{title}
{publish}
{head}
Sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn, đến thời điểm hiện tại, ngư dân trên địa bàn tỉnh đang rộn ràng “mở biển” với mong ước một năm sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.
Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Trị “trúng đậm” cá bè vàng trong những chuyến biển đầu năm 2024 -Ảnh: H.A
Bãi biển thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng từ sáng sớm đã rộn ràng tiếng cười nói của ngư dân “mở biển” trở về cũng như thương lái, người thân đón chờ ở bờ biển. Đang thoăn thoắt gỡ từng con ghẹ xanh ra khỏi vàng lưới để vào thùng xốp bán cho thương lái, ngư dân Võ Viết Thắng (55 tuổi) ở thôn Mỹ Thủy phấn khởi cho biết, thời tiết những ngày sau tết Nguyên đán rất thuận lợi nên ngư dân vùng biển bãi ngang đều tranh thủ ra khơi. Thuyền của gia đình ông ngay từ ngày mồng 3 Tết đã cùng bạn thuyền ra khơi đánh bắt thủy, hải sản bằng nghề lưới ghẹ. Từ ngày ra khơi “mở biển” đến nay, thuyền của gia đình ông có nguồn thu nhập bình quân từ 1 - 2 triệu đồng/chuyến biển từ nghề lưới ghẹ.
Có thể thấy, nghề truyền thống đánh bắt thủy, hải sản ven bờ của ngư dân xã Hải An đã được duy trì hiệu quả từ xưa cho đến nay, nhờ đó, đã tạo được nguồn thu nhập ổn định. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán, nhiều ngư dân xã Hải An đã chịu khó bám biển nên đã có nguồn thu nhập khá cao để cải thiện đời sống. Ngay từ những chuyến biển đầu năm, nhiều ngư dân đã đánh bắt được nhiều loại thủy, hải sản có giá trị cao như ghẹ xanh, ghẹ sao, mực nang, sứa... Mặc dù sản lượng đánh bắt không nhiều nhưng bù lại giá bán cao hơn so với bình thường nên ngư dân rất phấn khởi bước vào mùa biển mới.
Từ ngày mồng 3 tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều ngư dân xã Gio Hải, huyện Gio Linh đã tất bật cho chuyến đánh bắt thủy, hải sản đầu năm. Ngư dân Nguyễn Minh Thế (49 tuổi) ở Thôn 5, xã Gio Hải cho biết, theo quan niệm của ngư dân vùng biển thì chuyến “mở biển” đầu năm có ý nghĩa quan trọng, mang đến một sự khởi đầu suôn sẻ, một năm mới sóng yên biển lặng, đời sống ấm no nên ngư dân xã Gio Hải đã “mở biển” từ ngày mồng 3 tết Nguyên đán.
Riêng trong ngày 17/2 (nhằm ngày mồng 8 tháng Giêng, nhiều ngư dân ở Thôn 5 trong đó có thuyền của gia đình ông vừa trúng đậm mẻ cá trích với thu nhập vài triệu đồng sau chuyến ra khơi. Từ 3 - 4 giờ sáng, ông Thế đã dong thuyền ra khơi thả lưới rủ đánh bắt cá trích. Đến khoảng 8 giờ sáng, khi bắt đầu kéo vàng lưới rủ lên đã thấy cá trích mắc trắng cả lưới. Ông nhanh chóng thu lưới lên thuyền đưa vào bờ rồi huy động người nhà để gỡ cá trích bán cho thương lái với sản lượng gần 4 tạ cá trích, giá giao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Được biết, chỉ trong ngày 17/2, ngư dân trên địa bàn xã Gio Hải với khoảng 10 thuyền ra khơi làm nghề lưới rủ cá trích đã đánh bắt được khoảng 2 - 3 tấn cá trích. Trên địa bàn xã Gio Hải hiện có khoảng 200 tàu, thuyền đánh bắt thủy, hải sản, trong đó có 12 tàu đánh bắt xa bờ. Dự kiến kế hoạch năm 2024, ngư dân xã Gio Hải đánh bắt thủy, hải sản đạt sản lượng khoảng 1.850 tấn các loại.
Không chỉ ngư dân vùng biển bãi ngang, hàng chục tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân các xã Triệu An, huyện Triệu Phong; xã Gio Việt và thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã bắt đầu tập trung tại Cảng cá Cửa Việt để bốc xếp ngư lưới cụ, lương thực, tiếp thêm nhiên liệu... tranh thủ thời tiết thuận lợi vươn khơi bám biển từ ngày mồng 4 tháng Giêng.
Ngư dân Dương Văn Diệt ở thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh là chủ tàu đánh bắt xa bờ số hiệu QT - 93331 TS, công suất 400 CV cho biết, những ngày giáp tết Nguyên đán, ngư dân xã Gio Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh “trúng đậm” cá bè vàng, cá duội cùng nhiều loại thủy, hải sản khác. Từ ngày mồng 4 tháng Giêng đến nay, nhiều tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân xã Gio Việt đã ra khơi “mở biển” đầu năm.
