
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trên cơ sở dự báo khí hậu thời tiết, lịch thời vụ gieo trồng của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, tình hình dịch hại vụ đông xuân vừa qua và quy luật phát sinh phát triển và gây hại hàng năm của sâu bệnh, vụ hè thu năm nay có thể xuất hiện nhiều đối tượng dịch hại trên các loại cây trồng nên nông dân cần chú ý đề phòng ngay từ đầu vụ. Trên cây lúa, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện nhiều lứa chính và lứa gối, trong đó có thể có 3 lứa chính vào các giai đoạn lúa mạ đến đẻ nhánh; lúa đứng cái, làm đòng, trổ bông gây ảnh hưởng đến năng suất ở những vùng có mật độ cao và hại lúa trà muộn và lúa vụ 10. Thời gian này thời tiết có mưa, mát mẽ kết hợp với việc chăm sóc lúa trà muộn, lúa những vùng thiếu nước tưới nên thuận lợi cho sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Các địa phương như Đông Hà, Cam Lộ cần chú ý lứa sâu này. Sâu đục thân (2 chấm, 5 vạch), có thể có 2 lứa chính gây hại vào giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng và giai đoạn lúa trổ đến chín. Đây là lứa sâu gây bông bạc làm ảnh hưởng năng suất cuối vụ. Sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn, thường tập trung gây hại nặng đầu vụ từ khi lúa 2,3 lá cho đến đẻ nhánh. Chú ý những ruộng khô hạn, thiếu nước, gieo muộn thường bị bọ trĩ, dòi đục nõn hại nặng. Đối với loại rầy nâu và rầy lưng trắng, tuy vụ đông xuân vừa qua có giảm về diện tích bị hại và mức độ gây hại so với các vụ trước, nhưng điều kiện thời tiết vụ hè thu thuận lợi cho rầy phát sinh và gây hại nặng. Đặc biệt, rầy còn là môi giới truyền virus bệnh lùn sọc đen. Hiện tại, rầy đang cư trú trên gốc rạ, cỏ dại, do đó vụ hè thu năm 2010 khả năng rầy sẽ phát sinh ngay từ đầu vụ và có 3 lứa chính gây hại lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh; lúa cuối đẻ nhánh đến làm đòng (giai đoạn này khả năng có mật độ cao và hại nặng trên các giống nhiễm, vùng gieo dày) và gây hại lúa trổ đến chín. Đây là lứa rầy có mật độ rất cao gây cháy trên diện rộng nếu không xử lý vùng ổ dịch lứa 2 triệt để. Bọ xít dài, xuất hiện trên những ruộng trổ sớm, đến gần cuối vụ gây hại trên lúa trổ muộn và lúa vụ 10. Bọ xít đen, xuất hiện giai đoạn cuối đẻ nhánh, hại nặng giai đoạn làm đòng, trổ. Cần giữ nước không để ruộng khô. Nhện gié phát sinh gây hại lúa giai đoạn làm đòng, trổ đến chín. Hại nặng trên những ruộng cao khô nước. Bệnh lùn sọc đen là bệnh mới xuất hiện và gây hại trên địa bàn của tỉnh trong vụ đông xuân 2009-2010. Tác nhân gây bệnh là virus. Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng. Đây là bệnh rất nguy hiểm vì không có thuốc phòng trị bệnh, bệnh lây lan nhanh thông qua rầy chích hút truyền bệnh từ cây lúa, ngô, cỏ dại bị bệnh sang cây khoẻ. Dự báo vụ hè thu 2010, bệnh lùn sọc đen có khả năng gây hại sớm ngay từ giai đoạn mạ và biểu hiện bệnh giai đoạn cuối đẻ nhánh. Vùng bị bệnh sẽ mở rộng và diện tích bị bệnh tăng hơn vụ đông xuân 2009-2010. Bệnh khô vằn, do vụ đông xuân 2009-2010 bệnh phát sinh và gây hại nặng ở nhiều địa phương với diện tích nhiễm gần 4.000 ha. Nguồn bệnh đang tồn tại trong đất, trong gốc rạ, do đó vụ hè thu năm nay bệnh sẽ xuất hiện sớm và gây hại nặng hơn. Bệnh xuất hiện từ đầu tháng 7 khi lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh, đứng cái và gây hại nặng dần về cuối vụ. Cần áp dụng các biện pháp gieo sạ với mật độ thích hợp, bón phân cân đối, không bón muộn hoặc bón lai rai. Khi bệnh chớm phát sinh cần phun thuốc phòng trị sớm, kịp thời giai đoạn đứng cái, làm đòng hiệu quả sẽ cao. Bệnh thối thân, thối bẹ thường phát sinh giai đoạn cuối đẻ nhánh, hại nặng từ 20/7 đến cuối vụ. Bệnh lem lép hạt, bệnh phát sinh từ giai đoạn lúa trổ đến chín. Để hạn chế bệnh cần phun thuốc phòng trước và sau khi lúa trổ 7 ngày, phun trị bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu. Bệnh nghẹt rễ, vàng lá, thối rể (sinh lý) phát sinh từ khi lúa bắt đầu đẻ nhánh và hại nặng dần về cuối vụ. Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh là chính như vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, bón vôi, bón bổ sung Geno super hoặc phun phân KH vào 2 giai đoạn khi lúa 2-3 lá và khi lúa làm đòng. Bệnh bạc lá, vụ đông xuân 2009-2010 bệnh gây hại giai đoạn sau trổ đến chín, đặc biệt bệnh hại nặng sau đợt mưa lớn khi lúa đang thời kỳ ngậm sữa trên giống HC95, P6, Khang Dân ở những ruộng thừa đạm, ruộng gần làng, ruộng thiếu ánh sáng. Do đó vụ hè thu 2010 bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng giai đoạn lúa làm đòng cho đến chín. Bệnh hại nặng trên giống lúa nhiễm và lây lan nhanh sau những trận mưa lớn. Bệnh thối gốc, thân do nấm hại nặng trên ruộng bị bệnh vụ trước hoặc hạt giống bị nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh mạnh 2 giai đoạn: Mạ và đứng cái - làm đòng, nếu bệnh phát sinh muộn thì việc phòng trị bệnh không có hiệu quả. Để hạn chế bệnh phát sinh gây hại cần áp dụng các biện pháp như vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, bón vôi trước khi gieo 7-10 ngày. Không dùng giống nhiễm bệnh. Xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15% hoặc các loại thuốc như Vi car ben, car ban 3 ml/ 1 lít nước ngâm 15-30 phút sau khi đã ngâm no nước. Khi lúa bị bệnh nhổ bỏ cây bị bệnh, phun 2 lần các thuốc có hoạt chất Car- ben- da- zim. Nên phun sớm khi có biểu hiện cây bị von giai đoạn đầu. Chuột là đối tượng gây hại nặng trong những năm gần đây, vụ sau gây hại nặng hơn vụ trước và gây hại suốt cả vụ, nhiều ruộng chuột hại nặng gần như mất trắng. Dự báo vụ hè thu năm nay chuột tiếp tục gây hại nặng nếu như các địa phương không tuân thủ các biện pháp kỹ thuật diệt chuột ngay từ đầu vụ. Ngoài ra OBV, tuyến trùng, sâu phao, sâu gai, bệnh đốm sọc vi khuẩn, đốm nâu, khô đầu lá... gây hại cục bộ một số vùng. Tuỳ điều kiện sinh thái của từng địa phương để có biện pháp quản lý thích hợp. Trên cây màu và thực phẩm ngắn ngày thời kỳ cây non thường bị một số đối tượng gây hại chính như sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhãy, sùng hại gốc rễ, bệnh lở cổ rễ, héo rũ, đốm lá... Thời kỳ phát triển thân, lá, củ, quả, các loại nhện, sâu đục quả, đục thân cành, rệp, bọ nhảy, đốm lá, khô vằn, thối dây, rụng hoa rụng quả... Để hạn chế các đối tượng sâu bệnh cần chú ý làm đất kỹ, sạch cỏ dại, xử lý hạt giống trước khi gieo. Phát hiện sâu bệnh sớm và tổ chức phòng trừ kịp thời, đồng thời, bón phân cân đối cho cây phát triển tốt. Chú ý, trên rau quả chỉ phun các loại thuốc sinh học, hạn chế sử dụng thuốc hoá học và đảm bảo thời gian cách ly. Trên cây công nghiệp dài ngày, đối với cây hồ tiêu thường bị tuyến trùng, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục phát sinh gây hại vào các tháng 9, 10 cho đến tháng 2, 3 năm sau. Bệnh đốm lá, thán thư, rệp sáp gây hại nhiều vùng, hại nặng các tháng 5, 6, 7. Để hạn chế bệnh hại đối với tiêu trồng mới cần xử lý đất trước khi trồng, bón phân đầy đủ cân đối, bố trí vườn trồng thoát nước về mùa mưa; bón phân đầy đủ, cân đối. Những vườn tiêu bị bệnh nên kết hợp bón phân với việc xử lý thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh. Trên cây cà phê, chú ý rệp các loại, bệnh thán thư, rỉ sắt, khô cành khô quả phát sinh quanh năm, hại nặng vào các tháng 3, 4, 5 và kéo dài cho đến cuối vụ thu hoạch. Cần xử lý thuốc trên những vườn bị sâu bệnh hại nặng, đồng thời kết hợp bón phân, chăm sóc đầy đủ. Quan tâm chống hạn trong mùa khô giúp cây sinh trưởng khoẻ, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và bất lợi thời tiết. Trên cây cao su, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh xì mủ gây hại nặng từ đầu cho đến cuối kỳ khai thác, đặc biệt ở những nơi không xử lý thuốc, vệ sinh dụng cụ cạo không tốt bệnh sẽ lây lan rất nhanh; bệnh phấn trắng gây hại nặng trong giai đoạn ra lộc đến ổn định lá; bệnh nấm hồng, thối mốc mặt cạo hại từ đầu mùa mưa cho đến tháng 2, 3 năm sau; bệnh héo đen đầu lá, mối đất hại nặng trên vườn cao su kiến thiết cơ bản. Các trạm bảo vệ thực vật cần cụ thể hoá dự tính dự báo sát với thực tế từng loại cây trồng từng vùng sinh thái trên địa bàn. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình trên đồng ruộng. Qua điều tra cây trồng, cỏ dại định kỳ và số liệu bẫy đèn để có dự báo chính xác, thông báo và giải pháp tham mưu đề xuất các biện pháp chỉ đạo sát đúng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Trần Anh Minh
Vụ hè thu năm 2023 toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nên các đối tượng dịch hại trên cây trồng phù hợp với nhiệt độ cao ...
Vụ đông xuân 2022 - 2023 toàn tỉnh gieo cấy được trên 25.700 ha lúa. Hiện nay cây lúa chuẩn bị bước vào giai đoạn ôm đòng trổ bông. Đây là giai đoạn quan trọng ...
Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy được trên 22.600 ha lúa, hiện nay cây lúa đang ở giai đoạn ôm đòng – trổ bông, ...
Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện tốt để các ...
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan kịp thời chỉ đạo thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh lúa vụ ...
Thời gian qua, thời tiết diễn biến thuận lợi kết hợp cây lúa phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên diện rộng. Trước ...
Vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy trên 22.600 ha lúa, thời điểm này, cây lúa đang ở giai đoạn ôm đòng - trổ bông. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng, việc ...
QTO - Ở xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, chị Hồ Thị Môn (sinh năm 1986) là một minh chứng sống động cho nghị lực vươn lên thoát nghèo nhờ chăm chỉ, nỗ lực và...
QTO - Trước những tác động tiêu cực đến môi trường từ sản xuất nông nghiệp vô cơ và sự gia tăng thực phẩm bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nông...
* Hoàng Văn Tuyến, Chủ tịch UBND thị trấn Bến Quan (Vĩnh Linh, Quảng Trị) Ra đời cách đây gần 16 năm, Bến Quan (Vĩnh Linh, Quảng Trị) được xem là một thị trấn trẻ, với nhiều...
(QT) - Nhờ biết khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai, gia đình anh Hồ Sỹ Quang ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã vươn lên thoát nghèo. Mô hình...
(QT) - Thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và đề án “ Hỗ trợ xoá nhà ở dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo”, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã phát động rộng rãi trong cán bộ,...
(QT) - Nhằm giúp bà con nông dân có điều kiện mở rộng phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ cá giống và thức...
(QT) - Những năm gần đây, tình trạng hạn hán đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, một trong nhiều giải pháp được quan tâm là...
(QT) - Để từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và phục vụ xuất khẩu, những năm trở lại đây Công ty Cổ phần MDF Geruco...