
{title}
{publish}
{head}
QTO - Ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 101/ CP Quy định hệ thống tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhân dân; từ đó lực lượng Kiểm lâm Việt Nam ra đời và phát triển. Một năm sau, Kiểm lâm Quảng Trị được thành lập. Trải qua nhiều thay đổi về cơ cấu quản lý, tổ chức bộ máy và nhiều lần bổ sung quyền hạn, nhiệm vụ, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị không ngừng lớn mạnh, làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Các lực lượng chức năng xác định địa điểm tuần tra phòng cháy chữa cháy rừng - Ảnh: T.T
Sự ra đời của ngành kiểm lâm gắn liền với sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các thế hệ kiểm lâm đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực, chủ động tham mưu chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Ghi nhận những đóng góp to lớn đó, ngày 21/5 hằng năm được lấy làm “Ngày truyền thống của lực lượng kiểm lâm”.
Ngày đầu mới thành lập, ngành Kiểm lâm Quảng Trị chỉ có 1 hạt kiểm lâm hoạt động. Đến nay, qua 50 năm hình thành và phát triển, bộ máy Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã phát triển với 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 1 đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 10 hạt kiểm lâm, trạm kiểm lâm trực thuộc với đội ngũ 148 biên chế. Trong đó có 50 thạc sĩ, 88 người có trình độ đại học, 10 người có trình độ trung cấp và nghiệp vụ khác.
Với phương châm “bám dân, bám rừng”, lực lượng kiểm lâm đã ngày đêm bám sát địa bàn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, đấu tranh trấn áp các ổ, nhóm lâm tặc, các đường dây buôn lậu lâm sản, tạo điều kiện cho Nhân dân yên tâm sản xuất nghề rừng. Lực lượng kiểm lâm đã tích cực phối hợp với các lực lượng công an, quân đội tuần tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành, những năm qua số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp hằng năm đều giảm sâu. Trong giai đoạn 2017- 2022, tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp là 1.340 vụ, giảm 1.367 vụ so với giai đoạn 2011-2016.
Để nâng cao hiệu quả công tác, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường ứng dụng tin học và các công cụ phần mềm ứng dụng khác trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng tin học điện toán đám mây, ảnh vệ tinh, camera, flycam trong việc xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, nguy cơ mất ổn định an ninh rừng, phát hiện sớm các vụ cháy rừng, cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp... Mặt khác, còn ứng dụng hiệu quả các máy móc, thiết bị tiên tiến trong công tác thiết kế trồng rừng, quản lý các loài lâm sản quý hiếm.
Thực hiện chủ trương quản lý rừng hiệu quả, bền vững, gắn trách nhiệm và lợi ích của chủ rừng, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức giao rừng tự nhiên cho các tổ chức, cá nhân quản lý, bảo vệ với hơn 100.000 ha, hằng năm đã giao khoán hơn 70.000 ha cho các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho nhiều hộ gia đình.
Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu để phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng hiện đại, minh bạch, bền vững trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và đáp ứng tiêu chí tăng trưởng xanh. Nhờ sự vào cuộc sâu sát của cơ quan chuyên ngành, nhất là vai trò đầu tàu của lực lượng kiểm lâm, Quảng Trị là một trong những tỉnh nằm tốp đầu cả nước về trồng rừng có chứng chỉ.
Đã có 5 đơn vị tham gia và được cấp chứng chỉ rừng, trong đó có 4 đơn vị được đánh giá và cấp chứng chỉ với diện tích 18.309,43 ha. Song song với cấp chứng chỉ rừng, có 2.145 ha rừng tự nhiên tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Linh của huyện Hướng Hóa đã được cấp chứng nhận quốc tế FSC dịch vụ hệ sinh thái về lưu trữ và hấp thụ carbon vào tháng 10/2022.