Có nhiều chuyến biển đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường xung quanh đảo Cồn Cỏ cập bến với sản lượng từ 1 - 4 tấn cá bè vàng, cá duội, cá cơm. Riêng tàu đánh bắt xa bờ của ông Dương Văn Diệt trước tết Nguyên đán đánh bắt được hơn 3 tấn cá duội bán cho thương lái, thu nhập gần 50 triệu đồng. Ngày mồng 6 tháng Giêng, tàu của ông Diệt bắt đầu chuyến “mở biển” đầu năm. Sau vài chuyến biển, tàu của ông có nguồn thu nhập vài chục triệu đồng/chuyến biển từ nghề pha xúc.
Phó Chủ tịch UBND xã Gio Việt Hoàng Thị Thu Thủy cho biết, dự kiến đến ngày 16 tháng Giêng, ngư dân xã Gio Việt mới chính thức làm lễ “mở biển”. Nhưng nhờ thời tiết thuận lợi nên nhiều tàu, thuyền của ngư dân xã Gio Việt ra khơi đánh bắt thủy hải sản từ mồng 4 tháng Giêng. Hiện xã Gio Việt có 128 tàu, thuyền khai thác và dịch vụ thủy sản với tổng công suất 19.054 CV.
Từ ngày 17/1 đến nay, ngư dân địa phương trúng đậm cá bè vàng, cá duội... Bình quân mỗi chuyến biển (kéo dài từ 1 - 3 ngày), mỗi tàu đánh bắt được từ 1 - 7 tấn cá. Với giá bán khoảng 70.000 đồng/kg cá bè vàng; từ 14.000 - 15.000 đồng/kg cá duội đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho ngư dân. Tháng 1/2024 đến nay, sản lượng đánh bắt thủy, hải sản của xã Gio Việt đạt hơn 700 tấn.
Dọc theo miền biển trong những ngày đầu năm mới cảm nhận được không khí hồ hởi, hăng say lao động của ngư dân quanh năm “ăn sóng, nói gió” trong mùa “mở biển”. Tùy vào vùng biển bãi ngang hay cửa lạch cũng như ngành nghề đánh bắt thủy, hải sản để các chủ tàu, thuyền chọn ngày làm lễ “mở biển” đón “lộc biển” đầu năm. Lễ “mở biển” có thể đơn giản là chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm cần thiết và thắp hương khấn vái thần đất, thần biển... rồi nổ máy ra khơi thả lưới lấy may đầu năm.
Cũng có nơi lễ “mở biển” được tổ chức trang trọng với việc rước thần biển, cá Ông linh thiêng vào đình làng. Từ sáng sớm tinh mơ của một “ngày tốt” được ấn định, các vị bô lão, người có uy tín cùng đông đảo ngư dân trong làng tề tựu về đình làng để làm lễ cúng thổ thần đất đai. Sau đó, các vị bô lão, người có uy tín sẽ lên tàu, thuyền ra biển (cách bờ khoảng 1 - 2 hải lý) để làm lễ rước thần biển, cá Ông về đình làng.
Tiếp đó là lễ cúng tạ ơn thần biển, cá Ông tại đình làng để khẩn cầu được bình yên trong những chuyến ra khơi của ngư dân. Sau lễ cúng thần biển, cá Ông, tất cả ngư dân trong làng sẽ tùy theo điều kiện của từng gia đình để làm lễ cúng thuyền, cúng bến trước khi thực hiện chuyến khởi hành “mở biển” đầu năm. Tất cả đều thể hiện ước nguyện, mong cầu những chuyến “mở biển” đầu năm bình an, may mắn, hiệu quả.
Hải An
QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...
QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu...
QTO - Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng, thời gian qua, huyện Gio Linh đã triển khai đồng bộ nhiều...
QTO - Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Lê Hồng ở thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chúng tôi mới cảm nhận được ý chí và nghị lực vươn lên phát...
QTO - Trong những ngày tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng kiểm lâm, cán bộ khu bảo tồn, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh vẫn luôn thường trực 24/24 giờ,...
QTO - Thông qua sự hỗ trợ của Báo Tuổi Trẻ và Công ty Cổ phần GREENFEED, nhiều hộ gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các xã Vĩnh Tú, Vĩnh...
QTO - Với quyết tâm cao, nỗ lực vượt bậc, chủ động, sáng tạo lựa chọn những giải pháp có trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo từng bước hoàn thiện cơ...
QTO - Những năm qua, huyện Cam Lộ tập trung huy động các nguồn lực, kết hợp nhiều chương trình, dự án để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu, đẩy...
QTO - Vào ngày 2/1/2024, trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, tại công trình đầu mối hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, Công ty...
QTO - Ông NGUYỄN TRƯỜNG KHOA, Giám đốc Sở Công thương trả lời phỏng vấn
QTO - Hiện nay, các quy trình, thủ tục để triển khai Dự án xây dựng hệ thống băng chuyền vận tải than đá từ Lào về Việt Nam qua CKQT La Lay đang được gấp...
QTO - Thời gian qua, các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã tích cực triển khai có hiệu quả cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng...