Cập nhật:  GMT+7

Một thoáng Lý Sơn

Mang trong mình nhiều dấu tích của núi lửa và những trầm tích văn hóa độc đáo từ xa xưa, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) ngày nay đã khai thác tốt, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hút khách. Vùng đất đảo khô cằn này còn là vùng trồng tỏi nức tiếng khó nơi nào sánh được. Đến với Lý Sơn vào những ngày giáp tết Ất Tỵ - 2025, tôi phần nào cảm nhận được sức sống mới đầy khoáng đạt của hòn đảo tiền tiêu này, đặc biệt trong thời khắc của mùa xuân mới cận kề...

Một thoáng Lý Sơn

Người dân huyện đảo Lý Sơn vào vụ trồng tỏi mới - Ảnh: Đ.V

Miền đất của lễ hội và dấu tích núi lửa

Huyện đảo Lý Sơn có diện tích tự nhiên 10,39 km2 , nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (khoảng 28 km), gồm có đảo Lớn (trung tâm huyện), đảo Bé và hòn Mù Cu với tổng dân số hơn 22.000 người. Huyện đảo nằm ngay trên con đường biển từ Bắc vào Nam và ngay cửa ngõ phía Đông của Khu kinh tế Dung Quất, cũng như của khu kinh tế trọng điểm miền Trung. Với vị trí này, Lý Sơn là đảo tiền tiêu của đất nước, giữ vị thế chính trị đặc biệt trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và trong thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh Quảng Ngãi.

Được hình thành từ hoạt động kiến tạo địa chất núi lửa phun trào, Lý Sơn được ví như một bảo tàng thiên nhiên núi lửa biển. Lý Sơn còn là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hoá, nơi những hùng binh của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải từ hàng trăm năm trước dong thuyền ra biển xác lập và thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Cùng với đó là hơn 50 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 6 di tích cấp quốc gia, 19 di tích cấp tỉnh, 2 di chỉ khảo cổ học là di chỉ Xóm Ốc và khảo cổ Suối Chình.

Cùng với đó là những lễ hội truyền thống quý giá khó có vùng biển nào có được như: Lễ cầu ngư, Hội dồi bòng, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, Lễ ra quân đánh bắt đầu năm... Trong đó, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và Lễ hội đua thuyền Tứ linh được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đảo Lý Sơn Ngô Đình Mẫn cho biết: Những năm qua, ngành du lịch Lý Sơn đã thu hút khách đến quanh năm với các loại hình du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển - đảo.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch, nhất là hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện đã được đầu tư, phát triển. Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng nâng lên rõ rệt và tỉ trọng ngành du lịch chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện.

Tính đến nay, toàn huyện có 130 cơ sở lưu trú, trong đó có 17 khách sạn, 53 nhà nghỉ, 55 homestay, 5 nhà trọ với tổng số 1.057 phòng, từng bước đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, phát triển du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng gần 2.000 lao động trực tiếp, 5.000 lao động gián tiếp. Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ở huyện đảo Lý Sơn đạt 37 triệu đồng/người/ năm.

Một thoáng Lý Sơn

Những con đường nhộn nhịp, sạch đẹp ở đảo Lý Sơn - Ảnh: Đ.V

Để tập trung nguồn lực cho sự bứt phá, UBND huyện đảo Lý Sơn phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Lý Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, huyện đảo Lý Sơn kêu gọi đầu tư các dự án lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng nhằm phát triển hướng tới đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch của địa phương như: dự án cáp treo từ đảo Lớn sang đảo Bé; dịch vụ vui chơi, giải trí tại đảo Bé (An Bình); dự án xây dựng sân bay; khu du lịch sinh thái Núi Giếng Tiền và Núi Thới Lới; mô hình du lịch cộng đồng trồng cây nông sản kiểu mẫu phục vụ khách du lịch...

Vương quốc tỏi” vào vụ mới

Được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, huyện đảo Lý Sơn hiện có 350 ha đất trồng tỏi, mỗi năm mang lại sản lượng từ 2.800 - 3.000 tấn củ tươi. Trồng tỏi là nghề truyền thống từ xưa của người dân trên đảo, tỏi cũng là sản phẩm đặc trưng của huyện.

Đặt chân lên Lý Sơn, những người lần đầu đến huyện đảo này như tôi vô cùng thích thú khi chứng kiến những cánh đồng tỏi xanh tươi nối tiếp nhau vòng quanh đảo, giữa xứ gió biển và đất khô cằn từ trầm tích núi lửa. Người dân Lý Sơn cho biết, khác với mọi năm, vụ tỏi năm nay với số lượng tỏi giống trên đảo cung ứng đủ cho người dân, nên không lo việc thiếu giống tỏi, tỏi kém chất lượng như những năm trước.

Ông Trương Đình Phước, thôn Tây An Hải, huyện Lý Sơn, vui vẻ nói: “Gia đình tôi trồng 4 sào tỏi. Năm nay thời tiết ủng hộ người trồng tỏi ở Lý Sơn so với các năm trước. Đó là thời điểm bắt đầu xuống giống là có mưa cả đêm lẫn ngày nên khoảng 4 ngày là cây tỏi đã mọc rộ đều.

Hiện nay gia đình tôi đang tiếp tục chăm sóc cây tỏi thật tốt để qua tháng 2 Âm lịch thu hoạch củ”. Ông Phước cho biết, mỗi sào đất cần trồng từ 40 - 50 kg tỏi tép giống, với giá tỏi tép khoảng 120 - 150 nghìn đồng/kg.

Mỗi sào đất nông dân phải đầu tư cho tỏi giống và cải tạo đất khoảng 8 - 10 triệu đồng/sào. Đây là vụ tỏi được nông dân huyện đảo Lý Sơn đặt nhiều kỳ vọng cho việc sản xuất nông nghiệp của cả năm. Bởi nếu vụ tỏi này được mùa, được giá thì có thể bằng hai, ba vụ trồng hành trong năm và mang lại lợi nhuận gấp đôi. Tỏi Lý Sơn có cây và củ đều săn chắc, mang hương vị cay thơm đậm đà, theo ông Phước là do được trồng trên nền đất tơi xốp đặc trưng của chất đất núi lửa và trầm tích từ san hô.

Theo ông Ngô Đình Mẫn, tỏi Lý Sơn đã có chứng nhận chỉ dẫn địa lý, song địa phương cũng rất lo lắng tỏi bị pha trộn với những nơi khác. Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn, UBND huyện đã phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh cũng như quản lý thị trường, các cảng vụ kiểm soát ngay từ hai đầu cảng để tỏi các nơi khác không được đưa về Lý Sơn. Thời gian qua, huyện cũng đã phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp trà trộn tỏi nơi khác với tỏi Lý Sơn, nhờ vậy hiện nay tình trạng này giảm rõ rệt.

“Những nỗ lực đó nhằm giúp du khách đến với Lý Sơn mua được tỏi thật với đúng hương vị đặc trưng. Bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ nguồn tỏi, du khách khi đến với Lý Sơn cũng sẽ được người dân tận tình hướng dẫn cách phân biệt tỏi Lý Sơn với những loại tỏi nơi khác để mua về dùng, làm quà”, ông Mẫn nói thêm.

Hiện nay huyện đảo đã phát triển nhiều sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Lý Sơn như: nước mắm, chả cá đỏ, các sản phẩm OCOP từ tỏi Lý Sơn (tỏi ngâm mật ong, tỏi đen, tỏi thường, tỏi cô đơn). Đây là những sản phẩm được du khách đến đảo ưa chuộng và có nhu cầu tiêu thụ lớn.

Đức Việt

Tin liên quan:
  • Một thoáng Lý Sơn
    Thăm, chúc Tết quân dân huyện đảo Lý Sơn

    Sáng nay 11/1, đoàn công tác của Vùng 3 Hải quân và đại biểu của các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân do Đại tá Phạm Đình Thành, Phó Chính ủy Vùng 3 Hải quân làm trưởng đoàn tiếp tục chuyến hải trình đến đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thăm, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Trạm Ra đa 550 và các cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo.

  • Một thoáng Lý Sơn
    Lên đường thăm, tặng quà, chúc Tết huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn

    Chiều nay 9/1, tại Quân cảng Đà Nẵng, đoàn công tác Vùng 3 Hải quân, 35 đầu mối địa phương, các cơ quan, tổ chức, câu lạc bộ, doanh nghiệp, cá nhân; 50 phóng viên của 35 cơ quan báo đài trung ương, quân đội và địa phương lên đường thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Sáng cùng ngày, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tổ chức lễ dâng hương ở phòng thờ Hồ Chủ tịch tại Vùng 3 Hải quân; gặp mặt, tiễn đoàn phóng viên các cơ quan báo chí trước khi lên đường tác nghiệp tại các đảo. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân và đại biểu các tỉnh, thành phố gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP. Huế, Quảng Trị; các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham dự. Cùng dự về phía tỉnh Quảng Trị có Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam.


Đức Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi
2025-01-24 09:11:00

QTO - Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu...

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ
2025-01-24 09:04:00

QTO - Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có...

Bâng khuâng nhớ Tết

Bâng khuâng nhớ Tết
2025-01-24 09:02:00

QTO - Chuyến hành trình đầy ắp kỷ niệm đã đi vào những sân ga cuối. Năm cũ đã dần cạn tháng cạn ngày. Gió tháng Chạp hanh khô thổi từ phía mặt sông mang...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long