Cập nhật:  GMT+7

Làng Vệ Nghĩa

Làng Vệ Nghĩa, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (nay sáp nhập với làng Phú Lưu thành thôn Lưu Nghĩa), được thành lập vào năm 1548, niên hiệu Thống nguyên dưới triều Hậu Lê, có nguồn gốc từ Thanh Nghệ Tĩnh vào khai hoang, lập nghiệp. Những năm gần đây, thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, làng tích cực xây dựng nếp sống văn minh, dần loại bỏ các hủ tục trong đời sống xã hội. Mới đây, thôn Lưu Nghĩa đã vận động nguồn vốn xây dựng nhà lưu giữ tro cốt người qua đời sau hỏa táng theo phương thức xã hội hóa.

Làng Vệ Nghĩa

Cổng chào làng Vệ Nghĩa - Ảnh: T.Q

Làng Vệ Nghĩa là nơi được vinh danh thành lập một trong những chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Trị vào tháng 3/1930. Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng kiên cường và truyền thống học tập, tôn sư trọng đạo.

Nơi đây có di tích Miếu Ông, Miếu Bà gắn với các hoạt động của phong trào cách mạng tại Triệu Phong. Làng Vệ Nghĩa đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cũng như trong sự nghiệp giáo dục của quê hương, đất nước. Làng được công nhận danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh lần thứ nhất năm 2000, lần thứ hai năm 2002 và đơn vị văn hóa xuất sắc năm 2009.

Về mặt địa lý, làng Vệ Nghĩa phía Đông giáp làng Duy Hòa (xã Triệu Hòa), phía Tây giáp làng An Bình (xã Triệu Thuận), phía Nam giáp làng Phù Lưu (xã Triệu Long), phía Bắc giáp làng Đại Hào (xã Triệu Đại), với diện tích tự nhiên khoảng 35 ha. Là một ngôi làng đất hẹp, người thưa nhưng Vệ Nghĩa trải qua gần 5 thế kỷ hình thành, xây dựng và phát triển vẫn luôn giữ được nét đẹp văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng đáng tự hào.

Trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, làng đã sớm thực hiện việc di dời mồ mả tập trung, nhưng do phong trào tự phát, thiếu khoa học trong quy hoạch, dẫn đến mồ mả được di dời tập trung vẫn nằm ngổn ngang tại các khu nghĩa địa.

Từ đó đến nay, việc chôn cất người qua đời gặp khó khăn, do Vệ Nghĩa có con Kênh thủy lợi N1 đi qua, chia cắt làng và quy hoạch tổng thể chưa có nghĩa trang, nghĩa địa hoặc nhà lưu giữ tro cốt người qua đời sau hỏa táng. Hiện tại, quỹ đất ở làng không đáp ứng được việc chôn cất người chết.

Làng Vệ Nghĩa

Tượng đài vinh danh Chi bộ làng Vệ Nghĩa, một trong những Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Quảng Trị - Ảnh : T.Q

Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó việc quy hoạch nghĩa địa, nơi chôn cất người qua đời phải xa khu dân sinh sống là điều rất cần thiết. Thôn Lưu Nghĩa, xã Triệu Long đã lập quy hoạch đất nghĩa địa để tập trung các ngôi mộ nằm lẻ tẻ ở những cánh đồng về một nơi.

Tuy vậy, vùng đất nghĩa địa được quy hoạch không xa nơi ở của khu dân cư. Nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng và người dân trên địa bàn, người dân nơi đây có nguyện vọng về lâu dài cần có một ngôi nhà “Lưu giữ tro cốt người qua đời sau hỏa táng”.

Việc xây dựng nhà lưu giữ tro cốt không tốn nhiều quỹ đất, hợp vệ sinh trong việc chôn cất người chết nhưng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống về thờ cúng, tri ân người đã khuất. Nguyện vọng này cũng hướng đến mục tiêu thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Trên cơ sở đó, ban quản lý, điều hành làng vận động nguồn vốn xây dựng nhà “Lưu giữ tro cốt người qua đời sau hỏa táng” theo phương thức xã hội hóa, dùng quỹ đất đã quy hoạch cho các họ tộc và gia đình để xây dựng công trình. Về mặt khoa học, hoả táng góp phần giảm sức ép về quỹ đất sản xuất đang ngày càng thu hẹp, tiết kiệm thời gian, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước...

Rất mong sự đồng thuận cao của bà con, sự chấp thuận của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan trong việc đưa vào quy hoạch xây dựng nhà “Lưu giữ tro cốt người qua đời sau hỏa táng”.

Trần Quang-Lê Văn Hà

Tin liên quan:
  • Làng Vệ Nghĩa
    Làng An Sơn

    Làng An Sơn là miền quê có bề dày lịch sử của vùng đất Quảng Trị. Qua bao biến cố, con người nơi đây đã vượt qua thử thách để làm nên những kỳ tích trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng quê hương. Về An Sơn hôm nay, không chỉ được thấy những thắng cảnh thiên nhiên ban tặng, được nghe những chuyện xưa tích cũ mà chúng ta còn thấy hiện diện sự phát triển của một nông thôn mới tràn đầy sức sống.

  • Làng Vệ Nghĩa
    Làng Dương Lệ Đông

    Dương Lệ Đông là một trong những làng cổ thành lập sớm trên đất Quảng Trị. Đến với Dương Lệ Đông, chúng ta sẽ cảm nhận trong cái tươi mới của một làng quê ven đô là những hồn cốt văn hóa của dân tộc được trao truyền qua bao thế hệ.


Trần Quang-Lê Văn Hà

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long