{title}
{publish}
{head}
Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành hiệu quả của một tỉnh mới tái lập, Quảng Trị vẫn dành sự quan tâm đặc biệt để đánh thức, khai thác tiềm năng kinh tế-xã hội đường 9; đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC). Trên thực tế, EWEC đã đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội đối với các địa phương của cả ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan trên hành lang, nhất là tỉnh Quảng Trị, nơi có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, thuộc huyện Hướng Hóa, “đầu cầu” của Việt Nam trên EWEC.
Nhiều mặt hàng được bày bán ở trung tâm thương mại Lao Bảo -Ảnh: Đ.T.THANH
Là phóng viên chuyên trách lĩnh vực kinh tế của Báo Quảng Trị, chúng tôi đã được tiếp nhận sớm những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội miền Tây Quảng Trị, trong đó có huyện Hướng Hóa mà trọng điểm là thị trấn Lao Bảo gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Một sự kiện quan trọng có tính bước ngoặt đối với tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa, cụ thể là khu vực thị trấn Lao Bảo gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nói riêng là việc hình thành Khu Kinh tế thương mại đặc biệt (KTTMĐB) Lao Bảo.
Được thành lập ngày 12/11/1998 theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là Khu vực khuyến khích phát triển kinh tế-thương mại Lao Bảo. Sau 5 năm triển khai hoạt động (1998-2003), nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào, tạo vùng kinh tế động lực để có điều kiện thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa trong xu thế hội nhập, ngày 12/1/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 11/2005/QĐTTg ban hành Quy chế Khu KT-TMĐB Lao Bảo.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ như một làn gió mới làm đổi thay cơ bản diện mạo của một vùng biên ải còn nhiều gian khó; mở ra một không gian phát triển khoáng đạt hơn với tổng diện tích gần 16.000 ha, nằm trọn trên địa bàn của 5 xã và 2 thị trấn dọc Quốc lộ 9. Điểm nổi bật của Khu KTTMĐB Lao Bảo là mô hình kinh tế tổng hợp, vừa có đặc điểm tính chất như khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và là “khu phi thuế quan đặc biệt”, được áp dụng cơ chế, chính sách thí điểm với mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Có thể thấy, trong suốt 20 năm sau đó (1998-2018), Khu KTTMĐB Lao Bảo từng bước hình thành, phát triển và trở nên nổi tiếng trong nước, quốc tế, là điểm đến mua sắm, tham quan hấp dẫn của du khách gần xa nhờ chính sách đặc biệt ưu đãi và sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đã dành cho Khu KTTMĐB Lao Bảo sự chỉ đạo sâu sát; các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã phối hợp, hỗ trợ hiệu quả trong quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện cơ chế chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thông qua đầu tư nhiều mặt cho Khu KTTMĐB Lao Bảo đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, khai thác hiệu quả EWEC, khởi động sự kết nối giao thông, kinh tế, thương mại trong khu vực.
Ông Lê Hữu Thăng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh từng chia sẻ: “Thời điểm đó, ngoài việc khai thông EWEC, lãnh đạo tỉnh xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Khu KTTMĐB Lao Bảo. Để một trung tâm thương mại lớn xuất hiện ở vùng đất bạt ngàn lau lách chỉ sau 3 năm, rất nhiều người đã đổ mồ hôi, công sức, trí tuệ. Hạnh phúc lớn nhất với chúng tôi thời ấy là thấy Khu KTTMĐB Lao Bảo đi vào hoạt động, sớm có thương hiệu”.
Trung tâm thương mại Lao Bảo -Ảnh: Đ.T.T
Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 1998-2018, tổng ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại Khu KTTMĐB Lao Bảo đạt 940 tỉ đồng, cùng với hơn 712 tỉ đồng từ các doanh nghiệp, các dự án, các tổ chức quốc tế như ADB, JBIC... được thu hút đầu tư đã tạo điều kiện nâng cấp và cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cho khu vực, tạo nên hình ảnh một đô thị miền núi kiểu mẫu, hội đủ tiêu chuẩn là đô thị loại IV.
Về thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, từ 12 doanh nghiệp khi mới thành lập, đến thời điểm năm 2018 có hơn 400 doanh nghiệp đăng ký hoạt động; 400 phương án kinh doanh thương mại, dịch vụ được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.500 tỉ đồng; 63 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký 3.720 tỉ đồng, trên diện tích đất thuê 1.756 ha; có 50 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư 3.384 tỉ đồng. Các doanh nghiệp, dự án đầu tư và phương án kinh doanh đã giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động, chủ yếu là dân cư địa bàn huyện Hướng Hóa.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khi mới hình thành hầu như chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, giá trị sản xuất công nghiệp không đáng kể, đến thời điểm năm 2018 có hàng chục nhà máy, xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nước tăng lực, sản xuất săm lốp xe đạp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu..., tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 ước đạt gần 2.000 tỉ đồng.
