Cập nhật:  GMT+7

Mở hướng phát triển kinh tế mới nơi vùng biển bãi ngang

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế từ bám biển sang mở trang trại chăn nuôi, anh Ngô Thế Biên (sinh năm 1986), ở thôn Thử Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn mở ra hướng đi mới cho người dân vùng biển bãi ngang Vĩnh Thái.

Mở hướng phát triển kinh tế mới nơi vùng biển bãi ngang

Anh Biên thu hoạch cá lóc thương phẩm -Ảnh: T.P

Những ngày này, không khí làm việc ở xưởng chế biến cá lóc thành phẩm của anh Biên luôn tất bật, nhộn nhịp. Vợ chồng anh đã rất nỗ lực để đưa xưởng vào hoạt động đúng dịp cuối năm, kịp thực hiện những đơn hàng đã được ký kết từ trước.

“Tôi muốn chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Thịt cá đã qua chế biến sẽ bán với giá cao hơn gấp nhiều lần so với bán nguyên liệu thô, đó là lý do tôi đầu tư xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để chế biến, đóng gói bảo quản sản phẩm phi lê cá lóc. Tôi sẽ hoàn thiện các thủ tục để xây dựng nhãn hiệu riêng, đưa thương hiệu sản phẩm cá lóc xã Vĩnh Thái ra thị trường”, anh Biên bộc bạch. Hiện xưởng chế biến cá lóc thành phẩm của anh Biên đang tạo việc làm cho 45 lao động trên địa bàn.

Như vậy với việc đưa vào hoạt động xưởng chế biến cá lóc thành phẩm này, anh Biên đã hoàn thành được quy trình khép kín từ nuôi đến chế biến, đóng gói thành phẩm và đưa đi tiêu thụ cho sản phẩm cá lóc. Năm 2018 anh Biên đầu tư xây dựng 4 bể nuôi cá lóc thương phẩm.

Nói về lý do chọn nuôi loại cá này, anh Biên cho hay: “So với các loại cá khác, cá lóc tương đối dễ nuôi, lại là nguyên liệu thực phẩm sử dụng rộng rãi. Nguồn thức ăn cho cá dễ kiếm. Ban đầu do chưa quen nên tôi nuôi thử nghiệm với số lượng ít. Sau này tìm hiểu kỹ thuật, thị trường, tôi vào miền Nam tìm được nguồn cung cấp giống đảm bảo chất lượng”.

Được biết, mỗi vụ cá lóc nuôi từ 7 - 8 tháng thì có thể xuất bán. Mỗi bể cá, gia đình anh thu hoạch được 4 - 5 tấn cá thương phẩm. Tùy theo thời điểm mà giá bán dao động từ 50 - 60 nghìn đồng/kg. Mỗi năm, thu nhập từ mô hình cá lóc thương phẩm mang lại cho gia đình anh Biên nguồn thu trung bình 150 triệu đồng. Hiện nay, anh đã ươm tạo và bán cá giống cho các hộ dân xung quanh.

Trước khi chuyển hướng sang xây dựng trang trại, anh Biên từng có một thời gian dài bám biển mưu sinh. Tuy nhiên vào năm 2016, sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, anh trăn trở tìm hướng sản xuất khác.

“Thời gian đầu, tôi loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu, làm gì với số vốn ít ỏi trong tay. Thôi thì cứ bắt tay vào làm những công việc gần gũi nhất, tôi nghĩ thế và quyết định nuôi lợn”, anh Biên nhớ lại.

Vốn quen với việc đánh bắt hải sản trên biển nên khoảng thời gian đầu chăn nuôi anh gặp không ít khó khăn. Không nản chí, anh vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm bằng cách nuôi xen kẽ các lứa lợn để dễ chăm sóc, có lợn xuất bán quanh năm. Theo thời gian, số lợn gia đình anh Biên tăng lên đáng kể. Đến nay, vợ chồng anh có 2 trại lợn nằm xa khu dân cư nuôi 300 con lợn thịt, 10 con lợn nái, mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Xuất thân từ gia đình khó khăn nên người đàn ông chất phác này luôn chăm chỉ, nỗ lực lao động để gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn, các con được ăn học nên người. Không chỉ nuôi lợn, nuôi cá, anh còn nuôi 200 - 300 con gà để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho người dân tại địa phương; trồng ném lấy hạt trên 5 sào đất cát...

Anh Biên còn cho biết, bản thân vốn đam mê với công việc kinh doanh và tập tành kinh doanh khi mới học lớp 6. Như duyên nợ, sau nhiều năm, anh Biên lại có cơ hội bắt đầu với công việc kinh doanh để đưa sản phẩm cá lóc ở vùng biển bãi ngang xã Vĩnh Thái vươn xa hơn.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Mở hướng phát triển kinh tế mới nơi vùng biển bãi ngang
    Phát triển kinh tế đêm ở biển, hướng tăng trưởng mới

    Đầu tư phát triển kinh tế đêm ở biển với Quảng Trị là một hướng tăng trưởng mới, có vai trò quan trọng và nhu cầu cấp thiết góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội đi lên. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu chính sách thúc đẩy kinh tế đêm để tích hợp vào nền kinh tế, tạo động lực mới, nhất là ở những địa phương có tiềm năng du lịch biển, đảo.

  • Mở hướng phát triển kinh tế mới nơi vùng biển bãi ngang
    Ngư dân vùng biển bãi ngang được mùa ruốc biển

    Những ngày trở lại đây, ngư dân vùng biển bãi ngang Quảng Trị phấn khởi vì khai thác được lượng lớn ruốc (hay còn gọi là tép) gần bờ biển. Sau các đợt biển động, nước lặng, ruốc xuất hiện nhiều, nên việc khai thác rất thuận lợi, nhờ đó, ngư dân có nguồn thu nhập khá cao.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hai anh em ruột làm giàu từ nghề cơ khí

Hai anh em ruột làm giàu từ nghề cơ khí
2023-11-28 05:10:00

QTO - Theo chia sẻ của anh Lê Văn Vĩnh, Bí thư Xã đoàn Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, trên địa bàn xã hiện có 30 đoàn viên, thanh niên làm kinh tế giỏi với...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long