Cập nhật: Thứ 7, 09/08/2014 | 12:54 GMT+7

Mở cánh cửa tri thức cho người khiếm thị

(QT) - Không chỉ thông tỏ chữ Braille, hiện nay, nhiều người khiếm thị trên địa bàn còn sử dụng thuần thục máy vi tính. Để có được thành quả này, thời gian qua, Hội Người mù tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực vận động cán bộ, hội viên tiếp cận với bộ môn Tin học. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô giáo NGUYỄN THỊ THÚY NGA, Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu về tín hiệu vui mà phong trào mang lại. -Thưa cô! Được biết, Hội Người mù tỉnh vừa tổ chức thành công Liên hoan Tin học dành cho người khiếm thị lần thứ I. Đề nghị cô cho biết ý tưởng này xuất phát từ đâu?

-Trước đây, tôi cũng giống như nhiều cá nhân khác đều nghĩ rằng, người khiếm thị không thể sử dụng được máy vi tính. Lý do là vì chúng tôi không có đôi mắt sáng để nhìn vào màn hình. Thế nhưng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã biến điều không thể thành có thể. Chính các phần mềm hỗ trợ tiếng nói đã bắc cầu cho người khiếm thị đến với bộ môn Tin học. Qua tự học và tham gia các lớp tập huấn, chiếc máy vi tính đã trở nên gần gũi hơn với người khiếm thị trên địa bàn. Nhằm phát hiện những nhân tố mới trong phong trào hội và động viên cán bộ, hội viên trau dồi kiến thức tin học, chúng tôi quyết định tổ chức Liên hoan Tin học dành cho người khiếm thị. Thực hiện kế hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh hội đã chỉ đạo các huyện, thị, thành hội tổ chức ôn luyện, thi sơ khảo, chọn mỗi đơn vị từ 2 - 3 thí sinh tiêu biểu tham gia vòng chung khảo. Liên hoan Tin học dành cho người khiếm thị lần thứ nhất thu hút 20 thí sinh tham gia, chia làm hai nhóm đối tượng: cán bộ hội và hội viên trẻ, học sinh, sinh viên (dưới 35 tuổi). Trong thời gian 100 phút, các thí sinh trải qua hai vòng thi: vấn đáp và thực hành ứng dụng. Kết thúc liên hoan, Ban tổ chức trao giải nhất cho cá nhân em Trần Thị Quỳnh Ly (hội viên Hội Người mù huyện Gio Linh) và tập thể Hội Người mù huyện Hướng Hóa; giải nhì cho 2 tập thể và 2 cá nhân; giải ba cho 3 tập thể và 3 cá nhân cùng 6 giải khuyến khích. Sắp đến, Tỉnh hội sẽ lựa chọn 2 thí sinh xuất sắc nhất để tham gia vòng chung khảo toàn quốc. -Là Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cũng là một trong những người tiên phong học vi tính, cô nhận thấy người khiếm thị gặp thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp cận với tin học? -Vốn chịu nhiều thiệt thòi, người khiếm thị luôn đau đáu mong muốn trau dồi kiến thức cũng như nâng cao đời sống tinh thần. Chúng tôi hiểu, tin học là chìa khóa giúp mình thực hiện điều đó. Vì thế, hầu hết người khiếm thị đến với bộ môn này một cách tự giác, phấn khởi và say mê.

