Cập nhật:  GMT+7

Xây dựng quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Điều này đã giúp nền kinh tế của địa phương ổn định, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, đi kèm với quá trình phát triển, tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT).

Xây dựng quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường

Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T

Để đạt được mục tiêu BVMT và phát triển bền vững cần phải tăng cường các giải pháp về BVMT nhằm cân bằng và hài hòa các hoạt động phát triển và môi trường tự nhiên. Đặc biệt là trong quá trình CNH, HĐH, không chỉ có tài nguyên môi trường bị khai thác liên tục mà chính môi trường đã trở thành nơi chứa đựng mọi loại chất thải, dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng không thể phục hồi.

Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch và phương án BVMT với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030 nhằm mục tiêu hạn chế suy thoái tài nguyên, ngăn chặn về cơ bản tốc độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao; đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân là hết sức cần thiết và cấp bách.

Hiện nay, các hoạt động phát triển đều có phát sinh chất thải và gây áp lực làm suy thoái môi trường. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là các điểm nóng về môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các hoạt động về công nghiệp như khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm nghiệp, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và nguồn lợi từ biển...vẫn chưa được giải quyết triệt để là thách thức lớn đối với công tác BVMT.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, thuốc BVTV sau khi được sử dụng một phần sẽ ngấm, tích tụ trong môi trường đất cùng với các khoáng chất khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh vật làm cho đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất. Bên cạnh đó, quá trình mặn hóa và đất chua phèn hóa tập trung các vùng đất ven biển; quá trình feralit hóa kết đá ong xảy ra phổ biến ở các vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng, xảy ra do đặc điểm của quá trình thành tạo đất làm cho đất trở nên yếu kết cấu và nghèo dinh dưỡng.

Các hoạt động sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều nước thải và chất thải rắn nhưng không được thu gom và xử lý đúng quy định, thải trực tiếp vào đất sẽ gây ô nhiễm đất ở khu vực xung quanh. Đây là điều đáng lo ngại bởi trên địa bàn tỉnh hiện nay nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo quy định.

Mặt khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân tán theo vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở nằm giữa các khu dân cư chưa được di dời nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (trong đó có môi trường đất) và sức khỏe con người.

Đặc biệt là việc xả thải các nguồn nước thải không đảm bảo ra ngoài môi trường đã ảnh hưởng lớn đến nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt trên một số sông, hồ. Trong đó, sông Sa Lung (Vĩnh Linh) là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Doanh nghiệp tư nhân Trần Dương, Công ty TNHH MTV Đức Hiền, Nhà máy cao su Bến Hải; hồ Khe Chè (Hải Lăng) là nơi tiếp nhận nước thải đô thị, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp (các nhà máy sản xuất có phát sinh nước thải trong Cụm công nghiệp Diên Sanh); hồ Đại An (Đông Hà) tiếp nhận một phần nước thải đô thị; khu vực Bàu Bàng, kênh mương Hà Thanh (Gio Linh)... đã gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn.

Để tăng cường công tác BVMT trong thời gian tới, cần có quy hoạch phân vùng môi trường của tỉnh theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm các sông, hồ cấp nước sinh hoạt sông Đakrông, suối Xaranh và hồ Tân Độ, sông Sê Pôn, hồ thủy điện Rào Quán, hồ Lìa, sông Vĩnh Phước và hồ Ái Tử, hồ Tích Tường, sông Thạch Hãn và hồ Trấm, sông Nhùng, sông Ô Lâu, sông Sa Lung và hồ La Ngà, sông Hiếu, sông Thác Ma.

Bên cạnh quy hoạch, phân khu để xây dựng phương án bảo vệ thì trong hoạt động sản xuất cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, các mô hình BVMT tiên tiến để BVMT và phát triển bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường để chuyển biến thành hành động trong BVMT. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp nhằm hài hòa giữa BVMT và phát triển kinh tế bền vững tại các khu vực công nghiệp trọng điểm như khu kinh tế, khu công nghiệp, các khu phát triển đô thị, khu du lịch.

Những năm qua và trong định hướng sắp tới, tỉnh đã xác định phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với BVMT bền vững. Đây là định hướng đúng đắn, sẽ có tác động tích cực đến quá trình phát triển của địa phương.

Tân Nguyên

Tin liên quan:
  • Xây dựng quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường
    Chú trọng bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

    Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào rộng lớn, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với vai trò, nhiệm vụ của mình, các sở, ban, ngành đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí liên quan.

  • Xây dựng quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường
    Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường

    Sáng nay 8/8, tại TP. Đông Hà, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT). Tham gia hội nghị có hơn 120 cán bộ, hội viên, tuyên truyền viên cơ sở thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.

  • Xây dựng quy hoạch dài hạn về bảo vệ môi trường
    Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

    Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững KT- XH. Bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân có vai trò quan trọng. Với quan điểm BVMT phải lấy bảo vệ sức khỏe của Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, những năm qua, công tác quản lý nhà nước về BVMT được tỉnh Quảng Trị đặc biệt chú trọng thực hiện. Trong đó ưu tiên chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường.


Tân Nguyên

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
2024-12-13 05:05:00

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Thu nhập cao từ nuôi bồ câu

Thu nhập cao từ nuôi bồ câu
2024-01-11 05:10:00

QTO - Không đầu tư nhiều vốn cũng không mất nhiều công chăm sóc song mô hình nuôi bồ câu của gia đình cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Đán (sinh năm 1963), ở...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long