
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nằm ở cửa ngõ phía đông của huyện Hướng Hóa, xã Tân Hợp là vùng đất mới, quê hương thứ hai của người dân các xã vùng đồng bằng lên lập nghiệp từ các xã Triệu Trạch, Triệu Lương, Triệu Lễ thuộc huyện Triệu Phong trước đây.
![]() |
Làng Tân Xuyên, vùng quê mới có nhiều đổi thay |
Năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng chưa được bao lâu, hưởng ứng lời kêu gọi của đảng bộ, chính quyền địa phương, hàng trăm hộ dân đã lên đường chở theo nhà cửa, lều bạt, soong nồi, dụng cụ lao động… đi xây dựng quê hương mới. Trong tháng 9 và tháng 10/1975, Ban Kinh tế mới huyện Triệu Phong đã chuyển 431 hộ với 2.190 nhân khẩu lên vùng kinh tế mới ở xã Tân Hợp. Thời ấy nơi đây là vùng đất hoang vu, xa lạ, heo hút, cây cối, lau lách um tùm, rậm rạp; điều kiện đi lại, ăn ở gặp nhiều khó khăn, thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nắng nóng, mưa nhiều; lo sợ nhất là sốt rét và bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Khu vực xã Tân Hợp từng là chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ban đầu, Tân Hợp chỉ có 4 thôn là Tân Xuyên, Lương Lễ, Quyết Tâm và bản Tà Đủ, nơi người dân tộc Vân Kiều sinh sống từ bao đời, sau này đến năm 1992 mới có thêm thôn Hòa Thành; tổng diện tích tự nhiên của xã hơn 3.345 ha.
Quyết tâm bám trụ trên vùng đất khó
Để xây dựng vùng quê mới, người dân đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu. Ông Nguyễn Vang (thôn Tân Xuyên) cùng với gia đình lên đây lập nghiệp từ năm 1975 nhớ lại: “Hồi đó lo lắm, buổi sáng vác cuốc đi lao động với tập thể, không biết trưa có về được không. Khi về đến nhà mới biết mình còn sống. Cả xã có hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương. Riêng thôn Tân Xuyên đã có 5 - 6 người chết, 17 người bị thương, không những thế, việc sản xuất của người dân cũng gặp khó khăn do không nắm được diễn biến của thời tiết, khí hậu nên khoai, sắn trồng xuống không sống được, đến mùa không có gì để thu hoạch. Người dân nơi dây mới cảm thán nên câu “Khoai trồng xoắn lá phi dê. Hom sắn dâm xuống bốn bề mối ăn”. Vốn là những nông dân quen đồng ruộng, làm lúa nước, nay phải sống ở vùng núi cao, nên không tránh khỏi lúng túng trong sản xuất. Lương thực làm ra không đủ ăn, thêm sốt rét, nỗi lo sợ tai nạn bom mìn nên vào những năm 1978-1979 đã có hàng trăm gia đình bỏ vào miền Nam lập nghiệp hoặc trở về quê cũ.
Những người còn ở lại vẫn quyết tâm bám trụ, tích cực khai hoang, thu dọn bom mìn, san lấp hố bom, ươm trồng lên những mầm xanh trên vùng đất mới khai phá, lập nên những đồi sắn, vườn chuối, vườn khoai, vườn cà phê. Mãi cho đến sau này khi nhà nước thực hiện các chính sách đổi mới trong kinh tế, nông nghiệp, người dân xã Tân Hợp được tự chủ trên cánh đồng của mình, cuộc sống mới khởi sắc, no đủ.
