{title}
{publish}
{head}
Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Thúc đẩy Trung Quốc đầu tư vào Malaysia
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, Rafizi Ramli, cho biết các nhà sản xuất chip và công ty công nghệ Trung Quốc đang thúc đẩy đầu tư vào Malaysia. Động thái này bắt nguồn từ những lo ngại về việc các mức thuế quan mới mà ông Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khi ông trở lại Nhà Trắng trong thời gian tới. Ông Rafizi dự báo các khoản đầu tư từ quốc gia tỷ dân có thể sẽ lên đến hàng tỷ USD trong những năm tới.
“Các công ty Trung Quốc mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động bên ngoài thị trường nội địa. Đặc biệt, hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc việc chuyển hướng sang hoạt động tại Malaysia” - ông Rafizi chia sẻ.
Việc ông Trump đe dọa sẽ áp thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc buộc các công ty tại quốc gia này phải điều chỉnh chiến lược để giảm thiểu rủi ro và Malaysia đang là điểm đến hàng đầu với những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là chất bán dẫn. Trong khi bang Penang ở phía Bắc nổi bật với hoạt động sản xuất chất bán dẫn, bang Johor ở phía Nam chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm dữ liệu – tiền đề cho các ngành công nghệ cao như: trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây và tiền điện tử.
Bộ trưởng Kinh tế Malaysia, Rafizi Ramli lạc quan về triển vọng thu hút đầu tư Trung Quốc của Malaysia trong thời gian tới. Ảnh: Bộ Kinh tế Malaysia
Ông Rafizi khẳng định các sáng kiến của chính phủ Malaysia đang tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư từ Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo các biện pháp hạn chế bán chip tiên tiến của chính quyền ông Biden đang làm suy giảm dòng vốn đầu tư của Mỹ tại Malaysia. Điều này tạo cơ hội cho các công ty Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trong chuyến đi đến Trung Quốc vào tháng 6/2024, ông Rafizi đã gặp và làm việc với hơn 100 công ty AI, công nghệ và y sinh nhằm đánh giá cơ hội đầu tư. Nỗ lực này đã giúp Malaysia thu hút hai công ty đầu tư từ Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Thỏa thuận với Singapore về thành lập đặc khu kinh tế
Ngoài Malaysia, các công ty Trung Quốc cũng mong muốn tăng cường đầu tư vào các quốc gia khác tại Đông Nam Á trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của quốc gia tỷ dân đang chậm lại và thương mại với Mỹ đối mặt với nhiều thách thức.
Đầu tuần này, Malaysia đã ký kết thỏa thuận với Singapore nhằm thành lập đặc khu kinh tế. Các chuyên gia nhận định khu kinh tế này dự kiến sẽ đóng góp 26 tỷ USD vào GDP hàng năm của Malaysia vào năm 2030, tạo ra 20.000 việc làm kỹ thuật cao và 50 dự án mới. Từ năm 2019 đến năm 2023, Malaysia đã thu hút 21 tỷ USD đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn và 10 tỷ USD vào các trung tâm dữ liệu.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Amazon, Nvidia, Google và Microsoft đã đầu tư gần 16 tỷ USD trong năm qua, chủ yếu tập trung vào trung tâm dữ liệu tại Johor. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của ByteDance, chủ sở hữu TikTok và là nhà đầu tư lớn nhất củaTrung Quốc tại thị trường Malaysia, trong nhiều năm qua vào khoảng 2 tỷ USD.
Ông Rafizi cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, mặc dù gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền thương mại toàn cầu, có thể mang lại cơ hội lớn cho Malaysia trong việc đạt được mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ cao hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới.
Định hình lại chiến lược thu hút đầu tư
Ông Rafizi cũng lưu ý Malaysia đang chuyển từ việc chấp nhận mọi nguồn đầu tư nước ngoài sang cách tiếp cận lọc hơn. Mục tiêu là tập trung vào những khoản đầu tư tạo ra giá trị gia tăng cao, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ nội địa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
“Những áp lực thuế quan từ Mỹ đã vô tình giúp Malaysia thu hút được các khoản đầu tư dài hạn từ những công ty Trung Quốc. Chúng tôi đang dần khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu” - ông nhấn mạnh.
An Thái
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Vào thứ Tư (ngày 4/1) đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, giao dịch ở mức 7,33 nhân dân tệ đổi 1 USD.
QTO - Các đảng đối lập như CDU/CSU và đảng cực hữu AfD đang gia tăng lợi thế trước thềm bầu cử ở Đức. Trong khi đó sự ủng hộ dành cho liên minh cầm quyền...
QTO - Trong khi Nhật Bản ưu tiên giảm chi phí sinh hoạt và phát triển công nghệ xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững thì Trung Quốc lại tập trung vào đầu...
QTO - Nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục khởi sắc vào năm 2025 nhờ vào tăng trưởng chi tiêu và nhiều yếu tố thuận lợi khác, theo các chuyên gia.
QTO - Lũ lụt tiếp tục là một trong những thảm họa tự nhiên gây thiệt hại nghiêm trọng nhất trên toàn cầu trong năm 2024. Thảm họa này đã ảnh hưởng đến...
QTO - Bất ổn chính trị, lạm phát, đồng Yên suy yếu là những yếu tố đang khiến Nhật Bản gặp khó trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra.
QTO - Giá vàng không chỉ duy trì ở mức cao kỷ lục mới mà còn ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm lớn nhất trong vòng 14 năm qua. Các chuyên gia kỳ vọng giá...
QTO - Thị trường chứng khoán Ấn Độ đang chứng kiến những bước phát triển ấn tượng trong thời gian gần đây.
QTO - Các công ty Mỹ đang chứng kiến tốc độ vỡ nợ nhanh nhất trong bốn năm qua đối với các khoản vay “đòn bẩy” (còn gọi là “vay rác”) - khoản vay do người...