
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nhiều năm gắn bó với công tác mặt trận thôn, chị Hồ Thị Di, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ba Nang, xã Ba Nang, huyện Đakrông luôn tận tâm với công việc và được dân bản quý mến. Chị đã tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ các tập quán lạc hậu, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Chị Hồ Thị Di (bên trái) đến từng gia đình hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới -Ảnh: MINH VŨ
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất khó xã Ba Nang, huyện Đakrông, hơn ai hết chị Di hiểu rõ những khó khăn, vất vả của gia đình mình và người dân trong bản. Để thay đổi của sống của bản thân và giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ, tốt nghiệp THPT, chị Di quyết định theo học trung cấp nông nghiệp. Nhờ vậy mà chị có kiến thức áp dụng vào cuộc sống khi trở về quê hương.
Xác định cây lúa nước góp phần đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ, vợ chồng chị tập trung thâm canh 3 sào ruộng nước, đồng thời nuôi thêm gà, vịt để cải thiện cuộc sống gia đình. Nhận thấy điều kiện ở địa phương phù hợp chăn nuôi, trồng rừng nên chị quyết tâm đầu tư xây dựng mô hình.
Hiện nay, gia đình có hơn 30 con dê, 3 con bò, hơn 5 ha rừng tràm. Nhờ cần cù, chịu khó lao động, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 100 triệu đồng.
Không những phát triển kinh tế gia đình, chị Di còn tuyên truyền vận động người dân trong bản cùng làm theo.
Năm 2018, chị được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Ba Nang. Chị Di chia sẻ: “Được người dân tin tưởng, tôi mừng nhưng cũng luôn trăn trở làm sao để vận động, giúp đỡ đồng bào dân tộc Vân Kiều trong thôn xóa đói, giảm nghèo, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân.
Tôi mong muốn người dân trong thôn đỡ khổ, không phải lo thiếu đói, biết làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Để làm được điều đó, bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân”.
Chị đã tranh thủ đến từng nhà tuyên truyền vận người dân xóa bỏ hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, lễ hội, trong lao động sản xuất; hướng dẫn người dân ăn ở hợp vệ sinh, vận động con em trong thôn tới trường, thực hiện bình đẳng giới, chấp hành luật giao thông đường bộ…
Chị Hồ Thị Manh, một người dân thôn Ba Nang chia sẻ: “Trước đây, phụ nữ vùng cao chúng tôi vất vả lắm, vừa sinh con, chăm con vừa phải đi rẫy để làm nương, trong khi đàn ông thì ở nhà tụ tập uống rượu. Nếu có đi làm rẫy cùng vợ thì họ cũng thong thả chứ phụ nữ phải gùi thêm củi, lương thực trên lưng…
Sau này, nhờ chị Di tuyên truyền vận động, nhiều người hiểu ra và biết giúp đỡ vợ những công việc nặng nhọc. Ngoài ra, chị còn cho chúng tôi mượn cây tràm giống, hướng dẫn cách nuôi con dê, con bò… để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”. Với sự đồng hành, hỗ trợ hết mình của chị, đời sống của người dân thôn Ba Nang có nhiều chuyển biến tích cực; hộ nghèo mỗi năm giảm 5-6 hộ.
Đến nay, hơn 100 gia đình trong thôn hầu hết đều có ti vi, nhà cửa sạch sẽ, khang trang; 100% con em được cắp sách tới trường, nhiều hộ có xe máy. Cùng với phát triển kinh tế, các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nông thôn mới, bảo vệ an ninh trật tự tại thôn xóm luôn được người dân đồng tình hưởng ứng.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ba Nang Hồ Băn cho biết, chị Di là một cán bộ gương mẫu, tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, biết gần dân, lắng nghe và phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương.
Từ đó, chị đã cùng với cấp ủy, chính quyền xã đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Những đổi thay của Ba Nang hôm nay, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu không ngừng của người dân trong lao động, sản xuất còn có sự đóng góp không nhỏ của những cán bộ cơ sở như chị Di.
Lâm Phương
QTO - Hôm nay 12/11, Hội chữ thập đỏ huyện Hướng Hóa phối hợp với Ban từ thiện Phật giáo huyện Cam Lộ tổ chức trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại xã Hướng Tân và Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa.
(QTO) - “Anh Nguyễn Hữu Khóa, cán bộ Văn phòng - Thống kê tổng hợp ở UBND xã Ba Tầng là người không nề hà việc khó, luôn nỗ lực làm tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, những việc có lợi cho người nghèo anh đều ưu tiên dành thời gian thực hiện, nhất là tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chương trình, dự án triển khai có hiệu quả các mô hình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương”, đó ...
QTO - Nhằm thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm để giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi tôm, bằng nguồn vốn của dự...
QTO - Thực hiện Quyết định số 3532/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị giai đoạn...
QTO - Che chắn chuồng trại, tăng cường dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, không chăn thả vào lúc nắng nóng cao điểm…, đó là những biện pháp mà người...
QTO - Để có căn cứ đề xuất chiến lược và giải pháp phát triển bền vững điện gió đến năm 2030 ở tỉnh Quảng Trị, trước hết cần phân tích tiềm năng thực tế về...
QTO - Xã Linh Hải (huyện Gio Linh) hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2018. Từ đó đến nay, Đảng bộ, chính...
QTO - Sản phẩm dưa muối Vĩnh Tú còn có tên gọi thú vị “thịt bò làng Trạng”. Đây là món ăn truyền thống dân dã, qua sự kết nối sản xuất, hỗ trợ xây dựng...
QTO - Triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo quy định của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản...
QTO - Cách đây 72 năm, ngày 6/5/1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt...