Cập nhật: Thứ 6, 20/10/2017 | 16:40 GMT+7

Lễ hội đua thuyền ở làng Gia Độ

Cứ ba năm một lần, vào ngày mồng bốn và mồng năm, tháng Giêng âm lịch, tại ngã ba Gia Độ, thuộc làng Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị lại diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống đông vui, náo nhiệt và không kém phần linh thiêng giữa hơi thở nồng nàn của mùa Xuân đón Tết cổ truyền còn đọng lại muôn nơi.

Đường vào làng Gia Độ

Đường vào làng Gia Độ

Gia Độ là một ngôi làng cổ có tên từ đợt di dân lần thứ hai vào Quảng Trị trong sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An. Trải bao thăng trầm lịch sử, làng Gia Độ vẫn đứng vững và tồn tại như ngày hôm nay với ruộng đồng thẳng cánh cò bay, bao la trù phú, khí hậu ôn hòa cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bởi địa hình sông nước. Gia Độ có vị trí địa lý giáp làng An Giạ ở phía Nam, phía Đông giáp làng Giáo Liêm, phía Tây và Tây Bắc giáp sông Thạch Hãn và sông Hiếu. Ngã ba Gia Độ chính là đoạn sông vòng cung qua làng Gia Độ, nó được hợp lưu bởi con sông Thạch Hãn và sông Hiếu trước khi cùng đổ ra biển Cửa Việt.

Ca dao Quảng Trị có câu rằng:

“ Đây về Gia Độ mấy đò Nói cùng anh biết, anh cho mượn tiền”.

Đã khái quát con đường về Gia Độ hẳn nhiên là cách trở bởi ngôi làng này có đến ba bến đò ngang từ ba phía. Qua sông Thạc Hãn thì có bến Lập Thạch (Thuộc xã Triệu Lế, nay là phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà) từ phía Tây. Đến từ phía Bắc có bến đò Nam-Bắc Cửa Việt và từ phía Đông là bến đò Triệu Phước. Tuy nhiên, hiện tại thì các bến đò này đã được thay thế bằng những cây cầu hiện đại. Như thế, làng Gia Độ gần như được bao bọc ba bên, bốn bề bởi sông nước.

Là một ngã ba sông, nên ngã ba Gia Độ rộng mênh mông, nước sâu thăm thẳm, leo lẻo một màu xanh đầy vẻ huyền bí nên khiến người chèo đò luôn cảm thấy mơ hồ một nỗi ngại ngần, sợ hãi nào đó. Trong thực tế của quá khứ, không ít trường hợp đắm đò, chết đuối thương tâm khiến con người nơi đây phải làm lễ vật cúng “Hà Bá” và tổ chức đua thuyền nhằm mục đích cầu an để được phúc nhiều, họa ít như một nhu cầu của tâm linh. Chính vì thế, đua thuyền ở làng Gia Độ là một lễ hội, chứ không đơn thuần chỉ có phần hội như những nơi khác..

Bây giờ Lễ hội đua thuyền ở làng Gia Độ vẫn được tổ chức theo nghi thức truyền thống, nhưng giá trị tích cực của nó đã được nâng cao hơn nhiều do đổi mới trong nhận thức. Lễ hội đua thuyền gồm hai giải chính: Giải Cúng diễn ra vào ngày mồng bốn Tết và Giải Phá diến ra vào ngày mồng năm Tết do một ban tổ chức điều hành gồm các vị tộc trưởng, bậc cao niên và đại diện của UBND xã Triệu Độ.

Vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng mồng 4 Tết, các vị bô lão chuẩn bị lễ vật gồm trầm, trà,hương, hoa, quả, rượu, thịt lợnđến tại một cái rạp đã được dựng sẵn ở miếu Dinh Ông, thiết lập bàn thờ Tổ quốc, dựng hương án để hành Lễ cầu an. Ban hành lễ gồm người đọc văn chúc, một người xướng lễ. Mục đích của Lễ cầu an chính là cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng phong túc, con người được vui xuân hưởng lộc mà trực tiếp là để nghinh thỉnh các vị thần về chấp nhận, chứng kiến và phù hộ cho hội đua thuyền của làng được thuận lợi, tăng cường sức khỏe cho trai tráng của làng.