Tổng thu ngân sách trong 20 năm (1998-2018) đạt gần 3.860 tỉ đồng. Cùng với những kết quả đạt được về kinh tế, thương mại, về mặt xã hội cũng đã có nhưng thay đổi rõ rệt như: cơ sở giáo dục, y tế được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; con em đồng bào các dân tộc huyện Hướng Hóa có cơ hội việc làm; quốc phòng- an ninh được đảm bảo; tình hình buôn lậu giảm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; mối quan hệ hữu nghị, hợp tác của Nhân dân khu vực biên giới Việt Nam-Lào được tăng cường.
Trong cơ hội phát triển, Khu KTTMĐB Lao Bảo đã mất dần lợi thế khi cơ chế chính sách áp dụng cho địa bàn không ổn định, đặc biệt từ ngày 1/9/2016, khi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/ QH13 kèm Nghị định số 134/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì Khu KTTMĐB Lao Bảo không còn được hưởng cơ chế chính sách của khu phi thuế quan.
Tiếp đó, ngày 16/1/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg về việc bãi bỏ Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2014 quy định cơ chế chính sách tài chính cho các khu kinh tế cửa khẩu thì Khu KTTMĐB Lao Bảo quay trở lại với mô hình khu kinh tế cửa khẩu bình thường.
Tuy chỉ tồn tại và phát triển rực rỡ trong vòng 20 năm nhưng Khu KTTMĐB Lao Bảo đã kịp tạo một dấu ấn sâu đậm đối với người dân Quảng Trị, du khách trong nước và quốc tế; là điểm đến mua sắm, tham quan hấp dẫn của du khách gần xa.
Hiện nay, EWEC đã được xác định là một trong những tuyến hành lang chính trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ những quyết sách quan trọng này, hy vọng sẽ là điều kiện thuận lợi để tái khởi động những cơ hội làm cho Khu KT-TMĐB Lao Bảo phục sinh với diện mạo mới.
Với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành tại Khu KTTMĐB Lao Bảo trước đây, trước mắt là đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, sẽ có đóng góp tích cực vào tiến trình hiện thực hóa Đề án Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Quảng Trị)-Densavan (Savannakhet) đã được Chính phủ hai nước Việt Nam-Lào thống nhất chủ trương.
Đào Tâm Thanh
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh tích cực hướng về cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng...
BTO- Quyết định chấp thuận đầu tư số 2158/QĐ-UBND, ngày 11/12/2024 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng ký ban hành đã Quyết định chấp thuận nhà đầu tư đối với Liên danh Công ty...
QTO - Thị trấn Lao Bảo là điểm đầu của Khu KTTMĐB Lao Bảo, tiếp giáp với huyện Sepon, tỉnh Savannakhet của nước bạn Lào, nơi có Cửa khẩu quốc tế Densavan;...
QTO - Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị triển khai các hoạt động kinh doanh với thị trường Lào từ tháng 7/1989. Hiện nay mỗi năm kim ngạch...
QTO - Hình thành trung tâm logistics để hàng hóa từ các tỉnh nam Lào về cảng biển Việt Nam thuận lợi
QTO - Trong bối cảnh kết nối, hợp tác phát triển đang trở thành xu hướng chung của khu vực, Việt Nam và Lào đang nỗ lực đề xuất các sáng kiến kết nối, tạo...
QTO - Tạo thuận lợi thương mại Quốc tế đối với mô hình khu kinh tế thương mại xuyên biên giới
QTO - Khu công nghiệp Quảng Trị là liên doanh của 3 nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam gồm Công ty Liên doanh TNHH Khu công...
QTO - Các Khu kinh tế cửa khẩu (tên gọi chung quy ước cho cả Khu thương mại/Khu kinh tế thương mại cửa khẩu) của Việt Nam cho đến nay chủ yếu thực hiện các...
QTO - Savannakhet sẵn sàng hợp tác để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới trở thành biểu tượng hợp tác Lào-Việt Nam
QTO - Để Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sớm đi vào vận hành và hoạt động có hiệu quả
Sáng 30/3, tại The Grand Ho Tram (xã Phước Thuận, huyện Muyên Mộc), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu long trọng khai mạc Hội nghị triển khai Quy...