Cập nhật:  GMT+7

Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông

Đến bây giờ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều trồng trọt, chăn nuôi từ thuở lập bản, lập làng, từng là sản vật đặc sắc của địa phương như giống chuối lùn, lúa nếp than, giống lợn Vân Pa... đã được huyện Đakrông lựa chọn để nhân rộng, phát triển thành sản phẩm OCOP chủ lực đến năm 2025.

Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông

Giống chuối lùn bản địa đang được huyện Đakrông nhân rộng, xây dựng thành sản phẩm OCOP chủ lực -

Ảnh: K.K.S

Trong câu chuyện với Nghệ nhân ưu tú Kray Sức ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông) cách đây chưa lâu, tôi được biết rằng giống chuối lùn bản địa được đồng bào dân tộc Pa Kô gọi tên khác là pể ta pê, được chia thành 2 loại là pể ta pê rang với đặc điểm có thân cao; pể ta pê lùn thường có thân thấp hơn. Và dù thân cao hay thấp thì giống chuối lùn này là đặc sản lâu đời, phổ biến của đồng bào dân tộc Pa Kô ở các xã Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao, Húc Nghì (huyện Đakrông) nổi tiếng thơm, ngọt.

Trước đây, đồng bào dân tộc Pa Kô thường trồng chuối lùn rải rác trên nương rẫy hoặc trong vườn nhà để phục vụ nhu cầu của gia đình. Còn trong bếp ăn của đồng bào dân tộc Pa Kô luôn sẵn nếp than mỗi khi có khách quý đến nhà chơi hay các dịp lễ cúng trọng đại trong gia đình, bản làng.

Cứ vào các dịp lễ hội như Puh Boh (lễ giữ rẫy), Aya (hội mùa), Ariêu Ping (lễ bốc mả), Kăl năng Mương (hoàn ân thổ thần) sẽ không thể thiếu các loại bánh peng a chooih, peng tamăr, peng a koat... được làm từ nếp than đã tạo nên nét đặc trưng trong hệ thống lễ hội của dân tộc Pa Kô. Còn giống lợn Vân Pa hay có tên gọi khác là lợn mini, có nguồn gốc là vật nuôi của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, phân bổ chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh. Chất lượng thịt lợn Vân Pa sánh ngang với lợn Sóc (Tây Nguyên), lợn Mường Khương (Lào Cai), lợn Mẹo (của người H’Mông), lợn Bản (Lạng Sơn)...

Trong một nỗ lực biến sản vật của núi rừng như chuối lùn, lúa nếp than, giống lợn Vân Pa... trở thành sản phẩm OCOP chủ lực, huyện Đakrông đã triển khai nhiều giải pháp thích ứng và hiệu quả. Đối với giống chuối lùn, huyện đã thông qua nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân khôi phục và phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, tập trung và trở thành loại cây trồng hàng hóa, tạo việc làm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Đến nay, tổng diện tích chuối lùn trên địa bàn huyện là khoảng 80 ha với gần 101 hộ sản xuất; năng suất chuối đạt 36 tạ/ha; đem lại thu nhập bình quân 144 triệu đồng/ha. Hiện nay, chính quyền địa phương các xã: Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao, Húc Nghì... đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cây chuối lùn bản địa; hướng dẫn người dân mở rộng diện tích và ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng hướng đến xây dựng thành sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Đakrông.

Bên cạnh đó, UBND huyện Đakrông cũng đã phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Mô hình trồng chuối lùn bản địa” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2021 - 2025. Dự án được triển khai tại bản Ra Ró (xã A Vao), bản A La (xã A Ngo) với 22 hộ dân tham gia; tổng kinh phí 470 triệu đồng.

Theo đó, tại bản Ra Ró tiến hành hỗ trợ 2.468 cây chuối lùn bản địa giống; 4.441 kg phân các loại; 1.175 kg vôi bột. Tại bản A La tiến hành hỗ trợ 2.400 cây chuối lùn bản địa giống; 4.536 kg phân các loại; 1.200 kg vôi bột. Mục tiêu của dự án là mở rộng diện tích trồng cây chuối lùn bản địa trên địa bàn xã A Vao, A Ngo nhằm tạo nên vùng sản xuất, cung cấp cây giống cho huyện Đakrông.

Huyện Đakrông cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ về việc cho phép sử dụng địa danh “Tà Rụt” và xác nhận bản đồ khu vực địa lý để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chuối lùn vùng Tà Rụt”; kế hoạch hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Chuối lùn vùng Tà Rụt”.

