
{title}
{publish}
{head}
QTO - Tháng 2 năm 1985, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21 tháng 6 hằng năm là Ngày Báo chí Việt Nam (nay là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam).
![]() |
Các đại biểu về thăm Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam tại xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: TL |
Quyết định nêu rõ: Ngày 21/6/1925, báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập xuất bản số đầu tiên, từ đó ra đời báo chí cách mạng Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn Bác Hồ, phát huy truyền thống của báo chí cách mạng, nâng cao vai trò của báo chí trong sự nghiệp của Nhân dân ta, Ban Bí thư đồng ý hằng năm đến ngày 21/6 thì tổ chức Ngày Báo chí Việt Nam. Ngày Báo chí Việt Nam là dịp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí Việt Nam, nêu cao trách nhiệm của các nhà báo, tăng cường quan hệ giữa báo chí với bạn đọc.
Như vậy Ngày Báo chí Việt Nam không đơn thuần là ngày hội hướng về lịch sử diễn ra hằng năm với nội dung liên hoan, vui chơi, giải trí, vinh danh những người làm báo… là chính. Ý nghĩa sâu xa và thực chất hơn của nó là ở chỗ phát huy truyền thống tốt đẹp, nâng cao vai trò của báo chí trong sự nghiệp của Nhân dân, từ đó thường xuyên cập nhật nội dung về vai trò và trách nhiệm của báo chí trước thời cuộc diễn biến không ngừng. Ngày Báo chí Việt Nam vì vậy không hẳn là “Ngày Nhà báo Việt Nam” như một số người quen gọi.
*
Cuộc sống có những sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên xen lẫn vui buồn. Ngay sau khi có Quyết định của Ban Bí thư, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam hào hứng bắt tay vào việc chuẩn bị tổ chức Ngày Báo chí đầu tiên. Dự kiến sẽ mở đầu bằng một cuộc mít tinh trọng thể tại Nhà hát lớn Hà Nội sáng 20/6/1985, tiếp đó là hoạt động của các địa phương, các cấp Hội Nhà báo cùng diễn ra sôi nổi trong khắp cả nước.
Sáng 19/6/1985 Ban Thư ký (Ban Thường vụ) Hội Nhà báo Việt Nam mở cuộc họp rà soát công việc chuẩn bị. Dự kiến chương trình cuộc gặp mặt tại Nhà hát lớn, với sự tham gia của nhiều vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các ngành, đoàn thể…, sẽ mở đầu bằng diễn văn của Chủ tịch Hội Hoàng Tùng. Tiếp ngay sau đó, nhà báo - chính khách lão thành Xuân Thủy, Chủ tịch đầu tiên của Hội Những người viết báo Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) lúc này đã nghỉ hưu, sẽ phát biểu đôi lời. Phó Tổng thư ký thường trực Hội được phân công điều hành các hoạt động kỷ niệm.
Buổi họp sắp xong, chúng tôi bỗng nhận được một cuộc gọi điện thoại khẩn. Đầu dây bên kia nhà báo Hoàng Phong, người từng có thời gian dài làm việc tại báo Cứu quốc và là một cán bộ gần gũi với Chủ nhiệm Xuân Thủy thảng thốt báo tin: Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội, người mà ban tổ chức cuộc gặp mặt dự kiến sẽ trân trọng mời phát biểu đôi lời vào sáng mai, đã từ trần. Ông vừa đột quỵ hôm qua, khi đang viết “Lịch sử báo Cứu quốc” qua trí nhớ và ghi chép của mình.
Anh Hoàng Tùng chủ tọa buổi họp đứng bật lên, lặng lẽ rời phòng họp. Chúng tôi đồ chừng ông vội đến nhà riêng vị tiền nhiệm cách cơ quan Hội Nhà báo không xa thăm hỏi gia đình. Tôi bối rối, chỉ còn biết đề nghị với Ban lãnh đạo Hội: “Vậy là chúng ta phải điều chỉnh chương trình cuộc gặp mặt sáng mai. Tôi nghĩ ta nên đề nghị anh Hoàng Tùng trước lúc đọc diễn văn, cần thông báo ngắn gọn tin buồn (chưa kịp công bố qua báo chí) và mời toàn thể mọi người có mặt tại hội trường đứng lên dành một phút tưởng niệm vị Chủ tịch đầu tiên của Hội chúng ta”.