Khai thác tiềm năng, thế mạnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Khi giới thiệu với chúng tôi về những xã nông thôn mới tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị, ông Trần Văn Thu, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh không ngần ngại giới thiệu về một xã miền núi có nhiều khởi sắc là Tân Hợp. Năm 2015 Tân Hợp là xã về đích đầu tiên của huyện Hướng Hóa trong xây dựng nông thôn mới, đạt 19/19 tiêu chí. Từ một vùng đất núi rừng hoang vu, nay Tân Hợp đang thu hút nhiều người đến cư trú, làm ăn, toàn xã hiện có 1.227 hộ với 5.256 nhân khẩu. Những năm gần đây Tân Hợp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Hướng Hóa. Trên địa bàn xã có công trình thủy lợi - thủy điện Quảng Trị, công trình hạ thủy lợi Rào Quán, Di tích sân bay Tà Cơn và nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ. Người dân Tân Hợp năng động trong cơ chế thị trường, bằng chứng là trong phát triển kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, không còn là xã thuần nông nữa, thương mại - dịch vụ chiếm tới 65%; nông nghiệp chỉ còn 35%. Người Tân Hợp đi làm ăn buôn bán nhiều nơi, có người ra chợ Khe Sanh, lên Lao Bảo, qua Lào, cũng có người gồng gánh, dùng xe máy chở hàng đến các bản làng người dân tộc thiểu số để buôn bán, mưu sinh, xây dựng nên cuộc sống ngày càng no đủ, giàu có.
Chúng tôi có dịp đi từ thôn Tân Xuyên đến Lương Lễ, Hòa Thành, ở đâu cũng thấy có nhiều xe ô tô, có đoạn đường khoảng 20 gia đình sinh sống đã thấy có tới 10 chiếc ô tô đang đậu trước nhà, đó là thế mạnh về hoạt động dịch vụ của xã. Chủ tịch UBND xã Trần Vinh cho biết: “Tân Hợp hiện có 101 xe ô tô, trong đó có 50 xe ô tô vận tải, 51 xe khách và dịch vụ; 19 công ty, doanh nghiệp; 181 cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, tạo việc làm và cuộc sống ổn định cho hàng ngàn người”.
Bên cạnh phát triển dịch vụ, một số gia đình không từ bỏ ruộng nương mà tiếp tục mở rộng diện tích canh tác, lập nên các trang trại, gia trại để trồng rừng, trồng tiêu, cà phê (riêng diện tích cây cà phê mít, catimor hơn 310 ha), có người trồng được hoa bán quanh năm. Hoặc xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp như gia đình anh Phan Công Dũng (52 tuổi) ở thôn Quyết Tâm, trồng được 3 ha rừng, 1 ha cây cà phê, đào ao nuôi cá với diện tích 0,5 ha; ngoài ra còn chăn nuôi bò, heo, dê hàng chục con, mỗi năm trừ chi phí cũng lãi được hơn trăm triệu đồng. Anh cho rằng làm ăn ở đây có nhiều thuận lợi hơn quê cũ (thôn An Trạch, xã Triệu Trạch, Triệu Phong).
Không chỉ về kinh tế mà văn hóa, xã hội cũng có những bước chuyển biến tích cực. Tất cả trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Cả 3 trường học trên địa bàn gồm trường tiểu học, mẫu giáo, trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia. Nhiều em học hành đỗ đạt đang làm những công việc trong bộ máy nhà nước hoặc tham gia sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Tôi hỏi ông Nguyễn Vang ở thôn Tân Xuyên, có quê gốc ở làng Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch rằng: “Bà con mình có muốn về quê cũ, hay đi nơi khác làm ăn không?”. Ông Vang trả lời dứt khoát rằng: “Qua hơn 40 năm xây dựng, lập nghiệp trên vùng quê mới, người dân đã an tâm với cuộc sống, sinh hoạt, quen với khí hậu, cách làm ăn ở đây”. Ông Vang tâm sự: “Thỉnh thoảng có dịp về quê vài ngày, chúng tôi đã muốn lên, vì mùa hè khí hậu ở đây rất mát mẻ, dễ chịu; hơn nữa việc làm ăn cũng thuận lợi, buổi sáng mua hàng hóa đi buôn, chiều về đã có vài trăm ngàn đồng”. Do làm ăn thuận lợi nên hiện nay một số gia đình có thu nhập cao, cuộc sống khá giả. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của xã Tân Hợp đạt 36 triệu đồng, thuộc vào loại cao nhất của huyện Hướng Hóa; tỉ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 3,39%, trong lúc toàn huyện là 25,37%.
Với những kết quả đạt được, xã Tân Hợp là một trong số ít xã của tỉnh Quảng Trị được cấp trên lựa chọn để chỉ đạo điểm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018- 2020. Khi chúng tôi đến đây, cả xã sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng 30 năm lập lại tỉnh. Người dân xã Tân Hợp tích cực xây dựng đường làng, ngõ xóm rộng rãi, thoáng mát, xanh- sạch- đẹp. Nhiều cây xanh và cây bóng mát được trồng tại các khu vực nhà dân, trên các trục đường giao thông. Năm 2018, với kinh phí huy động được hơn 84 triệu đồng, xã đầu tư để lát vỉa hè đường trung tâm xã, làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc. Ngoài ra còn tiếp tục huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục cho trường học và đường giao thông nông thôn với kinh phí 455 triệu đồng. Xã cũng đã xây dựng 4 mô hình vườn mẫu, có giá trị kinh tế với kinh phí 700 triệu đồng, đây là những mô hình giúp người dân trong xã và khu vực xung quanh học tập, nhân rộng.
Cùng với những việc làm trên, xã Tân Hợp luôn coi trọng việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm; tích cực hỗ trợ để người dân giảm nghèo. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được duy trì, đẩy mạnh; an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây…
Hoàng Nam Bằng
Đã gần một thế kỷ trôi qua nhưng cán bộ, đảng viên và Nhân dân ở xã Triệu Tân, huyện Triệu Phong vẫn luôn tự hào khi nhắc đến sự kiện Chi bộ thôn Tường Vân - ...
Là 1 trong 7 xã, thị trấn vùng kinh tế mới dọc đường 9 của huyện Hướng Hóa, Tân Hợp hiện có 1.289 hộ với 5.323 nhân khẩu, bao gồm 2 dân tộc Kinh và Vân Kiều ...
Thôn Tân Xuân 2, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ nằm ở trung tâm xã Cam Thành, trải dài dọc theo Quốc lộ 9. Toàn thôn có 180 hộ, với 665 nhân khẩu. Quyết tâm xây ...
Giáo xứ Tân Lương thuộc thôn Tây Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng. Toàn giáo xứ có 326 hộ, với 1.523 nhân khẩu, trong đó có hơn 30% người dân theo đạo Công ...
Từng tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, tham gia lực lượng công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Trị (nay là Bộ đội Biên phòng), trở về quê hương, cựu chiến ...
Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó chỉ mới chấm ...
Để góp vào nội dung kịch bản một dự án phim truyền hình về sức trường tồn của những làng quê Việt, tôi có dịp về lại thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. ...
Với quyết tâm cao của cấp ủy đảng, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, từ năm 2015, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa đã hoàn thành chương trình xây dựng ...
QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...
QTO - Hơn 1 năm nay, giá bò hơi trên thị trường giảm mạnh và chưa có chiều hướng cải thiện. Điều này khiến người chăn nuôi bò vỗ béo ở Hướng Hóa gặp nhiều...
(QT) - Để tiếp sức cho những người nghèo ổn định cuộc sống, thời gian qua, Mặt trận các cấp trong tỉnh Quảng Trị đã đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, sử dụng hiệu quả...
(QT) - Nhờ chủ động và có nhiều sáng tạo trong cải tạo vườn tạp, đưa các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào trồng thay thế cây truyền thống, anh Đỗ Bá Ái, ở thôn Mộc...
(QT) - Tiềm năng du lịch Biển đảo Quảng Trị là rất lớn, đang trên đường trở thành thỏi nam châm hút khách trong nước và quốc tế ở Miền Trung. Du lịch đảo sinh thái hướng tới là...
(QT) - Huyện Đakrông có quyết định thành lập vào cuối năm 1996, chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1997 cho đến nay đã hơn 22 năm. Có thể nói xuất phát điểm của huyện là rất...
(QT) - Hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2020, trên địa bàn thành phố Đông Hà đang triển khai nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Thực tế này tạo...
(QT) - Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực,...