
{title}
{publish}
{head}
Cách đây vài năm, thương người dân trong thôn không có chợ để buôn bán, anh đã gửi tặng những chiếc sạp gỗ để họ làm nơi bán buôn. Rồi để đưa ánh sáng về tận thôn xóm, anh lại bỏ tiền ra kéo điện cách đó gần 10 km đưa vào tận nơi, lắp đèn đường sáng trưng. Để giúp người dân biển đi lại thuận lợi anh không ngần ngại bỏ tiền túi ra đổ đất đỏ thay đất cát làm đường cho dân... Anh không có nhiều tiền, cốt chỉ có tấm lòng, người dân yêu mến gọi anh là Lâm “khùng” hay chàng “mạnh thường quân” xứ biển. Anh là Lê Lâm 47 tuổi, ông chủ xưởng mộc ở làng chài thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. Vươn lên từ bàn tay trắng
![]() |
Anh Lê Lâm dạy nghề mộc cho các cháu trong thôn |
Về quê với hai bàn tay trắng chỉ còn bảy ngón, cuộc sống càng khó khăn hơn. Cũng lúc khó khăn này, mẹ bắt anh phải lấy vợ. Lấy vợ rồi lại thất nghiệp. Cuộc sống gia đình anh rơi vào bế tắc. Trong lúc rảnh rang không có việc làm, anh theo một số người làng đi sửa chữa nẹp gỗ cho các ghe thuyển đi biển. Nhận thấy công việc này cũng dễ, lại ít người làm, anh theo luôn nghề, nghiệp “đục đẽo” cũng đeo anh từ đó. Khi mùa biển bắt đầu, thuyền ra khơi, hết việc làm, anh lại về vườn nhà giúp vợ cuốc đất trồng khoai, sắn. Người làng thấy anh biết nghề mộc, họ lại đến đặt anh làm chiếc giường, tủ đựng chén bát, cặp ghế đẩu... “Lúc đó tôi có biết làm những thứ ấy đâu, nhưng đang túng quẫn nên nhận “liều” vậy thôi! Nhưng may cuối cùng tôi cũng giao được hàng cho bà con!”, anh thật thà kể. “Đó cũng là những sản phẩm mộc đầu tiên của tôi”.
Không thấy bà con chê gì nên anh quyết định “đánh liều” thêm cú nữa: Mở xưởng mộc, đó là năm 1991. Nhưng lấy đâu ra tiền để mua gỗ, dụng cụ trong khi không có xu dính túi. Cùng đường, anh mới nhờ một người quen trên thị trấn bán gỗ chịu để làm. “Gọi là xưởng cho oai vậy thôi chứ có mấy thanh gỗ lèo tèo và một mình tôi, gọi ông chủ cũng được mà công nhân cũng được”, anh cười nhớ lại.
Những khó khăn ban đầu cũng dần qua, công việc đã có chiều hướng thuận lợi. Các sản phẩm anh làm ra được người dân ưa thích, họ lại giới thiệu cho anh nhiều khách hàng khác. Hàng nhiều, làm túi bụi không xuể, anh phải mở rộng xưởng, tìm thêm người làm, rồi nhận học trò. Đến nay, sau 17 năm gầy dựng, xưởng mộc của anh đã trở thành một xưởng mộc khá lớn và uy tín. Trong xưởng luôn có không dưới 10 lao động với mức lương khoảng 1,3-1,7 triệu đồng mỗi tháng. Hàng năm, anh dành một phần lợi nhuận từ xưởng mộc của mình để làm từ thiện, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Lâm “khùng” làm việc nghĩa
![]() |
Từ xưởng mộc này anh Lâm đã dành một phần lợi nhuận để làm từ thiện |
Trước thực trạng đó, cách đây 5 năm anh Lâm đã đến những gia đình khó khăn, có con em nghỉ học, không có việc làm để xin nhận về dạy nghề miễn phí. Anh tận tình với học trò, bắt tay chỉ từng động tác đục đẽo. Đối với những em ở xa, anh cho ở lại nhà, nấu cơm cho ăn uống. “Hồi xưa mình cũng khổ, cũng lông bông như các em bây giờ nên muốn dạy cho các em có một nghề nghiệp ổn định để có thể tự kiếm sống, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn...”, anh tâm sự chân tình. Đến nay đã có hàng chục học trò từ xưởng của anh thành nghề, có người đi làm ăn xa, có người ở lại làm công cho anh. Cách đây vài năm, xót xa khi thấy người trong thôn phải khó khăn vượt hàng chục cây số để đi chợ, buôn bán, anh đã tự tay làm và gửi tặng những chiếc sạp gỗ để bán hàng cho người trong thôn, rồi dần dần chợ thôn hình thành. Rồi nhiều lần chứng kiến trẻ con trong thôn đi học về vì trời tối mà vấp ngã trầy chân tay, người lớn nặng gánh cá trên con đường cát bỏng, anh lại bỏ tiền ra đổ đường đất đỏ dài gần 1.000m, đào kênh mương thoát nước, rồi kéo điện cách đó gần 10 km, lắp đèn sáng trưng vào tận các ngõ xóm. Mới đây, khi đội thuyền của xã tham gia đua trên huyện, nhằm khích lệ tinh thần đội đua anh chạy đôn đáo đặt mua áo quần để tặng cho đội nhà, rồi mua nước uống, thức ăn và cùng hò hét nhiệt tình cổ vũ đội đua. Anh cũng là người thường xuyên tham gia “tài trợ” cho các hoạt động của thôn, họ tộc, tặng tiền, gạo cho những người nghèo, người neo đơn trong thôn... và nhiều việc tốt không tên khác nữa. Hễ ở đâu có việc cần đến mình, anh Lâm “khùng” lại có mặt. “Những việc tôi làm đều có sự ủng hộ, động viên của vợ con nên vui lắm", anh Lâm tâm sự. Nhiều người làng ban đầu thấy anh làm vậy, đều bảo anh "khùng", không dưng “ôm rơm chi cho nặng bụng”, nghe vậy anh chỉ cười và tiếp tục những việc lặng lẽ của mình. Người anh trai của anh Lâm đang tu ở chùa Hoằng Pháp, Tp. HCM biết được những việc làm tốt của em cũng đã âm thầm giúp đỡ. Hàng năm, mỗi lần có dịp đi làm từ thiện ra miền Trung, ông đều xin trích tiền rồi chia thành nhiều suất gửi về cho em trai giúp đỡ những em học sinh nghèo khó, những người già cô đơn không nơi nương tựa. Năm 2004, anh tiếp tục mở lớp nhận dạy nghề mộc miễn phí cho con em thương binh, CCB trong thôn, xã. Đến nay anh đã nhận tất cả 10 học trò là con của họ, trong đó có 5 em đã ra nghề và có thể tự kiếm sống.