*
Về những cống hiến của nhà báo - chính khách Xuân Thủy cho đất nước với nhiều cương vị khác nhau mọi người đã rõ. Đặc biệt nổi bật là khoảng thời gian gần 5 năm diễn ra Hội nghị bốn bên tại Paris (gồm nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa) những năm 1968 - 1973. Tính từ phiên họp đầu tiên ngày 13/5/1968 đến khi đạt được thỏa thuận về dự thảo “Hiệp định Paris về Việt Nam” tháng 10/1972, đã có tới 202 phiên họp chung công khai và 24 cuộc tiếp xúc riêng không công bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian đó, vị chính khách Xuân Thủy với tư cách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham gia đàm phán, là một nhân vật nổi bật trước báo chí truyền thông toàn thế giới. Nhiều người vẫn giữ ấn tượng về khuôn mặt đôn hậu với nụ cười luôn nở trên môi, thái độ từ tốn và những lời phát biểu, trả lời phóng vấn nội dung súc tích, đầy trí tuệ mà hầu như lúc nào cũng dí dỏm của ông.
Riêng về Xuân Thủy với tư cách nhà báo, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Trường Chinh có lần phát biểu: Anh Xuân Thủy được Đảng phân công trực tiếp phụ trách báo Cứu quốc từ thời hoạt động bí mật và suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (…). Riêng mỗi một việc báo xuất bản đều đặn hằng ngày trong gần ba nghìn ngày liên tục, trong bối cảnh chiến tranh vô cùng ác liệt, gian khổ thiếu thốn mọi bề, đã có thể gọi là một kỳ tích của Nhân dân ta, là niềm tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam ta.
Phan Quang
Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2024), tối nay 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII, năm 2023 được tổ chức trọng ...
Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2023), tối nay 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII - năm 2022 được tổ chức trọng ...
Với tờ báo Thanh Niên, cơ quan của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng, xuất bản số đầu tại Quảng Châu vào ngày 21/6/1925, do đích thân Nguyễn Ái Quốc sáng lập ...
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025) và 53 năm Ngày giải phóng Quảng Trị 1/5 (1972 - 2025); 100 năm Ngày ...
Chiều nay 20/6, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, người làm báo trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam ...
Chiều nay 18/6, lãnh đạo huyện Triệu Phong tổ chức gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2024) và thông tin triển lãm mỹ thuật ...
Hôm nay 14/6, Câu lạc bộ (CLB) Nhà báo cao tuổi tỉnh Quảng Trị tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2024). Tổng Biên ...
Sáng 21/4, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025) và Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam ...
Các Mác là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều thăng trầm và cũng đầy gian khổ. Những tư tưởng của ông góp phần làm thay...
QTO - Tròn 50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), những người lính năm ấy mới có dịp quay trở lại TP. Hồ Chí Minh...
QTO - Giữa thời buổi cạnh tranh thông tin, phóng viên các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn phải chịu những áp lực để không ngừng đổi mới,...
QTO - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 diễn ra thành công tốt đẹp, dân chủ, đúng pháp luật, đảm bảo tiết...
QTO - Thời gian qua, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, thiết thực chăm lo đời sống vật...
QTO - 6 tháng đầu năm 2021, các cấp công đoàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nhất là chăm lo và bảo vệ quyền, lợi...
QTO - Thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh, nhất là Chỉ thị 13-CT/TU, ngày 28/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường đổi...
QTO - Ngoài những hoạt động vì cộng đồng trong mùa COVID-19, thời gian qua, các cấp bộ đoàn tỉnh Quảng Trị đã hướng sự quan tâm, có nhiều cách làm hay để...