
{title}
{publish}
{head}
(SGGP) - Thời điểm này, kết quả học tập của con em là câu chuyện rôm rả nhất của các bậc phụ huynh, đặc biệt là trên mạng xã hội. Các bậc cha mẹ đồng loạt chia sẻ kết quả học tập của con cái mình trong niềm vui buồn lẫn lộn: vì con em chúng ta đều... học giỏi!
Chị N.T.M ở quận Hà Đông, Hà Nội kể, vừa hôm trước con gái chị (học sinh lớp 4) về hồ hởi khoe: “Mẹ ơi, hôm nay cô cho cả lớp bình bầu các bạn học sinh toàn diện, con là một trong 10 bạn học sinh toàn diện của lớp đấy ạ!”.
Trong ánh mắt của cô bé không giấu niềm vui lấp lánh. Nhưng 2 hôm sau, cô bé về nói với mẹ giọng ỉu xìu: “Hôm nay cô thông báo nhà trường cho phép lớp con được bình chọn 30 học sinh toàn diện. Lớp 40 bạn mà có 30 bạn học sinh toàn diện thì còn ý nghĩa gì, con chả thích!”.
Chị N.T.M tâm sự, nghe con gái nói mà thấy thương, chỉ biết động viên rằng chắc các bạn cũng đều xứng đáng. Nhưng con gái chị đáp lời mẹ: “10 mới có ý nghĩa mẹ ạ!”.
Trên Facebook của một nhà báo khá có tiếng chia sẻ: “Cũng như các nhà, hôm nay nhà mình cũng đi họp phụ huynh cho thằng bé lớn. Cũng là học sinh giỏi, ở một ngôi trường cũng được. Nhưng không muốn khoe tý nào. Thật đấy. Học sinh giỏi 7 năm liên tiếp đấy nhưng thực sự trong bụng không vui vì điều đó”. Theo nhà báo này, con anh có những môn làm tốt, tuy nhiên một vài môn, nhất là môn văn, được cô giáo cho 7-8 điểm nhưng anh chỉ chấm 5-6 điểm bởi chữ viết “như gà bới” và toàn theo văn mẫu của cô. Chia sẻ này nhận được sự đồng cảm của rất nhiều phụ huynh khác. Nhiều bậc cha mẹ khác đều chung nhận định: văn bây giờ là môn học thuộc lòng. Nhiều người than vãn, cách dạy và học hiện nay đang làm cho học sinh dốt đi và che đậy nó bằng những thành tích ảo.
Dĩ nhiên, tình trạng này không phải có ở tất cả các trường, các lớp, nhưng chắc chắn đó là thực tế phổ biến. Chuyện “lạm phát” học sinh giỏi, nhất là ở bậc tiểu học không còn là câu chuyện mới. Gắn với nó là bức xúc của xã hội về nạn bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Đã có nhiều giải pháp được triển khai để làm cho chất lượng giáo dục trở nên thực chất hơn. Mà rõ ràng nhất là trong năm học 2014-2015 này, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT quán triệt thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học, không chấm điểm mà thay bằng nhận xét. Sau những ồn ào về các kiểu “nhận xét”, xã hội cũng tạm quên đi và chờ đợi kết quả. Nhưng đến cuối năm học này, các bậc phụ huynh lại vẫn sững sờ với thành tích học tập của con cái. Những điểm 9, 10 vẫn hiện diện với đa số học sinh và câu chuyện một bé gái không vui vì có tới 30/40 bạn học sinh toàn diện trong lớp là thực tế không hiếm.
Rõ ràng, nếu con cái chúng ta học giỏi sẽ là một hạnh phúc. Nhưng nếu những điểm 9,10 của các con đạt được nhờ chép những bài văn mẫu, giải những bài toán đã được luyện đi luyện lại hàng chục lần trước khi thi thì lại là câu chuyện khác. Bao giờ giáo dục mới thoát ra khỏi những bài văn mẫu, để mỗi học sinh là một cá thể độc lập được trình bày tư duy, ý tưởng riêng mình? Đó sẽ vẫn là bức xúc rất lớn mà xã hội yêu cầu ngành giáo dục phải giải thích.
PHAN THẢO
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 qua đi cũng là lúc những ngày nghỉ Tết vui vẻ, thoải mái bên gia đình, bạn bè của học sinh kết thúc. Sau khoảng thời gian dài vui ...
Năm học 2024-2025 gần kết thúc, cũng là lúc nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1 tìm nhiều cách để cho con học trước chương trình vì lo ngại con sẽ thua kém ...
Nghỉ hè là lúc các em học sinh được thoải mái nghỉ ngơi, vui chơi sau khoảng thời gian dài học tập căng thẳng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khiến đa phần ...
Càng gần đến năm học mới, các bậc phụ huynh lại càng tất bật hơn trong việc chuẩn bị, mua sắm thiết bị, đồ dùng học tập mới cho con em của mình. Riêng thị ...
Năm học 2023-2024 sắp kết thúc cũng là thời điểm mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... tràn ngập hình ảnh về bảng điểm, giấy khen do phụ huynh khoe thành ...
Kết thúc năm học cũng là thời điểm các trang mạng xã hội xuất hiện dày đặc hình ảnh phụ huynh đăng tải điểm số, giấy khen, thành tích của con em mình. Việc làm ...
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tạo thói quen đọc sách cho con trẻ từ nhỏ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và kỹ năng xã hội. ...
Các em là 3 trong số những học sinh tiêu biểu của Trường THPT Bùi Dục Tài, huyện Hải Lăng. Hoàn cảnh chung của các em là con nhà nghèo, mồ côi bố từ rất sớm, ...
QTO - Ngày 10/7/2025, tại Đà Nẵng, Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương quốc Bỉ (VVOB) đã tổ chức Hội thảo quốc gia về sự tự...
QTO - Được xây dựng từ năm 1992, cầu Chợ ở xã Phú Trạch (xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch cũ) đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện chính quyền địa phương đã...
QTO - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc lựa chọn chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Mục đích...
QTO - Ẩn mình trong mây trắng suốt bốn mùa, bản Dốc Mây, xã Trường Sơn được ví von là “bản cuối trời” của phía Tây Quảng Trị. Do đường sá cách trở, trước...
QTO - Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, kết thúc hoạt động ĐVHC cấp huyện, cùng với cả nước, ngày 1/7/2025, xã Nam Trạch,...
QTO - Xe điện 4 bánh đi vào hoạt động thí điểm hơn 10 năm trước và chuyên vận chuyển du khách tại nội thành, các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn Đồng...
QTO - Với tổng điểm 48,35/50, Nguyễn Thị Thúy Hằng, học sinh Trường THCS Võ Ninh đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Hóa và em cũng là thủ khoa của kỳ...
(SGGP) - Ngày 4-6, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM đã giám sát UBND quận Gò Vấp việc thực hiện Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND về hỗ trợ giáo dục mầm non.