Em Lê Văn Phước, 18 tuổi là con của một thương binh khó khăn trong thôn Thâm Khê, được anh nhận về dạy từ 6 tháng nay cho biết: “Thầy Lâm rất tốt, không chỉ nhiệt tình dạy dỗ mà còn quan tâm đến bọn em như một người cha. Em biết ơn thầy ấy nhiều lắm!”. Cũng như Phước, Nguyễn Thông, 20 tuổi cũng là con một thương binh khó khăn trong xã đã được anh Lâm truyền dạy nghề, nay đã có việc làm ở miền Nam cũng thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm "thầy" Lâm. “Anh Lê Lâm là một người giàu nghị lực, năng nỗ trong mọi việc và làm nhiều việc có ý nghĩa. Anh được rất nhiều người dân yêu mến”, ông Trương Văn Cần, Chủ tịch UBND xã Hải Khê khi nói về anh Lâm đã nhận xét ngắn gọn như vậy. Chia tay miền cát nắng gió, những tiếng đục đẽo lách cách vẫn vọng lại. Hình ảnh một anh Lâm “khùng” giàu nghị lực, giàu lòng nhân ái đáng khâm phục khiến chúng tôi tin rằng con người ấy vẫn sẽ tiếp tục những việc làm ý nghĩa, thiết thực bằng tất cả cái tâm và bầu nhiệt huyết của mình. Bài, ảnh: Lê Đức Việt
QTO - Có một loài hoa mộc mạc, dân dã trong số rất nhiều những loài hoa mãi neo đậu trong ký ức tuổi thơ biết bao đứa trẻ quê như tôi ngày ấy chính là hoa...
QTO - Tôi về lại làng vào một buổi trưa đầu hạ. Nắng trải vàng trên mái rạ cũ kỹ, rơi lấp lánh như những hạt bụi của ký ức, chỉ có tiếng gió khẽ khàng luồn...
QTO - Tuy còn trẻ nhưng cái tên Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1991), công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị (cũ) đã gắn liền với nhiều danh...
QTO - Từ những quốc gia châu Âu xa xôi, một nhóm bạn trẻ đã đến Quảng Trị để thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Tại đây, họ đã có...
QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...
QTO - Sở hữu giọng ca ngọt ngào, truyền cảm, ca sĩ trẻ Triệu Đình Minh (SN 1996), ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nay là xã Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Trị,...
QTO - Trân quý giá trị cha ông để lại, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô hôm nay đang âm thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân...
Sau hoạ diệt chủng ở Campuchia, năm 1981 chúng tôi - đoàn chuyên gia của tỉnh Bình Trị Thiên đã đến với tỉnh Xiêm Riệp kết nghĩa sau khi vượt qua chặng đường dài 1600 km, gồ...
Khi còn là một đứa trẻ chập chững níu áo mẹ đi học mẫu giáo trường làng, tôi thích nhất được nghe cô giáo kể chuyện và tập hát (mà hồi đó, đến lớp mẫu giáo cũng chỉ có hai việc...
Nhìn lên bản đồ Tổ quốc, biên giới phía bắc như một chiếc nón bài thơ mà vành nón nghiêng bên tây là chạm A Pa Chải (Điện Biên), ngả về phía đông là gặp mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh)....
Thành lập tháng 11/1993, trong suốt 15 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đội Tuyên truyền Văn hóa (TTVH) BĐBP Quảng Trị luôn vững tâm, bền chí cất lên những câu hát nối chiều dài biên...
Khoảng cuối năm 2004, chị Nguyễn Thị Liễu biết mình bị lây nhiễm HIV/AIDS từ chồng. Trong tình cảnh không chốn nương thân, chị Liễu đã đến gõ cửa gia đình chị Đặng Thị Hoài Thu...