Vào ngày mồng năm, khi trời hửng sáng, bốn đoàn thuyền của hội đua gồm những thanh niên mạnh khỏe, thạo nghề sông nước với từng mâm lễ vật riêng chèo thuyền ra chính giữa ngã ba sông Gia Độ thắp hương cúng thần Hà Bá với mong muốn được thần phù hộ cho đoàn mình dẻo dai, sức khỏe, an toàn trên sông nước và giành được chiến thắng trong cuộc đua.

Bước vào phần hội, điểm đua là một bến đò trước miếu Dinh Ông, vòng đua có cự ly dài 1km. Bốn đoàn phải chèo thuyền chạy ba vòng, sáu tao, tức chạy theo hình số 8 qua ba chiếc vè cắm ở trên sông (mỗi vòng tạo thành tạo 2 tao hình số 8). Khi Ban Tổ chức dứt ba hồi, chin đùi trống lệnh, bốn đoàn thuyền lập tức xuất phát. Ngã ba sông Gia Độ trở nên sôi động bởi song nước cuộn lên từ những mái chèo trong tay các chàng trai cuồn cuộn bắp thịt; tiếng reo hò cổ vũ của người xem đông nghịt trên bờ, tiếng vỗ tay tán thưởng của nam thanh, nữ tú trong sặc sỡ sắc màu snh động của trang phục đón Tết càng làm tăng thêm sinh khí mùa xuân tươi trẻ của một vùng đất.

image003

Lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm vào những ngày đầu xuân mới

Đoàn về nhất sẽ được thưởng một lá cờ Tổ quốc kèm theo hiện vật hoặc tiền (cho mỗi giải). Tuy rằng, giá trị vật chất của giải không lớn nhưng mang một ý nghĩa tinh thần rất đáng trân trọng. Lễ hội đua thuyền ở làng Gia Độ là một hoạt động Văn hóa- Thể thao mang tính truyền thống, nó không chỉ thể hiện khát vọng bình yên của con người trong cuộc sống mà còn là khát vọng nâng cao sức khỏe, sự linh hoạt khéo léo và cả trí tuệ để xây dựng quê hương; đồng thời cũng là dịp để dịp để con người vui chơi,giải trí sau những tháng ngày vất vả lao động, trai gái có điều kiện tỏ tình trong ánh xuân hồng của những ngày đầu năm mới.

Lê Văn Hà



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tưng bừng Lễ hội Đua thuyền làng Mai Xá
10:05 25/01/2023

Đến hẹn lại lên, sáng nay 25/1 (tức mồng 4 xuân Quý Mão - 2023), làng Mai Xá Chánh cùng  thôn Mai Xá và khu dân cư Mai Hà long trọng tổ chức Lễ hội Đua ...

Hội Đu truyền thống làng Nhĩ Trung
06:37 11/02/2024

Sáng nay 11/2, nhằm ngày mồng 2 tháng Giêng năm Giáp Thìn - 2024, thôn Nhĩ Trung (xã Gio Hải, huyện Gio Linh) tổ chức Hội Đu truyền thống Xuân Giáp Thìn – 2024.

Đua thuyền truyền thống ở Hải Lăng
22:05 17/03/2023

Với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân huyện Hải Lăng, môn đua thuyền truyền thống phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Nhiều hội ...

Suối nước nóng Klu: Vắng lặng du khách

Suối nước nóng Klu: Vắng lặng du khách
1:06 sáng Thứ 6

QTO - Với dòng nước khoáng nóng tự nhiên uốn mình giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, suối nước nóng Klu, xã Đakrông từng được kỳ vọng là điểm đến sinh thái...

Ra biển câu mực nhảy, mực nháy

Ra biển câu mực nhảy, mực nháy
10:20 tối Thứ 4

QTO - Đến bây giờ, các món ăn ngon, hấp dẫn được chế biến từ mực nhảy, mực nháy đang trở thành đặc sản thu hút du khách của nhiều nhà hàng, quán ăn ở các...

Lễ hội Kỳ Yên ở đình làng Nại Cửu

Lễ hội Kỳ Yên ở đình làng Nại Cửu
01:53 16/10/2017

Lễ hội Kỳ Yên ở Nại Cửu Đình là sinh hoạt văn hóa nhằm thỏa mãn khát vọng tinh thần, là cầu mong cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc, là niềm tôn kính hướng về trời đất, hướng...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 28°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 24°C - 32°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long