Đối với giống lúa nếp than, để bảo tồn cũng như nâng cao giá trị kinh tế, thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135, vụ hè thu 2019, huyện Đakrông đã hỗ trợ 11 hộ dân ở xã Tà Long xây dựng mô hình trồng lúa nếp than trên chân ruộng thường xuyên thiếu nước. Giống lúa nếp than đã cho năng suất 38 - 39 tạ/ha.

Đến nay, có khoảng 20 hộ dân ở bản Tà Lao, Ly Tôn (xã Tà Long) tiếp tục mở rộng diện tích trồng lúa nếp than. Tại xã A Ngo, vụ hè thu 2021, huyện Đakrông đã hỗ trợ người dân xây dựng mô hình trồng giống lúa nếp than thí điểm trên diện tích 0,25 ha cạnh công trình thủy lợi Kỳ Xay (bản A Đeng), cho năng suất 40 tạ/ha. Sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình đã mang lại lợi nhuận cho các hộ dân tham gia khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha.

Vụ đông xuân 2021 - 2022, xã A Ngo mở rộng diện tích trồng lúa nếp than lên khoảng 7 ha với 37 hộ tham gia. Hiện nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2021 - 2025, mô hình trồng lúa nếp than tiếp tục được đầu tư, nhân rộng ở các xã, thị trấn của huyện Đakrông theo hướng thâm canh, tăng năng suất.

Huyện Đakrông cũng đã phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Mô hình trồng lúa nếp than” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn năm 2021 - 2025. Dự án được triển khai tại bản Tà Lao, Pa Hy (xã Tà Long), A Đeng (xã A Ngo) với 54 hộ dân tham gia; tổng diện tích 22,25 ha; tổng kinh phí gần 748 triệu đồng.

Với mục tiêu mở rộng diện tích ra các thôn, bản trên địa bàn huyện Đakrông; khôi phục, duy trì, bảo tồn giống lúa nếp than; định hướng giống lúa nếp than là giống lúa bản địa chủ lực trong chủ trương phát triển giống lúa hàng hóa; tạo nên vùng sản xuất nếp than trên chân ruộng nước và hướng đến việc xây dựng thành sản phẩm OCOP chủ lực của huyện; góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.

Huyện Đakrông cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ về việc cho phép sử dụng tên địa danh “Đakrông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nếp than Đakrông”. Vùng nguyên liệu sản xuất sản phẩm “Nếp than Đakrông” được xác định tại 13 xã, thị trấn gồm xã Hướng Hiệp, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Mò Ó, Đakrông, Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao và thị trấn Krông Klang.

Đối với giống lợn Vân Pa, đây là giống lợn đặc trưng của khu vực miền núi, rất phù hợp với điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng của đa số người dân trên địa bàn. Định hướng của huyện Đakrông trong phát triển chăn nuôi giống lợn Vân Pa giai đoạn năm 2022-2025, sẽ hình thành các cơ sở chăn nuôi lợn Vân Pa nhằm cung cấp con giống cho người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, người dân có xu hướng phát triển chăn nuôi lợn Vân Pa theo hướng gia trại vừa cung cấp con giống, vừa cung cấp thịt đảm bảo chất lượng ra thị trường.

Hải An

Tin liên quan:
  • Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông
    Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP vào siêu thị, cửa hàng nông sản

    Hệ thống siêu thị, các cửa hàng nông sản là kênh trưng bày, phân phối, tiêu thụ hàng hóa ổn định, đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng bảo đảm. Do đó, cùng với việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm đưa sản phẩm OCOP vào tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng nông sản trên địa bàn tỉnh để người dân, khách du lịch biết đến rộng rãi, tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm này.

  • Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông
    Đưa sản phẩm OCOP đến với mọi nhà

    Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP ngày càng nhiều hơn, thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp cũng như kế hoạch về phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông
    Xây dựng sản phẩm OCOP từ nguyên liệu bản địa

    Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) là hoạt động được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Thông qua việc chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển chuỗi liên kết giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinhthái, nông nghiệp hữu cơ, hình thành các sản phẩm tích hợp đa giá trị, nhiều hội viên phụ nữ đã phát triển thành công các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP.


Hải An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kéo lưới rùng cùng ngư dân

Kéo lưới rùng cùng ngư dân
2024-12-27 05:25:00

QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...

Thu nhập cao từ nuôi bồ câu

Thu nhập cao từ nuôi bồ câu
2024-01-11 05:10:00

QTO - Không đầu tư nhiều vốn cũng không mất nhiều công chăm sóc song mô hình nuôi bồ câu của gia đình cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Đán (sinh năm 1963), ở...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long