến chừ vẫn không rỉ ra được thêm giọt nước nào”, ông Tùng than thở. Toàn bộ diện tích 5,6 ha đậu xanh của bà con nơi đây vừa mới trồng cũng đã chết héo. Do nắng hạn, đất nẻ khô nên cũng không thể triển khai được vụ ngô hè thu. Thấp thỏm lo âu Xã Cam Tuyền có địa hình phân thành 3 tầng rõ rệt từ thấp đến cao, Đâu Bình là thôn nằm ở tầng thứ nhất, trước mặt là sông Hiếu nên vẫn phần nào đỡ ngột ngạt vì thiếu nước. Những thôn còn lại nằm phía trên cao hơn thì tình trạng thiếu nước càng dữ dội hơn, trong đó thôn Đâu Bình 2 là khắc nghiệt nhất. Chúng tôi đến thôn Đâu Bình 2 đúng lúc người dân đang lùa đàn gia súc đi “giải khát”. Đón chúng tôi bằng nụ cười nửa mếu, trưởng thôn Đâu Bình 2 Nguyễn Cư lo lắng: “Thôn bọn tui chắc sắp hết nước dùng rồi nếu trời vẫn không mưa. Cả thôn giờ đều chỉ dùng nước ở suối Đá Mài”. Dẫn chúng tôi ra thực địa suối Đá Mài, ông Cư vừa tranh thủ kéo theo chiếc xe trâu đặt bên trên chiếc bồn nhựa 200 lít đi lấy nước. Ông Cư bảo là tranh thủ đi sớm để lấy được nước nhiều. Từ ngày nắng hạn đến nay, hầu như ngày nào dân làng Đâu Bình 2 cũng chỉ lo nghĩ đến chuyện đi lấy nước. Mỗi chiều hay sáng sớm khoảng 4, 5 giờ là trên bờ suối Đá Mài chật cứng người ùn ùn kéo đến lấy nước và tắm giặt.
Ông Nguyễn Cư dùng xe trâu chở nước sinh hoạt cho gia đình.
Theo người dân nơi đây, tình trạng thiếu nước sinh hoạt không chỉ xảy ra vào mùa đại hạn năm nay, mà những mùa khô trước cũng thiếu nước, dù không gay gắt hơn. Nguyên nhân một phần cũng là do một số công trình thủy lợi, công trình nước sạch không thực sự phát huy hiệu quả và đã xuống cấp. “Khổ lắm chú ơi, cả ngày chỉ lo chuyện nước nôi thôi cũng đã không mần được chi. Nước phải dùng tằn tiện, nếu dùng thoải mái là thiếu liền. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài e dân làng tui chết mất thôi!”, bà Hoàng Thị Lành, 50 tuổi vừa múc nước vào hai chiếc thùng nhựa vừa nói như mếu. Trên bờ suối, những chị em phụ nữ cố khỏa khoảng nước trong để gánh về nấu ăn, dưới mặt nước lũ trẻ con đùa nghịch bên đàn trâu bò đang... tắm chung. Mà đoạn suối Đá Mài chảy qua thôn Đâu Bình 2 nếu vào mùa mưa lũ thì dòng nước chảy ào ạt thế mà giờ cũng đã cạn trơ đá, chỗ nước sâu nhất cũng chỉ còn khoảng 80cm và đã ngưng chảy vì bị chia cắt. Do nước cạn, rêu bám tại các phiến đá, bùn đất dưới đáy suối rồi tạp chất đủ thứ... vấy lên nên dòng suối trở nên đục ngầu mỗi lúc nước chao mạnh do lũ trẻ và trâu bò bơi lội. Trưởng thôn Nguyễn Cư vừa múc nước vào chiếc “xe bồn” tự chế vừa lo âu bảo nếu đoạn suối Đá Mài này mà cạn nốt thì dân làng chỉ còn biết mua nước... đóng chai ngoài phố mà uống thôi! Mà dân làng Đâu Bình 2 chỉ có nghề đi củi, rà phế liệu, đất nông nghiệp thì ít ỏi thì biết lấy tiền đâu ra mà mua! Đang dùng bánh xà bông tắm rửa cho đứa con đang ngồi trên bệ đá, anh Nguyễn Đức Huy, 31 tuổi lo lắng nói: “Không chỉ con tui mà nhiều đứa khác trong xóm đã kêu ngứa, toàn thân nổi mẩn đỏ khi tắm dưới suối này. Dù lo lắng cho con nhưng tui cũng chẳng biết đào đâu ra nước cho cháu tắm nữa”. Theo bà Bùi Thị Hồng Hoa, Trạm trưởng Trạm y tế xã Cam Tuyền cho biết: Kể từ hơn 2 tháng qua trạm đã ghi nhận tới 15 ca tiêu chảy nặng, nhiều ca bị bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, còn cứ 100 chị em đến khám thì 50 người bị mắc bệnh phụ khoa. Do ở vị trí cao hơn nên hầu hết 30 giếng nước của 30 hộ gia đình ở đây đây đều đào sâu ít nhất là 15m mới có nước. Thế nhưng, vào mùa đại hạn này 27/30 giếng đã khô trơ đáy, 3 giếng còn lại cũng “không thể sử dụng” được nữa. “Dân mình giờ muốn đào sâu thêm cũng không được bởi giếng đã sâu hết cỡ, đào là gặp đá xanh kêu cộp cộp. Nói tóm lại chuyện tự lực lo nước sinh hoạt với người dân bây giờ là bó tay!”, ông Cư nói chắc. Ông Cư kể nắng hạn kéo dài từ tháng 4 âm lịch cho đến nay mà chưa hề có giọt mưa nào đáng kể “cũng có đợt mưa lắc rắc nhưng cũng chẳng kịp đủ ướt áo người đi đường. Cầu mong trời mau mưa xuống cho bà con nhờ”. Đã 5 giờ 30 chiều mà trời vẫn nắng chói chang, nhìn lên trời chỉ thấy một màu xanh leo lẻo không một gợn mây. Chia tay “vùng tâm khát’ Đâu Bình 2 khi những đứa trẻ trong thôn với mái đầu đỏ hoe đang lụi hụi đẩy những can đựng nước ngược con dốc trở về làng. Có lẽ với nhiều người chuyện khát rồi cũng sẽ qua nhưng với người dân nơi đây chuyện khô khát và chuyện đối mặt với nhiều nguy cơ dịch bệnh là điều luôn ám ảnh. Đó không chỉ là chuyện của ông trời, của thời tiết... Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gian nan khoan giếng mùa nắng hạn
22:00 17/05/2024

Mới bước sang tháng 5, nắng nóng khốc liệt đã diễn ra khắp nơi trong tỉnh. Nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất của người dân vì thế ngày một tăng cao, ...

Làng cổ có ba di tích
22:14 28/10/2022

Làng cổ Kim Đâu, Cam Lộ thật đặc biệt khi có đến ba di tích được Nhà nước công nhận, gồm tháp Chăm Kim Đâu, giếng đá Kim Đâu và đền thờ bà Chúa Ngọc được dân ...

Nước sạch biên phòng, vui lòng dân bản
22:56 01/01/2023

Địa bàn vùng cao có đặc thù nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế khó khăn nên gần như toàn bộ các hộ dân ở 2 xã A Ngo và A Bung, huyện Đakrông ...

Hoang sơ giếng cổ Ba Vòi
21:25 21/04/2023

Giếng cổ Ba Vòi ở xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, là một trong số những giếng nằm trong hệ thống giếng cổ của người Chăm tại Quảng Trị. Đây là một công trình ...

Nắng quê ngoại
03:59 20/08/2024

Cũng đã lâu tôi mới trở về quê ngoại ở vùng đất đỏ Vĩnh Linh. Khí trời dịu mát, thỉnh thoảng rơi nhẹ vài hạt mưa chuyển mùa xua đi cái oi nồng mùa hạ. Đứng ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
3 giờ trước

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
8:14 sáng Thứ 2

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Tân Sở - kinh đô kháng chiến

Tân Sở - kinh đô kháng chiến
04:29 09/07/2010

(QT) - Hơn 300 năm sau, khi Ái Tử hay Trà Bát không còn là thủ phủ như buổi đầu khởi nghiệp, nhưng hậu duệ của Nguyễn Hoàng- vua Hàm Nghi, một vị vua yêu nước của triều Nguyễn...

“Cơn lốc vàng” ở Đakrông

“Cơn lốc vàng” ở Đakrông
04:13 07/07/2010

(SGGP) - Việc khai thác vàng trái phép ở các cánh rừng đầu nguồn đã biến núi rừng, sông suối Đakrông, tỉnh Quảng Trị trở nên tơi tả... Những nông dân Vân Kiều, Pa Cô vốn thật...

Tấm lòng của một ngư phủ

Tấm lòng của một ngư phủ
03:11 05/07/2010

(QT) - Dân gian có câu: “Đàn ông đi biển có đôi…” để nói nguyên tắc của nghề đi biển là luôn có “bạn”- danh xưng chỉ người làm công đánh bắt hải sản trên tàu, thuyền. Ngày xưa,...

Phận liễu theo nghiệp lơ xe

Phận liễu theo nghiệp lơ xe
02:34 04/07/2010

(SK&ĐS) - Cứ tưởng cái nghiệp lơ xe (theo phụ tài xế) vốn chỉ dung nạp những cánh mày râu "tay cứng", nhưng ở Bến xe khách Đông Hà (Quảng Trị), đội ngũ lơ xe lại hầu hết là...

Đất phát lộc

Đất phát lộc
05:39 02/07/2010

(QT) - Trong một lần thực tế, khảo sát tư liệu để xây dựng tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi đã phát...

“Thần nước” Lý Văn Ký

“Thần nước” Lý Văn Ký
21:38 28/06/2010

(NNVN) - Những ngày nắng hạn gay gắt này nhu cầu khoan giếng lấy nước ngọt phục vụ cuộc sống rất lớn. Song không phải ai khoan giếng cũng tìm ra nguồn nước. Ở xã Gio Quang,...

Thời tiết

20°C - 29°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 20°C - 30°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long