Một tiết học vi tính của người khiếm thị - Ảnh: Q.H
Hiện nay, chúng tôi chủ yếu học vi tính thông qua phần mềm Jaws. Đây là phần mềm có khả năng đọc chính xác hầu hết thông tin trên màn hình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Phần mềm này còn hỗ trợ các câu lệnh dùng phím tắt giúp người khiếm thị có thể cài đặt, hiệu chỉnh và sử dụng hầu hết chức năng của máy tính. Quá trình học, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn vì phải thuộc lòng toàn bộ lí thuyết, làm quen với từng bộ phận của máy. Đặc biệt, do phần mềm hỗ trợ chủ yếu sử dụng tiếng Anh nên chúng tôi phải khá thông thạo thứ ngôn ngữ này. Trước đây, việc học vi tính chỉ là giấc mơ đối với người khiếm thị. Thế nhưng, giờ đây, mọi chuyện đã khác. Nhờ tự học và được đào tạo, hầu hết người khiếm thị có thể soạn thảo văn bản, tra cứu thông tin, nghe đài, đọc báo... Qua đó, trình độ, nhận thức của anh chị em được nâng lên rõ rệt. -Thời gian qua, Hội Người mù tỉnh đã triển khai những hoạt động gì để giúp hội viên tiếp cận với công nghệ thông tin? -Nhằm tạo điều kiện cho người mù được tiếp cận với công nghệ thông tin, năm 2009, Hội Người mù tỉnh mở lớp học đầu tiên với sự tham gia của 20 cán bộ, hội viên trẻ. Thu được tín hiệu vui, chúng tôi tiếp tục mở các khóa đào tạo khác. Đến nay, Hội Người mù tỉnh đã mở được 4 lớp cho trên 50 người khiếm thị. Qua đào tạo, phần lớn học viên thông thạo kỹ năng sử dụng máy, nhiều người được xếp loại khá, giỏi. Bên cạnh đó, Hội còn tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên ở cơ sở tự học và dạy cho nhau. Để tạo điều kiện cho người khiếm thị, Hội phối hợp với Trung tâm tin học Sao Mai (thành phố Hồ Chí Minh) lên chương trình học phù hợp. Nhờ thế, hiện nay, phong trào người khiếm thị học vi tính phát triển khá nhanh trên địa bàn tỉnh. Nhiều hội viên trẻ, có tài được phát hiện như: Trần Tuấn Anh, Trần Thị Quỳnh Ly, Trần Hoàng Hà, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Ngọc Huyền... -Thời gian tới, Hội có kế hoạch gì để giúp người khiếm thị trên địa bàn đến gần hơn với bộ môn tin học, thưa cô? -Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 3.100 người khiếm thị. Nguyện vọng chung của rất nhiều người là được tham gia các lớp vi tính. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên thông thường mỗi năm Hội Người mù tỉnh chỉ mở được 1 lớp đào tạo với số lượng cán bộ, hội viên khá ít. Bên cạnh đó, trụ sở Hội Người mù các cấp của tỉnh hiện vẫn chưa được trang cấp máy tính đầy đủ. Vì vậy, cán bộ, hội viên đã qua đào tạo khó có thể phát triển hết kiến thức, kỹ năng mình từng học tập được. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực mở nhiều lớp tin học, trang bị máy móc cho Tỉnh hội cũng như các cơ sở Hội. Để làm được việc này, rất mong nhận được sự tiếp sức của các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước. -Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện này! QUANG HIỆP (Thực hiện)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ

Trọn vẹn nghĩa tình tri ân liệt sĩ
10:25 tối qua

QTO - Vinh dự được thay mặt cả nước chăm sóc chu đáo cho hơn 74.000 mộ liệt sĩ tại 157 nghĩa trang lớn nhỏ trên địa bàn, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn...

Điểm tựa tin cậy của người nghèo

Điểm tựa tin cậy của người nghèo
10:05 tối qua

QTO - Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn và cho vay phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa...

Đổi thay ở Dốc Mây

Đổi thay ở Dốc Mây
10:15 tối Thứ 5

QTO - Ẩn mình trong mây trắng suốt bốn mùa, bản Dốc Mây, xã Trường Sơn được ví von là “bản cuối trời” của phía Tây Quảng Trị. Do đường sá cách trở, trước...

Bé trai ba tuổi bị bệnh não úng thủy

Bé trai ba tuổi bị bệnh não úng thủy
05:52 09/08/2014

(QT) - Từ lúc được một tháng tuổi, bé Lê Văn Long (sinh ngày 12/8/ 2011) ở Đội 7, thôn Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) bị mắc bệnh não úng thủy. Bố mẹ của...

Kỷ vật

Kỷ vật
05:51 09/08/2014

(QT) - Ngập ngừng, em nói với cô trực tổng đài của hãng taxi: “Làm ơn kiểm tra giúp, món đồ ấy không đáng bao nhiêu tiền, nhưng đối với tôi rất quý giá…”. Đó là hôm em làm rơi...

Những ước mơ “có chân”

Những ước mơ “có chân”
23:37 07/08/2014

(SGGP) - Thời điểm hiện tại, đã có hơn 70% các trường đại học (ĐH) trên cả nước công bố kết quả thi ĐH. Khi những cái tên học sinh đỗ thủ khoa, á khoa được công bố cũng là lúc...

Chuyển điều tra 20 hồ sơ hệ bổ túc THPT giả

Chuyển điều tra 20 hồ sơ hệ bổ túc THPT giả
23:37 07/08/2014

(TNO) - Trưa 7.8, tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho hay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh vừa nhận hồ sơ từ Sở GD-ĐT tỉnh chuyển sang đề nghị làm rõ hơn 20 hồ sơ hệ bổ túc THPT giả...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long