Công tác phát triển rừng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Diện tích rừng trồng tập trung, sản lượng gỗ rừng trồng khai thác các năm gần đây đều tăng, dự kiến năm 2023 đạt trên 7.500 ha. Với sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hằng năm hơn 1 triệu m3 , đây vừa là nguồn nguyên liệu cho sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh vừa cung cấp cho công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm gỗ để xuất khẩu tại một số tỉnh trên cả nước.
Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ năm 2011 đến nay có 11 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã nộp về Quỹ Bảo vệ và phát triển tỉnh hơn 94 tỉ đồng phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên các lưu vực thủy điện và hỗ trợ trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh. Thông qua ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng, có khoảng 41.000 ha rừng tự nhiên và rừng trồng được chi trả để quản lý bảo vệ.
Ngoài ra còn có hơn 2 triệu cây trồng phân tán được bố trí trồng trên địa bàn các huyện và một số diện tích trồng rừng thay thế, giảm chi ngân sách hàng chục tỉ đồng/năm phục vụ cho quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Năm 1989, khi lập lại tỉnh Quảng Trị, diện tích đất có rừng chỉ 90.000 ha, tỉ lệ che phủ rừng 17,6%, năm 2005 lên 41,3%. Đến nay, toàn tỉnh có 248.121,6 ha rừng, tỉ lệ che phủ rừng được giữ ổn định 50%. Có 2 khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Bắc Hướng Hóa được thành lập để bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, bảo tồn các quần thể, các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Ngoài ra, có 3 ban quản lý rừng phòng hộ đã tạo ra một dải rừng phòng hộ đầu nguồn cho các sông Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải, phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn, môi sinh môi trường được cải thiện.
Đi đôi với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, lực lượng kiểm lâm còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn. Đã tổ chức kết nghĩa với một số thôn, bản khó khăn ở Đakrông và Hướng Hóa, tổ chức một số hoạt động giúp người dân phát triển sinh kế nhằm xoá đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới ở miền núi, nhận đỡ đầu các địa chỉ nhân đạo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham gia tích cực hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”.
Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, nhiều lớp thế hệ Kiểm lâm Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, điều kiện làm việc thiếu thốn, vất vả, tự hào góp sức giữ gìn màu xanh cho những cánh rừng.
Với kết quả công tác và thành tích đạt được, lực lượng Kiểm lâm Quảng Trị đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất. Nhiều cán bộ trong ngành đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh.
Thanh Trúc
QTO - Nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành vi xâm hại rừng, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, thời gian qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực (BQLRPHLV) sông Bến Hải đã phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm 2 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý bảo vệ diện tích hơn 21.100 ha rừng và đất rừng thuộc địa bàn các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) và Linh Trường (huyện Gio Linh).
QTO - Tổng diện tích rừng toàn tỉnh Quảng Trị hiện có gần 246.000 ha, bao gồm rừng tự nhiên trên 126.600 ha, rừng trồng 119.400 ha. Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) được xem là bước đi đột phá, đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt.
QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...
QTO - Với tổng mức đầu tư lớn, tập trung cho kết cấu hạ tầng đô thị, Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với...
QTO - Thúc đẩy đô thị hóa vùng vành đai TP. Đông Hà thông qua đầu tư hạ tầng, phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới là yêu cầu tất yếu, tác động đến...
QTO - Quảng Trị là vùng đất có nhiều địa hình, thổ nhưỡng và các tiểu vùng khí hậu khác nhau nên cây ăn quả mặc dù diện tích không lớn bằng các tỉnh khác...
QTO - Nhiệm kỳ 2018-2023, cán bộ, hội viên nông dân huyện Đakrông đã đoàn kết, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng xây dựng hội vững mạnh...
QTO - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) và Nghị quyết...
QTO - Nhằm đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ...
QTO - Nhiều năm gắn bó với công tác mặt trận thôn, chị Hồ Thị Di, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ba Nang, xã Ba Nang, huyện Đakrông luôn tận tâm với...